Da tróc lở, bật máu vì bệnh chàm, người phụ nữ tạo nên bất ngờ lớn nhờ dũng cảm từ bỏ một loại thuốc và tắm 2 lần một tuần
Một phụ nữ bị bệnh chàm đã chia sẻ bộ ảnh biến đổi đáng kinh ngạc sau 7 tháng thực hiện các quyết định của mình.
Stephanie Meredith, 32 tuổi, đã vật lộn với bệnh chàm từ khi còn nhỏ và luôn phải điều trị bằng steroid. Nhưng vào 9/2018, bệnh chàm bùng phát không kiểm soát trên khắp khuôn mặt và cơ thể cô.
Mong muốn lấy lại sức khỏe cho làn da, Stephanie đã đi khám vô số lần, 2 lần tư vấn riêng và 2 lần tới phòng cấp cứu vì làn da đỏ, thô ráp của mình. Với mỗi lần đi khám như vậy, Stephanie đều được kê toa kem bôi chứa steroid với liều lượng ngày càng cao. Sau này, cô cho rằng đó chính là thứ làm cho bệnh chàm của cô trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh chàm đeo bám
Stephanie nhớ lại: “Khi trưởng thành hơn, tôi càng phiền lòng hơn vì bệnh chàm – nó xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.
Tôi thường xuyên lo lắng, căng thẳng về việc các sản phẩm tôi dùng hoặc thực phẩm đã ăn có thể gây bùng phát chàm như thế nào. Các bác sĩ đều nói với tôi rằng tôi phải sống với nó cả đời. Không thể chữa khỏi bệnh này, cách duy nhất để kiểm soát là dùng kem chứa steroid và kem dưỡng ẩm. Tôi cảm thấy như đó là một gánh nặng mà tôi phải gánh suốt đời và chỉ có thể chấp nhận mình có làn da xấu xí”.
Về tình trạng bệnh của Stephanie, các bác sĩ khác nhau đưa ra các chẩn đoán khác nhau. Có bác sĩ nói cô bị viêm da tiết bã, bác sĩ khác lại nói bị chàm da và thậm chí còn gợi ý rằng cô có thể bị bệnh ban đỏ Lupus. Các kết quả xét nghiệm máu của cô luôn là “bình thường”.
Ngừng bôi steroid và điều kì diệu đã đến
Năm 2019, Stephanie quyết định chia sẻ về bệnh chàm của mình với 43.000 người theo dõi trên Instagram. Một người trong số đó khuyên cô nên xem bộ phim tài liệu Preventable trên YouTube để hiểu hơn về kem bôi chứa steroid.
Chính thời điểm đó, Stephanie đã từ bỏ hoàn toàn steroid và quyết định chỉ tắm 2 lần một tuần để làn da được nghỉ ngơi.
Kể từ khi ngưng thuốc chứa steroid, Stephanie cũng ngừng sử dụng các sản phẩm làm đẹp và chỉ dùng xà bông sữa lừa để làm sạch da mặt. Cô chia sẻ:
“Thành thật mà nói, tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng tôi cũng biết điều gì khiến làn da trở nên tồi tệ như vậy. Tôi lập tức biết rằng sẽ không dùng lại các loại kem chứa steroid và tôi muốn để cho da mình tự lành. Nhưng tôi cũng cảm thấy thật ngu ngốc khi đã không nhận ra chính loại kem tôi được kê đơn là thủ phạm gây ra mọi vấn đề.
Video đang HOT
Tôi nhận thấy hiệu quả tức thì khi dừng thoa kem chứa steroid và bắt đầu giai đoạn tổn thương da do ngừng bôi steroid. Trong tuần đầu tiên, làn da của tôi trông đã khác biệt, rất khác biệt. Điều đó càng khiến tôi chắc chắn rằng, steroid là vấn đề gốc rễ. Bởi khi không dùng thuốc, da tôi biến chuyển rất nhanh, từ xấu sang rất xấu.
Tôi nghĩ điều khó khăn nhất đối với tôi là đã sử dụng một loại thuốc suốt đời và cứ đinh ninh nó hiệu quả. Nhưng thực tế nó lại làm cho tình trạng da ban đầu của tôi trở nên tồi tệ đến mức tôi không thể làm việc, không thể tự chăm sóc bản thân, phải sống một mình. Nó phá hủy da đến mức tôi không nhận ra mình trong gương suốt nhiều tháng.
Tổn thương da do ngừng bôi steroid làm đảo lộn cuộc sống của tôi chỉ sau một đêm. Nhưng tôi biết, nếu không trải qua chuyện này, tôi sẽ là tù nhân trong suốt quãng đời còn lại của mình, vì tôi không còn bị chàm nữa mà là bị nghiện steroid.
Giờ đây, sau 7 tháng không dùng steroid, tôi thấy có sự cải thiện rõ rệt ở làn da, điều này khiến tôi rất yên tâm.
Vẫn còn rất nhiều khó chịu và tôi còn một chặng đường dài trước khi có thể nói rằng mình khỏi bệnh. Nhưng tôi cảm thấy tốt hơn nhiều so với khi sử dụng steroid. Tôi có thể thấy một sự khác biệt lớn với làn da của mình, mặc dù nó vẫn còn xa so với mong muốn và yêu cầu của tôi”.
Thông điệp về các loại kem chứa steroid
Mặc dù không phải lúc nào cũng hài lòng với vẻ ngoài của mình, Stephanie tin rằng sự hồi phục của cô đã ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống.
“Đôi khi thật khó để chấp nhận ngoại hình của mình rồi không thể trang điểm và đi ra ngoài, sống một cuộc sống bình thường. Nhưng nó đã dạy tôi phải yêu bản thân mình rất nhiều và chấp nhận tôi là ai dù ngoại hình có thế nào.
Đây cũng là cơ hội để tôi lan truyền nhận thức về sự nguy hiểm của kem chứa steroid thông qua mạng xã hội của tôi và giúp đỡ những người khác đang phải vật lộn với các vấn đề tương tự về da.
Tôi đã có thể cho mọi người thấy rằng, gặp vấn đề cũng chẳng sao và còn có nhiều thứ ý nghĩa khác đối với chúng ta hơn là vẻ bề ngoài.
Tôi đã nhận rất nhiều tin nhắn cảm ơn từ nhiều người. Họ nói rằng nhờ sự trung thực và vô tư của tôi mà họ hiểu ra nhiều điều. Tôi thực sự tin rằng tri thức là sức mạnh”.
Bệnh chàm là gì và các triệu chứng?
Còn có tên viêm da, chàm là một tình trạng da khô phổ biến. Mặc dù thông thường, rất hiếm khi hai người mắc phải các triệu chứng và khó chịu giống nhau. Đó là một điều kiện rất đa dạng và xuất hiện dưới nhiều dạng thức.
Mặc dù thực tế nó gây cảm giác ngứa đôi khi đến mức không thể chịu đựng được, tình trạng này không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, bạn không thể lây bệnh từ một người đang trong giai đoạn bùng phát.
Trong trường hợp nhẹ, da bệnh nhân bị khô, bong vảy, đỏ và ngứa. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện vết loét và chảy máu.
Cảm giác thôi thúc muốn được gãi những chỗ ngứa liên tục có thể khiến da bị rách, chảy máu và cũng khiến nó dễ bị nhiễm trùng.
Những tổn thương khi mắc bệnh chàm và cách điều trị phù hợp
Chàm tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh này cũng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh chàm và có nhiều loại chàm như chàm thể tạng, chàm đồng tiền, chàm tiếp xúc. Bệnh sẽ xuất hiện theo từng đợt và hay tái phát lại dai dẳng gây ra sự bất tiện cho những người mắc bệnh.
1. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm
Những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh chàm chính là nổi hồng ban, xuất hiện nhiều chùm nước ở các vùng nếp gấp da như: nếp gấp khuỷu tay, nếp gấp cổ, bẹn, nách, cẳng chân,... Những hạt mụn nước khi vỡ ra sẽ khô dần, đóng mài sau đó bong vảy.
Khi mắc bệnh chàm, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, kèm theo những triệu chứng như viêm mũi dị ứng và hen.
Ngoài ra, nếu người thân của bạn mắc bệnh chàm thì nguy cơ bạn mắc loại bệnh này cũng sẽ cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt đối với những trường hợp có cơ địa dễ dị ứng cũng có thể gây ra hiện tượng bùng phát đợt chàm cấp tính.
Dấu hiệu bệnh chàm - Ảnh Internet
Không chỉ thế, trẻ em có sức đề kháng kém, người mắc bệnh hen suyễn, ăn uống thiếu cân bằng hoặc những trường hợp bị viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh chàm.
2. Những tổn thương thường gặp
Được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng với những đặc điểm như nổi hạt mụn nhỏ, ngứa ngáy, loét. Nguyên nhân của bệnh chàm hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể do cơ thể bị dị ứng hoặc khi tiếp xúc với những hóa chất như cao su, bột giặt, kim loại,... gây ra bệnh chàm. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh chàm xuất hiện.
Đối với những trường hợp có cơ địa dễ dị ứng và có cả yếu tố di truyền bệnh chàm thì khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Những nốt chàm ở tay có thể được hình thành bởi sự ảnh hưởng của các loại hóa chất như nước tẩy rửa, bột giặt,... Tình trạng bệnh sẽ hết khi bạn không còn tiếp xúc với hóa chất nữa.
Có một số loại chàm phổ biến như:
Chàm thể tạng: Đây là trường hợp thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa giãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích ứng, nổi mẩn và chân bị phù.
Chàm đồng tiền: Là hình dáng vết chàm dạng tròn giống như đồng tiền. Loại tràm này thường gặp ở người lớn, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, da bong vảy thành từng mảng.
Các vết chàm đồng tiền - Ảnh Internet
3. Điều trị chàm
Hiện nay, việc điều trị bệnh chàm còn là 1 vấn đề khó khăn. Những loại thuốc để điều trị bệnh có tác dụng chủ yếu đó là kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng viêm da. Khi xuất hiện những tổn thương mới trên da, thuốc sẽ có tác dụng làm giảm bớt tình trạng đó.
Để điều trị chàm hiệu quả, bạn cần đến gặp các bác sĩ bởi cần có một phác đồ điều trị hợp lý. Tùy theo độ tuổi cũng như mức độ tổn thương của bệnh gây ra mà bác sĩ sẽ có những phương án phù hợp nhất.
Đối với những trường hợp chàm xuất hiện kèm theo viêm da mủ, lúc này bạn cần được điều trị chống bội nhiễm bằng cách uống kháng sinh và sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh. Ngoài ra cũng có thể dùng kháng sinh dạng thuốc nở như cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin.
Lưu ý để điều trị chàm hiệu quả đó là trong lúc tắm rửa bạn cần tránh chà xát, cào gãi mạnh gây tổn thương lên da. Đồng thời cũng tránh việc tắm bằng xà phòng nơi xuất hiện chàm.
Những người mắc bệnh chàm cần tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây ra bệnh để có thể hạn chế tối đa nguy cơ hình thành bệnh.
Việc dùng thuốc điều trị chàm cần phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Không nên quá lo lắng và tự ý điều trị bệnh tránh việc thúc đẩy bệnh ngày càng nặng hơn.
Nắng Mai
Nguy cơ gãy xương gia tăng ở người mắc bệnh chàm Kinda E. Lowe - nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn (Anh) cùng các cộng sự đã công bố báo cáo về sự gia tăng rõ ràng nguy cơ gãy xương ở những người trưởng thành bị viêm da cơ địa (chàm). Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu nghiên cứu...