Đã tìm ra cách phát hiện “dấu vết” Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời?
Một nhóm các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra phương pháp để lần ra dấu vết của Hành tinh thứ 9 đầy bí ẩn trong Hệ Mặt trời.
Hành tinh thứ 9 – một vật thể khổng lồ ẩn nấp đâu đó bên rìa Hệ Mặt trời đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều năm qua. Gần đây, các nhà thiên văn cho biết có thể họ đã tìm ra phương thức để lần ra “dấu vết” của hành tinh bí ẩn này.
Hình minh họa Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Ảnh: Wikipedia
Hành tinh thứ 9 là tên gọi của một vật thể khổng lồ, giải thích cho quỹ đạo bất thường của một nhóm các thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương mà các quỹ đạo của chúng chủ yếu nằm ngoài Vành đai Kuiper. Hành tinh với khối lượng gấp 5 lần Trái Đất này được cho là nằm đâu đó trong khu vực trên. Chúng ta không biết chính xác là nó gì. Chúng ta không biết chính xác nó ở đâu và chúng ta thậm chí không cả biết làm cách nào để tìm ra nó.
Tuy nhiên, hiện nay một nhóm các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tập hợp được tất cả dữ liệu cần thiết trong hành trình giải mã hành tinh thứ 9 lạ lùng trên.
Theo nhóm các tác giả trong nghiên cứu này, gồm các nhà khoa học Matthew J Holman, Matthew J Payne và Andras Pa, Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh bằng phương pháp quá cảnh (TESS) của NASA có thể đã phát hiện ra “hành tinh ma quái” này và chúng ta chỉ là chưa có thời gian để nghiên cứu những bức ảnh trong khối dữ liệu khổng lồ mà nó thu thập được.
TESS săn tìm các ngoại hành tinh bằng cách sử dụng phương pháp quá cảnh. Các nhà thiên văn học và các siêu máy tính sẽ lọc những hình ảnh mà TESS quét được trên bầu trời để tìm kiếm hiện tượng quá cảnh- sự mờ đi của ánh sáng từ 1 ngôi sao gây ra do 1 hành tinh đi qua phía trước nó. Tuy nhiên, một bức ảnh đơn lẻ không thể ghi lại được thứ gì đó ở xa và mờ như Hành tinh thứ 9 nên cần đến sự can thiệp của một công nghệ khác mang tên theo dõi số (digital tracking)
Phương pháp theo dõi số sẽ chồng nhiều hình ảnh khác nhau từ cùng một phạm vi quan sát để tăng độ sáng của những vật thể ở xa. Cho tới nay, công nghệ này đã phát hiện ra nhiều thiên thạch mới song vẫn chưa được sử dụng để săn tìm Hành tinh thứ 9 hay bất kỳ vật thể khổng lồ bí ẩn nào nằm ngoài sao Hải vương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do Hành tinh thứ 9 là một mục tiêu di chuyển nên cần phải thực hiện một số tính toán để phát hiện lộ trình của nó khi hành tinh này di chuyển qua những khoảng trống trong không gian. Điều này về lý thuyết sẽ giúp các nhà khoa học chồng ảnh và tăng độ sáng của vật thể.
“Để phát hiện ra những vật thể mới với lộ trình không rõ ràng, hãy thử với tất cả quỹ đạo có khả năng xảy ra”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Mặc dù về lý thuyết thì có thể song trên thực tế, bất kỳ ai hy vọng tìm kiếm Hành tinh thứ 9 qua các dữ liệu của TESS đều sẽ phải thử mọi quỹ đạo có khả năng xảy ra, Trong khi đó, thậm chí cả những máy tính hiện đại và năng suất nhất thế giới hiện nay để hoàn thành nhiệm vụ “khó nhằn” này đều cần tới một khoảng thời gian đáng kể./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
Mặc bộ giáp 'Người sắt' nhảy khỏi trạm ISS, bạn sẽ ra sao?
Phần lớn người nhảy dù nhảy khỏi máy bay từ độ cao 3,8km. Nhưng hãy tưởng tượng bạn nhảy dù ở nơi cao hơn, ví dụ như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
ISS được gọi là trạm, nhưng nó hầu như không đứng yên. Trạm ISS di chuyển nhanh hơn 12 lần so với máy bay chiến đấu phản lực. Nếu bạn bắn bất cứ thứ gì từ tốc độ đó trên Trái đất, trước khi rơi xuống đất, nó sẽ bay mất. Trạm ISS trôi nổi trong vũ trụ, nó rơi về phía Trái đất và bay mất.
Khi bạn nhảy khỏi trạm ISS với điều kiện được trang bị một bộ áo giáp như bộ phim Iro men, lúc đầu bạn cũng rơi ở tốc độ đó, sau đó bạn cũng rơi vào quỹ đạo ít nhất là một lúc. Dù ở rất cao, trạm ISS vẫn bay xuyên qua lớp khí quyển rất mỏng. Ma sát khiến trạm bay chậm lại. Do đó, trạm phải vận hành động cơ để duy trì tốc độ và tránh đâm xuống Trái đất.
Khi rơi khỏi trạm ISS, bạn không thể thao tác và phải hi vọng không đụng trúng 1 trong 13.000 mảnh rác vũ trụ.
Bạn không có tên lửa để duy trì tốc độ vì vậy bạn sẽ bay chậm lại và rơi theo chiều xoắn ốc xuống Trái đất.
Trạm Thiên Cung 1 của Trung Quốc mất khoảng 2 năm để rơi khỏi quỹ đạo. Còn trên trạm ISS, bạn ở cao hơn nên sẽ mất khoảng 2,5 năm.
Khi tới tầng khí quyển bạn có một mục tiêu là rơi chậm lạ nhưng bạn đang di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Vì vậy, nếu bạn mở dù lúc này, chiếc dù sẽ rách tơi tả .
Rơi qua khí quyển ở tốc độ lớn như vậy sẽ tạo nhiều áp lực lên bộ giáp của bạn. Lực gia tốc ít nhất là 8G, gấp 8 lần trọng lực ở mực nước biển. Nếu chân bạn hướng xuống đất, cú rơi sẽ khiến máu bạn dồn từ não xuống chân. Bạn có thể sẽ bất tỉnh, trừ khi bạn là phi công chiến đấu được huấn luyện để chịu đựng lực gia tốc 5G.
Nếu không bất tỉnh, bạn có thể lo ngại về nhiệt độ lạnh cóng ở trên cao. Nhưng bộ giáp của bạn nhiều khả năng sẽ tan chảy hơn là đông cứng.
Giờ hãy tưởng tượng bộ giáp của bạn cọ xát với phân tử khí trong khí quyển ở tốc độ nhanh hơn ít nhất 6 lần vận tốc âm thanh. Bạn sẽ bị nung nóng tới 1650 độ C, đủ nóng để làm chảy sắt. Nhiệt độ này nóng tới mức tách electron khỏi nguyên tử, tạo thành quầng plasma màu hồng quanh cơ thể bạn và phá hủy bộ giáp. Nếu vấn đề đó chưa đủ, lực kéo sẽ làm đứt tứ chi của bạn, nhưng bộ giáp sẽ giúp bạn nguyên vẹn.
Ở cách mặt đất 41km, bạn sẽ đạt kỉ lục nhảy dù cao nhất thế giới. Năm 2014, Alan Eustace mặc bộ đồ điều áp khi bay khí cầu tới độ cao này. Ông phá vỡ rào cản âm thanh khi nhảy xuống, mở dù và tiếp đất khoảng 15 phút sau cú nhảy. Nhưng bạn sẽ rơi nhanh hơn Eustace, gấp khoảng 3 lần vận tốc âm thanh. Trên thực tế, bạn sẽ không rơi đủ chậm để mở dù an toàn. Đó là lúc bộ giáp Người Sắt sẽ cứu bạn lần nữa.
Ở cách mặt đất 1km, bạn đã tới độ cao thông thường của người nhảy dù. Lúc này, dù của bạn có thể phát huy công dụng. Cuối cùng, đã đến lúc tiếp đất nhẹ nhàng.
Vì sao vệ tinh không rơi khỏi bầu trời?
Thuật ngữ "vệ tinh" thường để chỉ một vệ tinh nhân tạo, nó là một vật thể do con người chế tạo và bay quanh Trái Đất (hay một thiên thể khác). Câu hỏi được đặt ra ở đây là: điều gì đã giữ cho vệ tinh không rơi khỏi bầu trời?
Trong nửa thế kỷ qua, hơn 2500 vệ tinh đã tiếp bước vệ tinh đầu tiên bay vào không gian. Điều gì giúp chúng lơ lửng ở trên cao? Đó là sự cân bằng tinh tế giữa vận tốc (speed) của vệ tinh và sức hút của lực hấp dẫn (gravity).
Về cơ bản, vệ tinh liên tục rơi. Nhưng nếu di chuyển với vận tốc phù hợp, vệ tinh sẽ rơi với cùng tốc độ mà đường cong Trái đất dịch xa khỏi chúng, nghĩa là thay vì văng ra xa ngoài vũ trụ hay lao xuống Trái đất, chúng vẫn bay trên quỹ đạo hành tinh xanh.
Vệ tinh cũng cần được điều chỉnh thường xuyên để hoạt động suôn sẻ. Lực hấp dẫn của Trái đất mạnh hơn ở một số nơi và vệ tinh cũng có thể bị Mặt trời, Mặt trăng, thậm chí là sao Mộc hút lại.
Ngoài lực hấp dẫn, vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất thấp như kính viễn vọng không gian Hubble cũng có thể lệch khỏi quỹ đạo bởi sức kéo của khí quyển.
Vệ tinh còn phải liên tục di chuyển khéo léo để tránh rác vũ trụ và các vật thể khác trên cao.
Theo tienphong.vn
Nguồn ô xy bí ẩn trong khí quyển sao Hỏa không ai giải thích được Có điều gì đó kì lạ về luồng ô xy bên trên hố va chạm Gale của sao Hỏa. Điều kì lạ chính là khi thời tiết thay đổi thì nồng độ ô xy ở đây cũng thay đổi khó lường. Hố va chạm Gale là một vùng đất sụt rộng 154 km tạo ra bởi một thiên thạch va vào sao Hỏa...