Đã tìm ra thuốc điều trị HIV, cơ hội cho 37 triệu người
Nghiên cứu kéo dài 8 năm cho thấy, loại thuốc mới có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị HIV.
Tạp chí Frontiers in Immunology vừa công bố kết quả mới nhất trong nghiên cứu điều trị HIV đến từ các nhà khoa học Ý. Các thử nghiệm lâm sàng về thuốc trị liệu chống lại AIDS cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ các ổ chứa virus ở bệnh nhân được điều trị.
Thuốc ức chế Tat đang được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu AIDS của Viện y tế quốc gia Ý (ISS). Nghiên cứu được thực hiện tại 8 trung tâm lâm sàng ở Ý.
Sau thử nghiệm thuốc đợt 1, 92 tình nguyện viên bước vào dùng thuốc đợt 2, kéo dài suốt 8 năm. Kết quả cho thấy, việc sử dụng thuốc ức chế Tat trên các bệnh nhân dùng thuốc kháng virus (cART) đã làm giảm đáng kể lượng virus tiềm ẩn so với chỉ điều trị bằng cART đơn thuần.
Thuốc mới mang tới nhiều kỳ vọng cho các bệnh nhân HIV/AIDS
Giám đốc ISS, Barbara Obloli, cho biết “Thuốc ức chế Tat đã được chứng minh là an toàn, gây ra phản ứng miễn dịch mong muốn và có thể nhắm mục tiêu vào các ổ virus, một khả năng lâm sàng chưa bao giờ được quan sát trước đây”.
Video đang HOT
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng virus cART cổ điển dựa trên sự kết hợp của 3 hoặc nhiều nhóm thuốc kháng virus khác nhau, có hiệu quả rộng trong việc làm suy giảm phổ virus HIV trong máu.
Khi đó, 1 loại thuốc không thể kiểm soát được virus thì các thuốc còn lại vẫn có hiệu quả. Liệu pháp này giữ tải lượng virus HIV trong máu thấp hơn ngưỡng 200 bản sao/ml máu (ngưỡng “không phát hiện được”).
Tuy nhiên, HIV không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng thuốc cART, vì “virus vẫn tồn tại (mặc dù không nhân lên). Các nhà khoa học gọi dạng HIV thầm lặng này là “ổ chứa virus tiềm ẩn” bởi vì nó vẫn vô hình đối với hệ thống miễn dịch và không bị cART tấn công.
Chúng có thể tái hoạt động định kỳ và bắt đầu nhân lên khi có cơ hội. Do đó, liệu pháp dùng thuốc kháng virus phải điều trị trong suốt cuộc đời bệnh nhân.
Trong khi đó, thuốc Tat nhắm đến 1 loại protein có tên là HIV-1 Tat, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc nhân lên của virus HIV. Loại thuốc mới tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch với protein này, có tác dụng “khóa” chúng lại, khiến virus HIV không thể sao chép được.
Thuốc ức chế Tat mới khi sử dụng kèm với thuốc kháng virus cART được kỳ vọng sẽ có tác dụng mạnh hơn so với liệu pháp chỉ dùng cART. Kết quả lâm sàng mới nhất cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng cả thuốc kháng cART và thốc ức chế Tat đã ghi nhận sự giảm mạnh nồng độ DNA pro-virus trong máu. Tải lượng HIV của tình nguyện viên tham gia giảm hơn 80%, xuống dưới 50 bản sao/ml máu. Đáng chú ý, phản ứng này xảy ra với tốc độ trung bình cao gấp 4 – 7 lần so với quan sát ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp cART bình thường.
“Kết quả sẽ mở ra một liệu pháp mới có thể kiểm soát virus thậm chí ngay cả sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng virus cART”, Giám đốc ISS Barbara lạc quan.
Bà cho hay nghiên cứu này sẽ tiếp tục được phát triển. Đến nay, nghiên cứu thuốc ức chế Tat đã lên tới 26 triệu euro (29,3 triệu đô la Mỹ), toàn bộ chi phí này do Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Ý chi trả.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, gần 37 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với HIV. Mỗi năm có gần 1 triệu người tử vong vì căn bệnh này và có thêm 1,8 triệu ca mắc mới.
Minh Anh
Theo frontiersin, hiv1tat-vaccines
Mẹ nhiễm HIV hiến tạng cho con
Các bác sĩ nhận định cơ may cứu sống đứa trẻ lớn hơn rủi ro mắc HIV nên quyết định ghép cho bé phần gan của người mẹ nhiễm virus.
Theo Fox News, ca ghép tạng diễn ra ở Nam Phi vào năm 2017 song mới được đơn vị tiến hành là Đại học Witwatersrand tiết lộ ngày 4/10. Hiện chưa rõ em bé nhận gan từ người mẹ dương tính với HIV có nhiễm virus hay không.
Trên tờ AIDS, nhóm chuyên gia từ Đại học Witwatersrand cho biết số lượng tạng hiến tặng ở Nam Phi rất hạn chế và họ không thể tìm được phần gan khỏe mạnh. Trong khi đó, người mẹ đang dùng thuốc kháng virus điều trị HIV lại sẵn sàng cho con lá gan.
"Đội ngũ y tế đã phải đối mặt với tình huống vô cùng khó xử. Chúng tôi biết rằng cấy ghép có thể cứu đứa trẻ nhưng lại đẩy bé vào nguy cơ nhiễm HIV", đại diện nhóm chuyên gia viết.
Ảnh: FN.
Vài tuần sau ca ghép, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi nhiễm HIV bởi phát hiện dấu vết kháng thể. Tuy nhiên, xét nghiệm chuyên sâu cho thấy em bé vẫn khỏe mạnh. Trước khi ghép tạng, bác sĩ đã cho bệnh nhi dùng thuốc nên hy vọng ngăn chặn được HIV.
Nam Phi là nước có chương trình trị liệu kháng virus lớn nhất thế giới, nhờ đó cải thiện đời sống của nhiều bệnh nhân HIV. Với sự tiến bộ của các thuốc điều trị HIV hiện nay, các bác sĩ nhận định đứa trẻ vẫn có thể "sống một cuộc đời tương đối bình thường" kể cả khi nhiễm bệnh.
"Giữa cái chết và sự sống với căn bệnh có thể điều trị được, tôi nghĩ họ đã chọn đúng", bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc đơn vị bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Quốc gia Mỹ nói. Tuy vậy, ông Fauci cho rằng nên cẩn trọng và không nên vội vã tiến hành thêm ca cấy ghép nào tương tự.
Y văn từng ghi nhận một số trường hợp vô tình ghép tạng của bệnh nhân HIV cho người âm tính với virus. Tại Mỹ, những năm gần đây các bác sĩ Đại học Johns Hopkins đã triển khai cấy ghép tạng giữa những người nhiễm HIV.
Minh Nhật
Theo Vnexpress
Loại thực phẩm siêu rẻ, siêu tốt ngừa ung thư nhưng 90% dân số bỏ qua Loại thức ăn tự nhiên này rất rẻ và rất phổ biến, giúp ngừa ung thư, giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, duy trì cân nặng... Đó là gì vậy? Chất xơ không phải là thứ mới mẻ gì nhưng một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng...