Đã tìm thấy hài cốt Tào Tháo, còn Lưu Bị, Tôn Quyền nằm ở đâu?
Sau khi các nhà khảo cổ Trung Quốc công bố việc phát hiện hài cốt Tào Tháo, sự chú ý đổ dồn đến hai đối thủ lớn nhất của Tào Tháo là Lưu Bị và Tôn Quyền.
Hình tượng nhân vật Tôn Quyền trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa năm 2010.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Tào Tháo cùng Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành giai đoạn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc cách đây 1.800 năm.
Câu chuyện về 3 người này được biết đến rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc, mà còn trên khắp thế giới, nhờ cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Tháng trước, các chuyên gia khảo cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, kết luận rằng hài cốt người đàn ông qua đời ở độ tuổi ngoài 60, trong một ngôi mộ cổ có niên đại gần 2.000 năm, chính là Tào Tháo (220-280).
Vị trí chính xác của ngôi mộ từng là bí ẩn trong hàng thế kỷ, cho đến khi những manh mối đầu tiên xuất hiện năm 2009.
Tào Tháo là một trong những nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người thành lập nhà Ngụy ở phía bắc Trung Quốc, tạo thành thế lực mạnh nhất thời điểm đó.
Suốt hàng ngàn năm, các sử gia Trung Quốc phác họa Tào Tháo là nhân vật phản diện, kẻ đã biến hoàng đế cuối cùng của nhà Hán thành con rối.
Ngược lại, hai nhân vật khác nổi lên ở thời Tam quốc cùng Tào Tháo là Lưu Bị và Tôn Quyền lại nhận được không ngớt những lời ca ngợi.
Tào Tháo được phác họa suốt hàng ngàn năm là nhân vật phản diện, khiến triều đình Đông Hán sụp đổ.
So với Tào Tháo, Lưu Bị được phác họa là người sinh ra trong gia đình nghèo khó, dù mang trong mình dòng máu hoàng tộc nhà Hán. Mặc dù không có tài năng quân sự và thao lược như Tào Tháo, Lưu Bị tuyển chọn được nhiều tướng lĩnh, quân sư tài năng như Gia Cát Lượng để tạo nên nhà Thục Hán ở phía tây nam Trung Quốc.
Tôn Quyền ít nhận được sự chú ý hơn so với Tào Tháo hay Lưu Bị, ông là người thừa kế gia sản kếch xù ở miền đông nam Trung Quốc từ anh trai. Tôn Quyền lập ra nhà Đông Ngô. Khu vực sông nước này đạt đến sự thịnh thượng dưới thời Tôn Quyền.
Cho đến nay, mọi nỗ lực tìm kiếm mộ Lưu Bị và Tôn Quyền đều đi vào ngõ cụt vì thiếu bằng chứng xác thực, mặc dù truyền thuyết để lại nhiều manh mối.
Có ít nhất 3 nơi Lưu Bị có thể được chôn cất, theo các nhà khảo cổ Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa nói Lưu Bị được an táng cùng quân sư Gia Cát Lượng ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.
Nhưng các chuyên gia bác bỏ, cho rằng Lưu Bị qua đời ở Trùng Khánh, cách Thành Đô khoảng 600km. Ở thời cổ đại, việc đưa thi thể Lưu Bị về quê hương cũng phải mất một tháng, trong khi hài cốt đối mặt với tình trạng phân hủy vì điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Video đang HOT
Do đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc tin rằng Lưu Bị được an táng ngay tại nơi qua đời, gần bờ sông Trường Giang.
Nhưng theo một nguồn tin khác, khu vực vùng núi cách Thành Đô khoảng 60km mới là nơi đặt ngôi mộ của Lưu Bị. Ngọn núi này được bao quanh bởi 9 quả đồi, tạo thành hình hoa sen, rất phù hợp để làm nơi chôn cất một nhân vật mang dòng máu hoàng tộc.
Khu lăng mộ Tào Tháo được khai quật hồi tháng trước.
Khu vực này trở thành di sản cần bảo vệ từ những năm 1980 dù chính quyền địa phương chưa từng tìm thấy một ngôi mộ cổ nào.
Việc tìm kiếm nơi an nghỉ của Tôn Quyền dường như dễ dàng hơn vì các tài liệu lịch sử chép lại rằng, ông được an táng tại ngọn núi gần Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô. Nhưng vị chính xác không được tiết lộ.
Đầu những năm 2000, chính quyền địa phương đã gửi một nhóm các nhà khảo cổ đi tìm mộ Tôn Quyền. Họ mang theo các thiết bị khảo sát hiện đại nhất và tìm thấy mạng lưới hầm ngầm dưới lòng đất. Nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở đó.
Lý do là bởi chính quyền địa phương không cấp phép khai quật, nhà sử học He Yunao đến từ Đại học Nam Kinh nói. “Trung Quốc có luật bất thành văn là không được khai quật khảo cổ trừ khi khu vực đó đứng trước nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn”.
Lăng mộ Tào Tháo được khai quật như ngày hôm nay là bởi nơi này từng nhiều lần bị những kẻ trộm mộ viếng thăm, khiến di tích không còn toàn vẹn.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đồng ý rằng việc khai quật rất khó lường, có thể gây ra những tai nạn làm tổn hại đến di tích hàng ngàn năm.
Theo Danviet
Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc chia ba thiên hạ thời Tam quốc?
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung phác họa Gia Cát Lượng là người đặt nền móng cho sự hình thành cục diện Tam quốc, nhưng trên thực tế, ở phe Đông Ngô cũng đã có người đưa ra sách lược như vậy từ trước.
Lỗ Túc nổi tiếng là người giỏi chữ nghĩa, lịch sự nhã nhặn và cư xử chuẩn mực.
Theo trang mạng Lishiquwen (Trung Quốc), Lỗ Túc (172 - 217), tự Tử Kính, là một chính trị gia, nhà quân sự phục vụ dưới trướng Tôn Quyền vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, vai trò của Lỗ Túc bị hạ thấp đáng kể so với lịch sử. Ông chỉ được xem là một nhân vật phụ để nhấn mạnh tài trí của Chu Du, và nhất là Gia Cát Lượng.
Thuyết phục Tôn Quyền kháng Tào, công lao của ai?
Năm 198, Lỗ Túc tìm đến với Viên Thuật, một chư hầu của nhà Hán, và cũng chính ở đây ông đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du.
Chu Du thuyết phục Lỗ Túc rời Viên Thuật để theo phò Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du đã tiến cử ông với Tôn Quyền, em trai và cũng là người kế vị Tôn Sách.
Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc và rất tôn trọng ông, ngay sau đó ông đã từ chối hết tất cả khách được mời đến dự tiệc, chỉ giữ lại mỗ Lỗ Túc. Tôn Quyền đã mời Lỗ Túc đến ngồi cạnh ông và cả hai đã cùng đàm đạo về việc thiên hạ và thưởng rượu.
Kể từ đó, bộ ba Lỗ Túc, Chu Du, Trương Chiêu là những nhân vật có tiếng nói quyết định trong việc phò trợ, phụ chính, định hướng cho sự phát triển thế lực Tôn gia.
Ngô thư của tác giả Vi Chiêu có chép: "Tử Kính tuy không có những biệt tài nổi bật như Cố Ung, Tưởng Uyển, Tuân Úc, nhưng rất thông hiểu chính trị, ngoại giao, quân sự và cẩn trọng mỗi khi áp dụng định kiến". Chu Du cũng cho rằng, "Lỗ Túc là người có phong độ, trung, dũng, trí, kiệm, có tu dưỡng nhân nghĩa lễ tín".
Trước đại chiến Xích Bích, Tôn Quyền hết sức "đau đầu" trong việc định hướng phát triển thế lực Giang Đông. Tào Tháo một mặt mượn danh thiên tử để hiệu lệnh chư hầu, mặt khác lấy trăm vạn hùng binh uy hiếp Giang Nam.
Do đó nếu kháng Tào không thành, cơ nghiệp ba đời của Tôn gia có thể bỗng chốc tan biến. Vì vậy, nhiều mưu sĩ Đông Ngô chủ trương "hàng thì dễ yên, đánh thì khó thắng". Trước vấn đề này, Tôn Quyền vừa không muốn chịu áp chế của Tào Tháo, lại sợ không địch nổi quân Tào.
Gia Cát Lượng không phải người duy nhất nhận ra con đường chống Tào.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã "thổi phồng" chuyến đi sứ đến Đông Ngô của Gia Cát Lượng. La Quán Trung phác họa việc Gia Cát Lượng chiến thắng trong cuộc đấu trí với những mưu thần Đông Ngô, cũng như việc Khổng Minh phóng đại Tào Tháo binh nhiều tướng giỏi, khiến cho Tôn Quyền sợ hãi.
Từ đó, La Quán Trung đưa Gia Cát Lượng thành "ngôi sao" trong việc bày ra kế sách giúp Tôn Quyền kháng tào, làm cơ sở cho việc hình thành liên minh Tôn-Lưu sau này.
Trên thực tế, theo sử sách Trung Quốc, mưu thần Lỗ Túc đã đề ra sách lược cho Tôn Quyền trước khi Gia Cát Lượng đi sứ sang Đông Ngô.
Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền: "Mọi người, ai cũng có thể hàng Tào Tháo được, duy có tướng quân thì không hàng được. Như Lỗ Túc này mà hàng, thì Tháo phong cho làm quan, áo gấm về làng, mà cũng không phải mất đất đai gì cả. Tướng quân mà hàng Tào thì về đâu?".
Lỗ Túc đề xuất củng cố vững chắc sức mạnh của họ Tôn ở Giang Đông, tấn công Lưu Biểu, chiếm lấy Kinh Châu mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc ở phía nam sông Dương Tử.
Tôn Quyền khi hoàn thành hai bước cơ bản trên sẽ xưng đế rồi mang quân bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên để thống nhất thiên hạ. Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản không khác với Long Trung Đối Sách của Gia Cát Lượng khi cả hai đều dự đoán sự tam phân thiên hạ.
Đó là cơ sở để Lưu Bị và Tôn Quyên đi đến chung nhận định: "Tào Tháo mới là kẻ địch mạnh nhất". Có thể nói, tầm nhìn của Lỗ Túc qua sách lược này cũng toàn diện, không hề kém cạnh so với Gia Cát Lượng.
Đặt nền móng hình thành cục diện Tam quốc
Lỗ Túc (trái) và Chu Du trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa năm 2010.
Trước khi đại chiến Xích Bích nổ ra, Lưu Bị bị cuốn vào cuộc chiến với Lưu Biểu ở Kinh Châu, tạo cơ hội để Tào Tháo xua quân đánh xuống phía nam. Trước tình thế nguy cấp đó, Lỗ Túc cũng bày tỏ sự tán thành với đề xuất xin liên thủ của Đông Ngô của Lưu Bị.
Lỗ Túc hiểu nếu để Tào Tháo chiếm Kinh Châu, sớm muộn quân Tào cũng sẽ nhắm đến mục tiêu khác là Giang Đông. Mưu thần của Tôn Quyền một mặt muốn Tào Tháo phải đối mặt với nhiều kẻ địch, mặt khác tăng cường vây cánh cho Đông Ngô.
Nói cách khác, Kinh Châu chính là tấm khiên bảo vệ, che chở Giang Đông. Hơn nữa, liên minh chống Tào cũng thuận theo ý chỉ của vua nhà Đông Hán, các chư hầu đồng lòng chống giặc cũng là lẽ thường.
Nhờ vậy mà liên minh Tôn-Lưu đại thắng trong trận trận Xích Bích lịch sử. Nhưng sau đó, vấn đề Kinh Châu bắt đầu trở nên căng thẳng giữa hai bên. Với Lưu Bị, chiếm Kinh Châu chính là bước quan trọng trong Long trung đối sách của Gia Cát Lượng. Còn Tôn Quyền muốn làm chủ Kinh Châu để tự mình quyết định số phận nhà Đông Ngô.
Về điểm này, Lỗ Túc đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, thuyết phục được Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Kinh Châu, đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nên thế chân vạc thời Tam quốc sau này. Nhưng vì sao khi còn sống, Lỗ Túc không có ý định giúp Tôn Quyền đòi lại Kinh Châu?
Thứ nhất, Kinh Châu trên lý thuyết vẫn là địa bàn của Đông Ngô. Thứ Hai, nếu quyết đấu với Lưu bị, Tào Tháo ắt sẽ tìm thấy cơ hội tiến quân. Các học giả Trung Quốc sau này nhận định, việc Lỗ Túc chủ trương kiên trì liên thủ với quân Thục cũng là cao kiến, hay nói cách khác là "rút dây cẩn thận động rừng".
Lỗ Túc là người mà Tôn Quyền hết sức kính trọng.
Lỗ Túc chịu nhiều sức ép sau khi Lưu Bị xua quân chiếm Ích Châu. Đó cũng là lúc Đông Ngô rất muốn đòi lại Kinh Châu. Tuy nhiên, Lỗ Túc vẫn duy trì chiến lược ngoại giai mềm mỏng với Quan Vũ, tướng Thục Hán trấn giữ Kinh Châu. Nếu ví Quan Vũ sắc như thanh đao trong tay thì Lỗ Túc lại mềm dẻo như dòng nước.
Lỗ Túc đối với Quan Vân Trường, trước thì thường vui vẻ vỗ về, sau lại dùng đạo lí để nói, khiến Quan Vũ không mảy may nghi ngờ. Lỗ Túc hiểu rằng, Tào Tháo trước sau vẫn nhắm đến Hán Trung, chứ chưa chĩa mũi giáo về phía Tôn Quyền.
Quả đúng như vậy, năm 215, Tào Tháo xua quân chiếm Hán Trung từ tay Trương Lỗ, mở rộng địa giới kiểm soát đến sát Lưu Bị. Lo sợ thế lực của Tào, Lưu Bị đành chấp nhận trả lại cho Tôn Quyền 3 quận Giang Hạ, Trường Sa, Quế Dương để xin hòa hiếu với Đông Ngô, tập trung kháng Tào.
Xét về chiến lược, Lỗ Túc không cần dùng đến binh sĩ mà chỉ cần đổi Giang Lăng, đem về cho Đông Ngô 3 quận quan trọng là điều thành công. Năm 217, Lỗ Lúc không may ngã bệnh mà sớm qua đời ở tuổi 45.
Nhưng trước khi ra đi, ông đã gửi gắm người kế tục là Lã Mông một sách lược quan trọng. Đó là nếu như Tào Tháo tấn công Kinh Châu, quân Thục mới là người tổn thất, còn nếu Thục Hán xua quân đánh Tào, Lã Mông sẽ có cơ hội đoạt lại Kinh Châu.
Sau này, Tôn Quyền nhắc lại với Lã Mông, thừa nhận mình coi trọng Lỗ Túc vì hai điều. Một là Lỗ Túc đã đề xuất sách lược đưa Đông ngô hưng thịnh. Hai là đưa ra đưa giải pháp để liên minh với Lưu Bị, góp phần vào trận đại thắng Xích Bích.
___________________
Bài viết xuất bản ngày 29.3 tập trung khai thác nhân vật Ngụy Diên và trách nhiệm của Gia Cát Lượng trong cái chết của Ngụy Diên.
Theo Danviet
Nỗi cay đắng của danh tướng đánh tan 70 vạn quân Lưu Bị Danh tướng Đông Ngô kế thừa Chu Du và Lã Mông trở thành một trong tứ đại đô đốc thành công nhất lịch sử nhưng phải nhận lấy cái chết trong oan ức. Phác họa hình ảnh Lục Tốn. Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những...