Đã tìm ra thủ phạm khiến thịt lợn chín chuyển màu đỏ
Sáng nay (5/4), ông Phan Văn Hùng, Chi Cục trưởng VSATTP Hà Tĩnh cho biết, Viện kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia đã có kết luận cuối cùng về hiện tượng thịt lợn luộc chín xuất hiện màu đỏ lạ ở TP. Hà Tĩnh. Theo đó, vi khuẩn Serratia Marcescens là thủ phạm.
Vi khuẩn Serratia Marcescens chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thịt lợn chín chuyển màu đỏ như máu
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngày 21/3, nhiều người dân khối phố 3, phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) phát hiện thịt heo đã luộc chín sau khi bỏ vào tủ lạnh nhà mình bỗng chuyển sang màu đỏ sặc sỡ lạ thường. Hiện tượng trên đã khiến dư luận hết sức hoang mang và lo lắng.
Video đang HOT
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Chi cục VSATTP Hà Tĩnh đã xuống hiện trường lấy mẫu để kiểm tra đồng thời gửi mẫu ra Viện kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia.
Sáng 5/4, ông Phan Văn Hùng, Chi Cục trưởng VSATTP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này đã nhận được kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia về hiện tượng thịt lợn luộc chín xuất hiện màu đỏ lạ ở TP. Hà Tĩnh.
Theo đó, vi khuẩn Serratia Marcescens chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thịt lợn chín chuyển màu đỏ như máu. Loại vi khuẩn này khá phổ biến. Nó thường được tìm thấy trong đất, nước, thực vật và động vật. Phương thức lây truyền của vi sinh vật này bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc bằng ống thông.
“Loại vi khuẩn này có thể gây nên bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và áp xe não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt. Chúng xâm nhập vào thức ăn từ môi trường không khí, nước, người bệnh. Để đề phòng vi khuẩn này lây lan, người dân cần phải vệ sinh cá nhân tốt, ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm theo đúng quy trình” ông Hùng khuyến cáo.
Sinh Dũng
Theo Dantri
Thả đồi mồi quý biển nặng 33kg về biển
Sáng 3/4, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TT-Huế cùng chính quyền thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang đã tiến hành thả 1 con rùa họ đồi mồi biển quý hiếm, nặng 33kg, về với đại dương.
Vào 2h sáng ngày 3/4, trong lúc đang đánh bắt thủy hải sản ở đầm Thủy Tú, ông Lê Ty (SN 1986, trú huyện Phú Vang) đã phát hiện 1 con rùa biển trong đáy lưới. Ông Ty cùng một số ngư dân đã đưa con rùa vào nhà để chăm sóc và báo cho các cơ quan chức năng. Khi nhận được thông báo của người dân, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TT-Huế đã có mặt kiểm tra.
Qua đó xác định con rùa là loài đồi mồi - thuộc bộ rùa biển, mai cứng, màu xanh, có đốm đen, cân nặng 33kg, trên thân không có vết thương nào, tình trạng sức khỏe tốt. Đây là loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.
Chú đồi mồi quý hiếm với tuổi đời còn khá trẻ được bà con Huế thả về môi trường tự nhiên an toàn sau khi bắt được ngày 3/4
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản TT-Huế và địa phương đã vận động gia đình ông Lê Ty thả con rùa về với biển. Ngay trong sáng cùng ngày, Chi cục đa vân chuyên con đồi mồi ra biên, và tha trở về an toàn với đai dương.
Đại Dương - Chí Thức
Theo Dantri
Cận cảnh cây dầu rái 700 năm tuổi Trong 5 đại thụ trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) được công nhận là "cây di sản" Việt Nam, có thể nói, hai cây dầu rái được xem là quý nhất, lớn nhất. Trong đó, có một cây đã "thọ" hơn 700 năm tuổi. Theo lời chỉ dẫn của người dân, PV Dân trí tìm đến Ấp Pô Thi,...