Đã tiêm vaccine hay thuốc vào người chắc chắn có phản ứng
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, tất cả các loại vaccine, kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng nhưng chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ tai biến rất hạn chế.
Tiêm vaccine cho trẻ nhỏ tại Trạm Y tế Phú Nghĩa
Ngày 9-1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã kiểm tra thực tế công tác tiêm chủng vaccine tại Trạm y tế xã Phú Nghĩa và xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn huyện Chương Mỹ có gần 1.000 trẻ đã được tiêm vaccine ComBE Five với 16% trẻ phản ứng sau tiêm, trong đó có 4 trẻ sốt cao song các trẻ đã được điều trị kịp thời, sức khoẻ đã ổn định. Còn toàn TP Hà Nội đến hết ngày 8-1, có 50% xã, phường của 15/30 quận, huyện triển khai tiêm vaccine ComBe Five cho hơn 5.800 trẻ, trong đó ghi nhận 180 trường hợp trẻ có phản ứng thông thường (sốt, sưng đau tại chỗ tiêm…) và đều trong phạm vi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế.
Trước một số trường hợp bị phản ứng sau tiêm vaccine ComBe Five, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, tất cả các loại vaccine, kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng. Từ phản ứng tại chỗ như: sốt, quấy khóc, bỏ ăn, cho đến khóc thét, rối loạn trị giác, tím tái… nhưng chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vì tỷ lệ tai biến rất hạn chế.
Đồng thời khẳng định, nhất là trong mùa đông hiện nay, ngành Y tế đang cố gắng hết sức để tỷ lệ các cháu được tiêm chủng đạt cao nhất, nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh sởi, ho gà…
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác kiểm tra công tác tiêm chủng ở huyện Chương Mỹ
Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông về tiêm chủng để phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đúng độ tuổi, đúng thời hạn để phòng chống dịch bệnh cho trẻ và tránh được những nguy cơ cho sức khỏe.
“Phụ huynh cần theo dõi trẻ sau tiêm để khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và xử trí kịp thời”- Bộ trưởng Y tế khuyến cáo.
Đối với cán bộ y tế, ngay trong tuần tới cần tập huấn lại về quy trình tiêm chủng, trong đó lưu ý khâu khám sàng lọc, hỏi tiền sử bệnh của trẻ khi sinh ra, trong gia đình có ai bị dị ứng không, cơ địa mẫn cảm không để làm sao quản lý trẻ tốt nhất trước tiêm chủng. Đồng thời lưu ý tập huấn kỹ lại về quy trình chống sốc cho cán bộ y tế để kịp thời xử trí nếu có tình huống xảy ra.
MINH KHANG
Theo sggp
Bộ trưởng Y tế: Tôi thích tập thể dục, cố gắng mỗi ngày 10 nghìn bước chân!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cơ quan này bắt đầu khởi động chương trình tập thể dục ngay tại công sở. "70% các ca tử vong liên quan đến bệnh không lây nhiễm do, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư do lối sống, lười vận động. Vì thế, trước mắt Bộ Y tế sẽ khởi động tập thể dục ngay tại công sở,ngay giữa các buổi họp", Bộ trưởng Tiến nói.
Bộ trưởng Y tế cho biết, một hạn chế của người Việt, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ mà chỉ chăm khi có bệnh, phải đi viện. Trong khi đến hơn 70% các loại tử vong là do các bệnh không lây nhiễm mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn và các bệnh khác... liên quan đến lối sống, trong đó có thói quen vận động.
Bộ trưởng Y tế cho biết bà thích vận động và luôn cố gắng đi bộ 10 nghìn bước mỗi ngày để phòng bệnh tật. Ảnh: H.Hải
"Khi đã bị bệnh phải vào bệnh viện rất tốn kém, phải gắn chặt với bệnh việc. Trong khi đó việc ăn uống điều độ, thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể, hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá... sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý này", Bộ trưởng nói.
Vì thế, Bộ Y tế bắt đầu khởi động chương trình tập thể dục ngay tại công sở. "Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những cuộc họp giao ban Bộ Y tế, tiến tới ngày tập 2 lần ngay tại công sở, giữa các buổi họp, chỉ vào phút đứng dậy vận động ngay tại chỗ vẫn mang lại những giá trị hữu ích cho sức khoẻ", Bộ trưởng Tiến cho biết.
Bà Tiến cũng chia sẻ, bản thân bà sau khi đứng dậy tập tại chỗ chỉ vài phút, với 9 động tác thấy rất dễ chịu, thoải mái, nhẹ người. "Khi ngồi nhiều làm việc, tôi rất khó chịu, đau mỏi người, mỏi mắt. Đứng dậy vận động sẽ dễ chịu hơn".
Cuộc tập thể dục tại công sở chính thức được thực hiện tại cuộc họp giao bạn Bộ Y tế ngày 8/1 và sẽ tiếp tục được khởi động, trước mắt là cơ quan bộ, cán bộ ngành y, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, y tế dự phòng, văn phòng sở, văn phòng TTYT. Sau đó, Bộ Y tế sẽ gửi đến các cơ sở y tế tại các tỉnh thành để mở rộng mô hình này. Nếu các Bộ ngành khác có quan tâm, Bộ Y tế cũng sẵn sàng hỗ trợ các chương trình tập thể dục tại công sở.
Bộ trưởng Tiến chia sẻ thêm, bản thân bà là một người rất thích vận động, tập luyện thể dục. Nhưng vì không có thời gian, nên Bộ trưởng luôn phải cố gắng để ngày nào cũng đạt mục tiêu đi bộ được 10 nghìn bước chân.
"Vận động, nếu quá bận rộn, như ở các nước Singapore, Thái Lan, chỉ với mục đích in dấu chân, đi bộ càng nhiều càng tốt, làm sao để đạt 10 nghìn bước chân mỗi ngày. Kèm theo đó là giảm ăn mặn, giảm ăn đường, kiểm soát, đo huyết áp thường xuyên", Bộ trưởng khuyến khích.
Bộ trưởng cũng đánh giá rất cao sự sáng tạo của nhiều người Việt trong vận động thể lực, nhất là lứa tuổi già, các cụ đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền... và Bộ trưởng hi vọng việc vận động sẽ được lan tỏa để người người tập thể dục.
Tại Việt Nam có đến 1/3 dân số Việt thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Cùng với đó, là sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.
Trong khi đó, thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.
Bộ trưởng chia sẻ thêm, bà đang rất mơ thực hiện được mô hình trạm y tế giống tại Nhật Bản. Người dân, bệnh nhân vào hiệu thuốc, siêu thị có bán thuốc... đều có máy đo huyết áp, chỉ mất 10 - 20 yên là người dân có thể biết được chỉ số huyết áp để biết tình trạng sức khỏe của mình.
Tại Việt Nam, mô hình này có thể được thực hiện vì chúng ta có trạm y tế xã phường, sẽ tiến tới vận động bà con một năm đi đo huyết áp vài lần miễn phí. Bộ trưởng khuyến khích người dân chủ động chăm sóc sức khoẻ, tăng cường vận động, đừng có bệnh mới đi viện.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Hà Nội: Bộ trưởng Y tế thị sát tiêm vắc xin 5 trong 1 tại trạm y tế Sáng 9/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thị sát công tác tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, Trạm Y tế xã Ngọc Hoà (Chương Mỹ, Hà Nội). Tại Trạm Y tế xã Phú Nghĩa, sáng 9/1 dự kiến có khoảng 41 trẻ đến tuổi tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five. Chị Hoàng Thị Toàn (26...