Da trâu muối chua – Món ngon bản Thái đẫm hương vị núi rừng Sơn La
Da trâu muối chua là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Thái ở Sơn La. Da trâu muối chua – Đặc sản của người Thái Sơn La
Da trâu tưởng chừng chỉ để kéo mặt trống nhưng đây lại là món đặc sắc của bà con ở Sơn La. Da trâu muối chua chính là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người dân tộc Thái ở Sơn La. Nhưng giờ đây, nhờ vị giòn sần sật, bùi chua, hương vị thơm lạ mà da trâu muối chua xuất hiện khá nhiều ở dưới xuôi, làm món ngon trên bàn ăn của nhiều thực khách.
Da trâu muối chua là món ăn phụ, món ăn vặt, lai rai trên bàn ăn. Và món này cực kỳ “ăn rơ” với bia lạnh. Bởi thế, da trâu muối chua rất được ưa chuộng trong các nhà hàng ẩm thực xứ Tây Bắc.
Da trâu muốn muối chua ngon phải là loại trâu non, da mới vừa độ. Trâu già phần da sẽ quá cứng, muối lên ăn không có độ giòn xốp ưng ý. Công thức muối da trâu có lẽ nhiều người ở Sơn La biết, nhưng không ai cũng có bí quyết đặc trưng để làm dậy mùi của da trâu. Người Thái có bí quyết muối “đỉnh” lắm. Họ dùng nước măng chua.
Trâu có thể xuất hiện quanh năm nhưng da trâu muối không phải lúc nào cũng có. Bởi công thức dùng nước măng chua để da trâu nhanh ngấu khi muối, nên việc muối da trâu sẽ phụ thuộc vào các vụ măng muối.
Trong và sau mùa hái măng rừng là măng chua khô, nhiều bà con để dành nước măng chua để tiện muối da trâu. Còn lại những khoảng thời gian khác trong năm thì cũng khó tìm được. Trên bản người ta lại không dùng chanh để tạo độ chua khi muối đồ ngon.
Món da trâu muối chua là món ăn quen thuộc trong ngày Tết của đồng bào người Thái ở Sơn La. Đây không chỉ là món ăn dân dã mà còn khắc họa được nét ẩm thực vùng đặc trưng của Sơn La.
Video đang HOT
Để muối được da trâu ngon, khi người ta ngả trâu để lấy thịt gác bếp, phần da trâu non ngon nhất sẽ dành để muối. Trước khi muối da trâu, cần sơ chế làm sạch phần lông và da đen. Việc này cũng khá cầu kỳ. Người Thái đun nước sôi, cho nắm tro vào, nhúng qua da trâu rồi cạo bỏ phần lông da đen bên ngoài.
Sau đó, da trâu được rửa thật kỹ và mang luộc đến khi mềm nhưng không nhũn. Thông thường, trâu non thì luộc khoảng 1 đến 2 tiếng là được. Nhưng trâu già thì phải lâu hơn thế nữa. Khi da trâu mềm, vớt ra và thái miếng mỏng.
Các nguyên liệu cần thiết còn lại là tỏi, ớt, muối và riềng, nhiều nơi có thêm thính gạo rang giã nhỏ. Nhưng trong công thức này không cần thính gạo rang mà chỉ cần nước măng chua.
Xếp da trâu vào lọ và đổ tỏi băm, ớt, riềng đã thái nhỏ lên trên. Nước măng chua được pha chế cho vừa đủ lượng da trâu. Đun sôi để âm ấm. Đổ nước măng chua vào cho ngập hết da trâu.
Da trâu muối chua để đến ngày thứ hai là miếng da đã căng trắng, nở đều, nhìn rất ngon.
Món da trâu muối chua dễ ăn, bùi bùi, giòn giòn, sần sật rất hấp dẫn. Nếu như không dùng nước măng chua mà dùng nước đun sôi để nguội thì khoảng một tuần là món da trâu muối chua có thể sử dụng được.
Khi bày biện ra mâm, bạn có thể trộn da trâu cùng rau mùi thái nhỏ với chút thính gạo rang giã nhỏ cũng sẽ rất thơm. Da trâu muối chua có thể dùng kèm với nước chấm pha từ hạt dổi và mắc khén.
Chúc bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với món da trâu muối chua nhé!
Bọ xít rang Sơn La thách thức tín đồ ẩm thực
Bọ xít rang Sơn La khi nghe qua, chắc nhiều người tự hỏi: Làm sao ăn được món đó? Tuy nhiên bọ xít rang lại trở thành món ăn đặc sản Sơn La khá độc và lạ.
Nghe có vẻ không hấp dẫn lắm vì nếu chưa một lần thử thì chắc món bọ xít rang nước măng chua không phải ai cũng dám ăn. Nhưng nếu có điều kiện, bạn hãy một lần thử món ăn này để biết lý do tại sao người ta lại gọi món ăn này là đặc sản Sơn La.
Bọ xít rang Sơn La thách thức tín đồ ẩm thực
Bọ xít Sơn La:
Vào đầu tháng 5, đồng bào dân tộc Thái trắng ở bản Cao Đa I (xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) cầm trên tay những chiếc xô, cái chậu cùng nhau lên vườn nhãn bắt những con bọ xít non về chế biến thành các món ăn khoái khẩu như: bọ xít rang lá chanh, bọ xít xào măng chua... khiến bất cứ du khách nào khi được thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.
Đầu tháng 5 dương lịch, bọ xít non thường xuất hiện nhiều ở các vườn nhãn
Cách chế biến bọ xít rang Sơn La:
Cách chế biến bọ xít rang này tương đối cầu kỳ và phức tạp. Để khử hết mùi của của bọ xít, thì phải thả vào chậu nước muối loãng một lát cho chúng phun bớt tuyến hôi. Sau đó, lại ngâm và rửa sạch trong nước măng chua một lượt nữa (nước măng chua là một loại nước khử mùi tanh, hôi cực kỳ hiệu quả, được sử dụng rất nhiều ở Sơn La trong chế biến thực phẩm).
Tiếp theo, ướp bọ xít trộn đều với gia vị ớt, tỏi, muối, mì chính, nước măng chua ngâm khoảng 5 phút, rồi cho lên chảo rang vàng rộm, bày ra đĩa cùng với lá chanh thái nhỏ.
Sau khi chín mùi hôi của bọ xít hoàn toàn biến mất, thay vào đó là mùi thơm của bọ xít rang và thơm nồng nhẹ của lá chanh mà thôi.
Du khách đến với Sơn La, khi được mời món bọ xít rang măng chua đều rất cảm kích, không chỉ vì đây là món nhậu ngon lạ, mà còn thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Món bọ xít rang với nước măng chua thách thức tín đồ đam mê ẩm thực
Thưởng thức món bọ xít rang Sơn La:
Với những ai đã từng được một lần ăn thử món bọ xít rang ở Sơn La chắc chắn sẽ nhớ mãi cảm giác giòn tan, hương vị rất độc đáo của loại côn trùng này.
Cứ đến mùa hoa vải, hoa nhãn, người ta lại mong muốn được thưởng thức món bọ xít rang giòn tan trong miệng, vị ngọt bùi, beo béo hòa cùng cảm giác tê tê gây kích thích, khiến thực khách bỏ qua sợ hãi ban đầu mà không thể ngừng đũa.
Bọ xít rang thường xuất hiện từ đầu tháng 4 - cuối tháng 7, được bà con dân tộc Thái bày bán ở nhiều chợ thực phẩm trong tỉnh như: Chợ Nong Đúc, chợ Nà Si, chợ Cóc... bán với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/lạng.
Du khách có thể mua về làm quà biếu bạn bè và người thân, để cùng nhau thưởng thức món ăn đặc sản độc lạ này.
Món từ bọ xít luôn được nhiều du khách lựa chọn làm món nhậu
Da trâu - Món ăn độc đáo ngày Tết Ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã đến . Tuy đại dịch covid vẫn còn phức tạp, nhưng mọi gia đình vẫn đi sắm tết nhộn nhịp. Da trâu khô Tôi lại càng nhớ cái tết xưa ở quê hơn, có món đặc biệt là da trâu, đánh dấu một thời nghèo khó, mà tuổi thơ chắc nhiều người được ăn. Cách đây...