Đã tìm ra cầu thủ tham tiền nhất lịch sử bóng đá, sẵn sàng vứt bỏ sự nghiệp để ngồi chơi hưởng lương và không nhớ nổi lần cuối cùng ra sân
Rất ít người nhớ đến Winston Bogarde với tư cách hậu vệ hàng đầu thế giới và từng là nhà vô địch Champions League. Hầu hết nhớ về anh ta là một kẻ trơ trẽn bậc nhất, thà ném đi sự nghiệp chứ nhất quyết không chịu từ bỏ mức lương cao.
Vào năm 2000, Chelsea không giống như Chelsea mà chúng ta biết, một đội bóng giàu có dưới sự trợ giúp của ông chủ hào phóng Roman Abramovich. Thời điểm ấy Chelsea đang phải gánh khoản nợ gần 100 triệu bảng vì hoạt động kinh doanh nhiều sai lầm. Vì vậy để tăng cường lực lượng, họ tìm đến những cầu thủ tự do.
Winston Bogarde, người vừa hết hạn hợp đồng với Barca, là cái tên được nhắm đến. Ở tuổi 29, Bogarde vẫn còn có thể chơi bóng đỉnh cao thêm nhiều năm nữa. Và quan trọng, anh ta được đánh giáo rất cao bởi là một phần của thế hệ Vàng Ajax từng vô địch Champions League 1995, đồng thời khoác áo cả hai đội bóng lớn Milan và Barca.
Nhưng nhiều CLB khác cũng muốn có Bogarde. Để đánh bại họ, Chelsea đồng ý trả hậu vệ người Hà Lan mức lương kỷ lục 40.000 bảng mỗi tuần trong 4 năm. Những người ở Stamford Bridge không biết rằng, thương vụ đầy hứa hẹn này lại là một thảm họa, và giải pháp tưởng tiết kiệm té ra lãng phí khủng khiếp.
Winston Bogarde từng khoác áo Ajax, Milan và Barca trước khi đến Chelsea.
Chỉ 1 tuần sau trận ra mắt của Bogarde, HLV Gianluca Vialli bị sa thải và Claudio Ranieri tiếp quản đội bóng. Qua một vài trận, chiến lược gia người Italia cho rằng Bogarde không phù hợp với quan điểm chiến thuật của ông. Do đó, chỗ của anh ta là băng ghế dự bị trước khi được rao bán.
Với hầu hết cầu thủ khi rơi vào tình cảnh đó, ra đi là giải pháp. Ngay cả khi coi trọng tiền bạc, họ cũng không thể để sự nghiệp bị hủy hoại vì dự bị quá lâu. Nhưng Bogarde thì khác. Anh sẵn sàng ở lại, kể cả không được ra sân, nhằm bảo vệ mức lương 40.000 bảng mỗi tuần.
Về phía Chelsea, vốn đã chịu gánh nặng nợ nần, họ rất muốn đẩy Bogarde khỏi Stamford Bridge. Nhưng không đội bóng nào chấp nhận trả mức lương tương tự. Hậu vệ người Hà Lan phải giảm lương. Vấn đề là anh ta nhất quyết không chịu.
Video đang HOT
Bogarde chấp nhận ngồi mát ăn bát vàng trong 4 năm ở Chelsea.
“Bạn phải hiểu quá khứ khốn khổ của tôi”, Bogarde nói trong một cuộc phỏng vấn, “Tôi lớn lên trong xã hội phức tạp ở Suriname để nếu không trở thành cầu thủ bóng đá, chắc chắn sẽ là một tội phạm. Để tồn tại ở thế giới này, bạn cần có tiền. Không phải ai cũng kiếm được khoản tiền lớn. Thật may là tôi thuộc số ít kiếm được. Vậy tại sao tôi phải từ bỏ nó khi nó đã là của tôi?”.
Mùa đầu tiên tại Chelsea, Bogarde ra sân 11 trận, với chỉ 4 trong số đó là đá chính. Sang mùa thứ 2, anh chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất, ngày 06/11/2002 trong trận đấu với Gillingham ở League Cup. Hai mùa sau, Bogarde không chơi trận nào, dù chỉ vài phút từ ghế dự bị. Để ép Bogarde, Chelsea loại anh ta khỏi đội một và chuyến xuống tập cùng đội trẻ. Chẳng sao cả, hậu vệ này vui lòng chấp nhận, miễn là hàng tuần nhận đầy đủ 40.000 bảng.
Theo cựu hậu vệ Graeme Le Saux, những đồng đội trong phòng thay đồ đã từng nhắc nhở Bogarde về tầm quan trọng của việc ra sân, nhưng anh ta không quan tâm. Anh ta tăng cân đến mức đáng xấu hổ và chuyển hướng quan tâm tới những vấn đề khác trong cuộc sống, thay vì bóng đá. Một thông tin còn cho rằng Bogarde chuyển hẳn về sống ở Amsterdam và chỉ bay tới London để có mặt ở đội trẻ 3 buổi tập mỗi tuần để không vi phạm hợp đồng.
Bogarde tăng cân thấy rõ trong một buổi tập ở Chelsea.
Cuối cùng thì ngày mà Chelsea mong đợi cũng đến. Năm 2004, hợp đồng của Bogarde kết thúc và họ đã có thể thoát khỏi anh ta. Sau 4 năm, họ đã mất 8,3 triệu bảng tiền lương chỉ để đổi lấy 12 trận ra sân. Có nghĩa là mỗi lần Bogarde xuất hiện đáng giá 693 ngàn bảng, biến đây là thương tự đắt đỏ bậc nhất lịch sử bóng đá Anh.
Tuy nhiên, “của thiên” rồi cũng “trả địa”. Rời khỏi Chelsea, Bogarde không được bất cứ CLB tiếp nhận và phải tuyến bố giải nghệ năm 2005. 21 phút vào sân thay người trong trận đấu với Gillingham năm 2002 hóa ra là trận cuối cùng trong sự nghiệp, song Bogarde không thể nhớ trong cuộc phỏng vấn năm 2015.
Số tiền Bogarde tích cóp được cũng dần rơi rụng sau 2 lần đầu tư vào công ty âm nhạc và CLB chơi game, đồng thời mất cả ngôi nhà trị giá 3 triệu bảng ở ngoại ô Amsterdam. Trở lại với bóng đá, Bogarde không thể kiếm được công việc huấn luyện ở bất cứ đâu. Ngay cả những đội tầm thường như Motherwell và Oldham cũng từ chối anh ta, bởi danh tiếng xấu hồi ở Chelsea.
Từng tuyên bố “không quan tâm tới điều tiếng”, giờ đây Bogarde phải trả giá cho quyết định sặc mùi tiền bạc. “Nó vẫn đeo bám tôi và ảnh hưởng đến suốt cuộc đời”, anh nói, “Ai cũng có thể phạm sai lầm và tôi đã nhận được bài học cho mình”.
'Bàn thắng 1 tỷ bảng' giúp Chelsea đổi đời
Trong sự nghiệp kéo dài 16 năm, Gronkjaer chưa từng ghi quá 10 bàn trong một mùa giải. Tuy nhiên, pha lập công vào ngày 11/5/2003 của anh đã thay đổi hoàn toàn lịch sử Chelsea.
Trước khi bước vào vòng đấu cuối cùng của mùa giải 2002/03, Chelsea bằng điểm với chính đối thủ Liverpool. Chelsea lẽ ra đã nắm chắc trong tay chiếc vé tới giải đấu danh giá này song trận hòa trước Fulham ở vòng 36 và thất bại trước West Ham ở vòng 37 tự đẩy đội quân của Claudio Ranieri vào thế khó.
Nếu thua Liverpool, Chelsea chỉ dự UEFA Cup và tiếp tục đứng ngoài lề Champions Leauge sau 3 năm liền vắng mặt. Báo chí Anh gọi đây là "trận đấu 20 triệu bảng" nhằm ám chỉ lợi ích kinh tế của tấm vé tham dự UEFA Champions League cho cả 2 đội bóng.
Gronkjaer là cầu thủ nhiều CĐV Chelsea ngày nay khó nhớ tới. Ảnh: Getty.
Mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ cho Chelsea khi Sami Hyypia đưa Liverpool vượt lên dẫn bàn ngay phút 11. Chiếc vé dự Champions League bỗng tuột khỏi tay Chelsea. Song 8 phút sau, Desailly bật cao đánh đầu gỡ hòa cho Chelsea. Người kiến tạo là Jesper Gronkjaer.
Phút 27, khoảnh khắc lịch sử tới. Gronkjaer có bóng bên cánh phải trước khi chạy cắt vào sát vùng cấm. Anh dường như chủ động tạt vào cho đồng đội song dưới áp lực của Riise, tiền vệ người Đan Mạch tạt lỗi bằng chân trái.
"Quả tạt lỗi" đưa bóng đi sệt và trở nên quá khó với Jerzy Dudek bên phía Liverpool. Tỷ số là 2-1, và Chelsea lội ngược dòng thành công để giành vé dự Champions League.
20 triệu bảng là số tiền Chelsea có được từ việc dự giải đấu danh giá nhất châu Âu. Song cú tạt lỗi thành bài thắng của Gronkjaer đã giúp Chelsea thu hút sự chú ý của Roman Abramovich.
Tỷ phú người Nga vì quá ấn tượng bởi bầu không khí cuồng nhiệt tại sân Stamford Bridge cùng những toan tính riêng đã áp phe mua lại Chelsea trong mùa hè năm đó với giá 140 triệu bảng.
Independent gọi pha lập công của Gronkjaer là "bàn thắng 1 tỷ bảng". Họ tin nếu Chelsea không giành vé dự Champions League, Abramovich có thể hướng tới đội bóng khác. Nửa xanh thành London rất nhiều khả năng sẽ chung số phận với Leeds, đội bóng từng đầu tư khủng trước khi vỡ nợ và tụt hạng.
Gronkjaer cũng hiểu giá trị của bàn thắng này. "Tôi còn nhớ khá rõ", anh nói vào năm 2011. "Tôi vượt qua 3-4 cầu thủ trước khi ghi bàn. Đó là cảm giác thật khó tả và là phần thưởng cho mùa giải tuyệt vời".
Vài tuần sau bàn thắng, Abramovich mua lại Chelsea và bắt đầu thực hiện những thay đổi. Gronkjaer không bao giờ quên chuyện đã diễn ra vào ngày đó.
"Khi nghe tin về Abramovich, tôi đang trong kỳ nghỉ ở Đan Mạch. Tôi không tưởng tượng nổi ông ấy có nhiều tiền như thế và mọi thứ tại Chelsea sẽ thay đổi. Không một ai có thể tưởng tượng được cả", tiền vệ người Đan mạch nhớ lại.
Chelsea của Abramovich vô địch Premier League ngay ở mùa thứ 2. Ảnh: Getty.
"Tôi còn nhớ ngày thứ 2 sau khi cả đội tập trung, Abramovich xuất hiện và nói với chúng tôi bằng tiếng Nga qua phiên dịch. Những tin đồn bay khắp nơi, từ HLV, cầu thủ, sân tập, sân vận động mới.. Ông ấy muốn tất cả phải bình tĩnh. Đó là giai đoạn đặc biệt căng thẳng, các cầu thủ đều tự hoài nghi về tương lai của chính mình.
Các cầu thủ mới đến như đi chợ. Từ Wayne Bridge, Joe Cole, Geremi, Juan Veron, ông ấy mua mới cả đội trong có vài tuần.
Abramovich còn nỗ lực để duy trì không khí tự nhiên trong đội. Tỷ phú người Nga thậm chí vào phòng thay đồ lắng nghe HLV trao đổi. "Tôi không biết ông ấy có hiểu gì không mà cứ ngồi đấy như các cầu thủ vậy", Gronkjaer kể lại.
Tiền vệ người Đan Mạch rời Chelsea vào cuối mùa 2003/04 sau khi giúp "The Blues" về đích thứ nhì tại Premier League và vào tới bán kết Champions League.
Phần còn lại tất cả đều đã biết: Chelsea thuê Jose Mourinho trong mùa hè 2004 và chính thức vươn mình thành đại gia của bóng đá Anh và châu Âu.
Năm 2020, Chelsea giờ là thương hiệp top 5 thế giới về bóng đá, còn Abramovich đã cán mốc 2,5 tỷ bảng tiền đầu tư cho "The Blues". Tất cả đều bắt đầu từ bàn thắng của Gronkjaer năm nào.
Messi đáp trả CĐV khi bị la ó như thế nào? Siêu sao Lionel Messi có cách thức rất độc đáo để phản ứng lại những lời khiêu khích của người hâm mộ trên khán đài. "Tôi từng so tài với Messi vào giai đoạn đầu mùa giải. Anh ấy là cầu thủ phi thường. Một lần, Leo không thể thực hiện thành công pha qua người, anh ấy lập tức nhận tiếng giễu...