Đã tìm thấy tấm bia xác định là ngôi mộ của vợ vua Tự Đức
Bia cổ của ngôi mộ được cho là của vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc tìm thấy. Thông tin ban đầu xác định, đây là ngôi mộ của một bà vợ của vua Triều Nguyễn.
Khu vực được cho là lăng mộ của vợ vua Tự Đức đã bị đơn vị thi công san ủi hoàn toàn.
Ngày 24.6, ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết trong quá trình xác minh thông tin về việc lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe như người dân địa phương phản ánh, cơ quan chuyên môn và Hội đồng Nguyễn Phước tộc đã tìm được một tấm bia cổ ở khu vực thực hiện dự án.
“Theo nội dung được khắc bằng chữ Hán trên tấm bia, có thể cho biết mộ này là của bà tài nhân họ Lê, thấp hàng thứ 9 trong Cửu giai phi. Gọi là mộ chứ không phải quy mô lớn như tẩm của bậc phi”- ông Hải cho biết.
Hiện, Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao đã lập biên bản vụ việc, đơn vị thực hiện dự án đã tạm dừng thi công.
Trước đó, người dân ở khu vực 3, phường Thủy Xuân, TP. Huế và Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã phản ánh đến báo Dân Việt vụ việc đơn vị thực hiện dự án Bãi đỗ xe lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh đã tiến hành san ủi ngôi mộ của một bà vợ vua Tự Đức. Ông Trần Duy Quế, một người dân sống gần khu vực thực hiện dự án cho biết, người dân đã ngăn cản việc san ủi ngôi mộ nói trên nhưng đơn vị thi công vẫn thực hiện.
Tấm bia của mộ bà tài nhân họ Lê vừa được cơ quan chuyên môn tìm thấy.
Ông Quế cho biết thêm, khi gia đình ông khai hoang thửa đất này thì trên đất đã có lăng mộ này. Ngôi lăng này được xây dựng trên diện tích đất khoảng 40-50m2. Lăng được xây bằng đá và vôi, có cổng hình vòm, phần tường của lăng được xây cao 3-4m. Trước lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối. Người dân trong vùng cho rằng đó là lăng mộ của bà Mỹ Phi- một bà vợ của vua Tự Đức, và cách lăng bà Học Phi (cũng một người vợ khác của vua Tự Đức) không xa.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Tuấn- Giám đốc Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị- đơn vị thực hiện dự án cho biết việc đền bù giải phóng mặt bằng do Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế thực hiện, phía công ty của ông chỉ trả kinh phí. Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế đã tiến hành kiểm kê lăng mộ trên diện tích đất dự án.
Theo Danviet
Bộ sưu tập bảo vật của triều Nguyễn tại Lâm Đồng
Các bảo vật do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác lần đầu được Bảo tàng Lâm Đồng trưng bày phục vụ du khách tham quan, thưởng lãm.
Có 124 bảo vật cung đình triều Nguyễn được cung đình Huế chuyển giao cho bảo tàng Lâm Đồng. Các nhà khoa học cho rằng, các hiện vật có từ cung đình triều Nguyễn, được gia đình Vua Bảo Đại đưa từ Huế vào Đà Lạt sau năm 1945, do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Bộ nấu ăn được sử dụng trong cung đình triều Nguyễn. Đây là quà tặng ngoại giao có xuất xứ từ châu Âu.
Trấn phong làm bằng bạc với các hoa văn rồng uốn lượn xung quanh, chính giữa phía trên nạm ngọc, chữ hán được mạ vàng. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi - "Vạn thọ tứ tuần đại khánh".
Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn.
Chén ngọc dát vàng. "Đây là bộ sưu tập quý hiếm, nhiều hiện vật được xếp vào nhóm độc bản, duy nhất có ở Bảo tàng Lâm Đồng, được chế tác thủ công rất tinh xảo, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật", ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc bảo tàng Lâm Đồng, nói.
Thẻ bài ngọc do vua Khải Định ban cho Hoàng thái tử Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại sau này) mặt trước khắc nổi 4 chữ hán "Khải Định trân bảo", mặt sau khắc nổi 4 chữ "Đông cung Hoàng thái tử".
Muỗng được nạm ngọc, đây là vật dụng quý thường chỉ được sử dụng trong các buổi yến tiệc của cung đình triều Nguyễn. Nhiều đồ vật trong hoàng cung nạm đá quý, bịt vàng, thiếp vàng đều được chạm khắc công phu, hoa văn tinh xảo.
Bình phong bằng gỗ được kết hợp hài hòa với hoạ tiết chạm khắc ngọc ở chính giữa
Nghiên mực bằng ngọc.
Cù lao dùng để nấu nước, do các thành viên trong Ngự xưởng chế tác.
Lọ ngọc dùng để trang trí trong thư phòng cung đình Huế, có xuất xứ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc). Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là vật dụng trong quá trình ngoại giao hoặc buôn bán rồi được đưa vào sử dụng trong nhiều đời vua triều Nguyễn.
Đài sen bằng ngọc.
Ông Phạm Hữu Thọ, giám đốc bảo tàng Lâm Đồng cho biết, bảo tàng sẽ mở cửa phục vụ du khách từ đây cho đến quốc khánh 2/9. Trong thời gian tạm ngưng, bảo tàng sẽ bổ sung thêm các hiện vật và tiếp tục phục dụ du khách dịp Festival hoa cuối năm.
Khánh Hương - Duy Khôi
Theo VNE
Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự của triều Nguyễn Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị lập nên để làm nơi bảo vệ kinh thành và trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối. Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (thành phố Huế), là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất cố đô. Theo một số sử liệu,...