Đã tìm ra “vũ khí” diệt trừ sâu keo mùa thu
Đã có nhiều ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra nhằm tìm các giải pháp cụ thể, có hiệu quả để xử lý sâu keo mùa thu tại hội thảo “Quản lý sâu keo mùa thu hại ngô bằng biện pháp xử lý hạt giống” do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức tại tỉnh Nam Định mới đây.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, hiện nước ta có khoảng 1,03 triệu ha ngô, cho sản lượng 12 triệu tấn/năm. Ngô là cây trồng quan trọng thứ 2 chỉ sau cây lúa, vì thế việc tìm ra giải pháp để phòng trừ sâu keo mùa thu đang hết sức cấp bách và cần thiết để đảm bảo sản xuất cho bà con nông dân.
Sâu keo mùa thu nguy hiểm như thế nào?
Các đại biểu thăm quan mô hình thí nghiệm xử lý hạt giống Fortenza Duo 480FS trên cây ngô, tại Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Việt Nam (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ảnh: Minh Ngọc
Theo Ủy ban Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại có nguồn gốc từ châu Mỹ, đang lây lan nhanh trên nhiều quốc gia trên thế giới. Sâu keo mùa thu là kẻ thù số một của nhóm cây lương thực ngắn ngày như ngô, lúa, đậu, đỗ; có nguy cơ cao gây thiếu lương thực của thế giới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra, sâu keo mùa thu là loài đa thực, có khả năng phát tán và gây hại rất lớn, thức ăn ưa thích của sâu keo mùa thu là cây ngô, theo các nhà khoa học loài sâu này có thể sinh sống và gây hại hơn 80 loài thực vật khác nhau.
Sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện ở Việt Nam tháng 4/2019, theo số liệu Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), tính đến đầu tháng 8, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại trên ngô tại 43/63 tỉnh thành trên cả nước, với diện tích ngô bị ảnh hưởng 16.400ha (trong đó diện tích ngô bị sâu keo gây hại nặng 2.741ha, trung bình và nhẹ 13.726ha).
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, sâu keo mùa thu có kích thước chiều dài chưa đến 4cm, tuy nhỏ bé nhưng có sức tàn phá rất lớn, chúng thường phá hoại cây từ lúc còn non, con trưởng thành có khả năng bay rất khỏe, di cư rất xa tới 100km, sau một thế hệ phạm vi phân bố có thể 480km.
Ông Bùi Sĩ Doanh – Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết: “Xác định sâu keo mùa thu là một loại dịch hại nguy hiểm, ngay từ khi xuất hiện Bộ NNPTNNT đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để phòng trừ loại sâu hại này. Đồng thời, Cục BVTV đã chỉ đạo hệ thống BVTV các địa phương tập trung theo dõi, giám sát và thực hiện nhiều hoạt động để ứng phó với sâu keo mùa thu; ban hành các quy trình kỹ thuật, các biện pháp quản lý, canh tác… để phòng trừ và chia sẻ các giải pháp hiệu quả cao để đầy lùi sâu keo mùa thu”.
Trong khi đó, đánh giá về mối nguy hại của sâu keo mùa thu, ông Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện BVTV cho biết: “Một con sâu trưởng thành có thể cắn nát 1 cây ngô chỉ sau 1 đêm, sức tàn phá của sâu keo gấp 5 lần tằm ăn rỗi. Cây ngô nào bị sâu keo mùa thu tấn công rất khó hồi phục và cho bắp”.
“Vũ khí” diệt trừ sâu keo mùa thu
Sau khi sâu keo mùa thu xuất hiện ở Việt Nam, Trung tâm BVTV phía Bắc đã phối hợp với Công ty Syngenta Việt Nam nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để đẩy lui sâu keo mùa thu. Tại hội thảo, giải pháp được đưa ra để loại trừ sâu keo mùa thu, đó là biện pháp xử lý hạt giống Fortenza Duo 480FS.
Biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Fortenza Duo 480FS đã được thí nghiệm ở 3 địa điểm khác nhau, đó là: Thí nghiệm trong nhà lưới của Trung tâm BVTV phía Bắc; thí nghiệm trên đồng ruộng tại xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và thí nghiệm diện rộng tại Trung tâm Nghiên cứu Syngenta Việt Nam (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). “Những thí nghiệm trên đã cho những dấu hiệu khả quan để đẩy lùi được sâu keo mùa thu” – bà Dương Thị Ngà – Phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía Bắc cho biết.
Nói về giải pháp trên, ông Oliveira Andre – Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Tập đoàn Syngenta) khẳng định: “Biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Fortenza Duo 480FS giúp bảo vệ cây con cả phần trên và dưới mặt đất với hiệu lực kéo dài nhờ vào cơ chế tác động độc đáo và khả năng lưu dẫn đến từ 2 hoạt chất Cyantraniliprole và Thiamethoxam. Sản phẩm hoàn toàn phù hợp để sử dụng trên nhiều vùng lãnh thổ, nhiều địa phương và cây trồng khác nhau mà nhất là cây ngô. Với Fortenza Duo 480FS, đây là sự tích hợp của 2 kiểu tác động khác nhau lên hệ cơ và hệ thần kinh của côn trùng thông qua việc ảnh hưởng lên quá trình bài tiết canxi và cắt đứt dẫn truyền xung thần kinh”.
Xử lý hạt giống bằng thuốc Fortenza Duo 480FS ở liều 600 ml/100kg, hạt giống có hiệu lực cao trong phòng trừ sâu keo mùa thu gây hại ở giai đoạn đầu của cây ngô (từ khi nảy mầm đến 14 – 20 ngày sau gieo hạt). Ở thời điểm 10 ngày sau gieo hạt, hiệu lực đạt trên 86%; còn ở thời điểm 14 ngày sau gieo hạt, đạt từ 81 – 84%, sau đó hiệu lực giảm đến 21 ngày sau gieo hạt.
“Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, thuốc Fortenza Duo 480FS rất có hiệu quả trong việc đầy lùi sâu keo mùa thu, quản lý sâu keo mùa thu giai đoạn đầu từ 7 – 15 ngày là có hiệu quả cao nhất, khi xử lý hạt giống ngô để gieo nông dân có thể hạn chế một lần phun thuốc, ngô được xử lý hạt giống nẩy mầm tốt, cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn so với cây ngô không được xử lý hạt giống” – bà Dương Thị Ngà – Phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía Bắc thông tin.
Bà Ngà cũng khẳng định: “Về giải pháp thuốc BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc và Công ty Syngenta Việt Nam thời gian tới sẽ đề nghị Cục BVTV bổ sung thuốc Fortenza Duo 480FS vào danh mục thuốc sử dụng tạm thời trong việc phòng trừ sâu keo mùa thu trên ngô”.
Còn ông Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện BVTV lưu ý: “Cán bộ kỹ thuật phải tăng cường kiểm tra, giảm sát theo hướng dẫn của Cục BVTV để phát hiện sớm, khi sâu keo xuất hiện cũng không nên “hoảng hốt”, bởi vì hoàn toàn có thể phòng chống có hiệu quả bằng các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ tổng hợp”.
Theo Danviet
Cần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tuyến xe buýt số 5 bị tạm đình chỉ
Sở Giao thông vận tải Nghệ An vừa ban hành công văn về việc đình chỉ hoạt động tạm thời tuyến xe buýt số 05 hãng Đông Bắc chạy tuyến TP Vinh đi huyện Yên Thành.
Thực hiện Thông báo số 3052/SGTVT ngày 26/9 của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An về việc tạm đình chỉ tuyến xe buýt số 5 chạy Vinh - Quốc lộ 1 - Quốc lộ 7B - thị trấn Yên Thành và ngược lại của Công ty TNHH Đông Bắc, từ ngày 29/9 đến 5/10, tuyến xe buýt này đã ngừng phục vụ hành khách.
Đây là tuyến xe buýt duy nhất chạy Vinh - Yên Thành theo tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 7B nên việc bị tạm đình chỉ đã ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân trên tuyến này. Tuy nhiên, sau gần 3 ngày tạm đình chỉ, Công ty TNHH Đông Bắc là đơn vị chủ quản của tuyến xe này vẫn chưa có động thái chia sẻ với khách hàng vì sự cố phải gián đoạn thời gian phục vụ.
Một chiếc xe buýt của Công ty TNHH Đông Bắc đón khách. Ảnh: VT
Chị ML, một khách hàng nhà ở Vinh, công tác tại huyện Yên Thành cho biết: Do đặc thù công việc phải đi tuyến xe buýt số 5 của Công ty Đông Bắc từ tháng 6/2019. Để thuận tiện, chị mua vé tháng, mỗi tháng 600 ngàn đồng. Ngày 28/9, khi đi làm thì đồng nghiệp báo xe buýt sẽ bị tạm dừng hoạt động từ 29/9. Bản thân cũng mừng vì đây là động thái chấn chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước trước thực trạng chất lượng xe quá cũ nát. Tuy vậy, khi xe buýt bị đình chỉ, bản thân phải đi về hàng ngày khiến việc đi lại khó khăn.
Buổi sáng tôi phải đi xe buýt khác từ Vinh qua tỉnh lộ 534 (Nghi Lộc) qua thị trấn Yên Thành, buổi chiều nếu làm muộn giờ thì phải nhờ người chở xuống ngã 3 cầu Bùng đón xe khách về. Đã mua vé hàng tháng nhưng lại phải mất thêm 70 ngàn đồng/ngày và thêm nhiều phiền phức; hành khách chúng tôi cần phải được đảm bảo quyền lợi.
Chị ML, một khách hàng công tác tại huyện Yên Thành
Một người khách khác cho biết thêm: Hàng ngày có khoảng 30 khách là cán bộ, viên chức thuế, ngân hàng, giáo viên, điện lực... đi làm vào lúc 7 giờ. Bản thân tôi đi xe buýt đã gần 6 năm, hàng tháng mua vé đầy đủ 600 ngàn/tháng. Giờ xe bị tạm đình chỉ 1 tuần và đã 3 ngày trôi qua phải chuyển sang đi xe cá nhân nhưng chưa thấy Công ty Đông Bắc thông báo hay có động thái thông cảm với khách hàng mặc dù Công ty đều có số điện thoại của khách. Chính vì vậy, việc kiểm tra và tạm đình chỉ tuyến xe buýt này của tỉnh là xác đáng, để doanh nghiệp khắc phục các vi phạm, phục vụ khách tốt hơn.
Ông Nguyễn Viết Hùng - Trưởng phòng Quản lý phương tiện Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, Thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải đã tăng cường chấn chỉnh qua đó tiến hành xử phạt bằng hình thức đình chỉ nhiều phương tiện, thu hồi phù hiệu lái xe... Tuy nhiên, đây là trường hợp tuyến xe buýt đầu tiên trên địa bàn tỉnh bị tạm đình chỉ. Việc tạm đình chỉ tuyến xe buýt số 5 là giải pháp cuối cùng và cần thiết đối với Công ty Đông Bắc vì có nhiều vi phạm.
Cũng theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, khi một tuyến xe buýt bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ, phía doanh nghiệp phải thông tin, thỏa thuận với khách hàng đặt mua vé dài hạn để hỗ trợ, trả lại chi phí tương ứng với thời gian bị tạm dừng phục vụ cho khách hàng. Công ty Đông Bắc là doanh nghiệp tư nhân hoạt động dịch vụ vận tải xe buýt, giá vé do Công ty và khách hàng thỏa thuận, khi có tranh chấp về giá vé thì giải quyết theo quan hệ dân sự.
Được biết, hiện tại, Công ty TNHH Đông Bắc đã đưa một số xe trong tổng số 16 xe buýt tuyến số 5 sửa chữa, nâng cấp theo yêu cầu của Sở Giao thông; đồng thời bổ sung một số xe mới.
Nguyễn Hải
Theo Baonghean
Hà Nội sẽ "sơn" taxi 5 màu để... chống ùn tắc ? Sở GTVT Hà Nội đang hoàn thiện Dự thảo Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Điểm nổi bật của dự thảo là áp dụng 5 màu sơn đối với các hãng taxi, phân vùng hoạt động, quy định gắn mào cho loại hình taxi công nghệ... nhằm giải quyết bài toán ùn tắc, lập...