Đã tiêm gần 100% vaccine mũi 1, Hà Nội, TP HCM nới lỏng giãn cách được chưa? TS Thu Anh: 5 câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định
Hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM đang tăng tốc độ tiêm chủng để tiêm cho 100% mũi 1 cho người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng độ phủ vắc xin này sẽ giúp cho 2 thành phố này có thể nới lỏng giãn cách.
Để hiểu rõ hơn về hình hình dịch bệnh và nới lỏng giãn cách như thế nào là an toàn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, thuộc Đại học Sydney.
Ngọc Minh: Theo kế hoạch Hà Nội và TP HCM sẽ hoàn thành tiêm 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho 100% dân số trước ngày 15/9. Nếu giả sử hai thành phố lớn tăng tốc độ tiêm chủng và hoàn thành kế hoạch, thời điểm này nới lỏng giãn cách đã an toàn?
TS Thu Anh: Tôi phải nhấn mạnh một điều ở đây 2 thành phố lớn mới chỉ tiêm được 1 mũi vắc xin (số người tiêm mũi 2 vẫn còn thấp). Việc quyết định có tiếp tục giãn cách hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, tiêm vắc xin chỉ là 1 yếu tố trong quyết định có nới lỏng giãn cách hay không
Yếu tố đầu tiên cần phải nhắc tới đó là: Số lượng người nhiễm ở trong cộng đồng cao hay thấp? Đây sẽ là cơ sở để từ đó có thể biết được năng lực y tế có đáp ứng điều trị hay không?
Yếu tố thứ 2: Chúng ta phải biết được số ca bệnh Covid ở mức độ trung bình và nặng, ca tử vong cao hay thấp. Điều này sẽ phản ánh được mức độ quá tải của hệ thống y tế. Nếu hệ thống y tế quá tải sẽ khiến cho tỷ lệ tử vong sẽ cao.
Yếu tố thứ 3: Chúng ta cần phải biết năng lực của hệ thống y tế, cụ thể: năng lực điều trị (rất quan trọng) và năng lực xét nghiệm.
Yếu tố thứ 4: Cần phải tăng cường độ bao phủ của 2 mũi vắc xin. Trong đó, việc tiêm đủ vắc xin cho nhóm người nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh lý nền) là cực kỳ quan trọng. Vì nhóm đối tượng này khi mắc Covid-19 sẽ chiếm gánh nặng lớn nhất. Khi đã đạt được độ phủ vắc xin an toàn cho nhóm đối tượng nguy cơ, thì sẽ tính tới việc tiêm cho đối tượng trưởng thành (18 tuổi trở lên).
Vắc xin chỉ là một yếu tố để quyết định giãn cách.
Yếu tố cuối cùng là các tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học, xe vận tải… tất cả đã sẵn sàng sống chung an toàn với dịch bệnh hay chưa? Và để sống chung an toàn cần phải có kế hoạch cụ thể để phòng bệnh và ứng phó khi phát hiện ra F0.
Khi chúng ta trả lời được 5 câu hỏi trên thì khi đó mới có thể quyết định có nên nới lỏng giãn cách và đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới hay không?
Ngọc Minh: Như chị có phân tích, tôi hiểu rằng đếm số ca bệnh vẫn đang là yếu tố rất quan trọng, song song với đó là cần phải đẩy nhanh việc tiêm vắc xin.
TS Thu Anh: Chúng ta cần phải biết rằng vắc xin không thể bảo vệ 100%. Do vậy, một người dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì vẫn có thể nhiễm virus và lây cho người khác.Lợi ích lớn nhất của vắc xin mà luôn được các chuyên gia trong nước và trên thế giới luôn khẳng định đó là: giúp giảm triệu chứng khi nhiễm virus và giảm số ca tử vong.
Vì vậy, khi số ca nhiễm là 100.000 người hoặc 500.000 triệu người đã tiêm vaccine, số ca bệnh trung bình và nặng có thể nhỏ. Nhưng khi số ca nhiễm trên toàn quốc là 5 triệu người chẳng hạn, số ca nặng sẽ tăng lên gấp nhiều lần và hệ thống y tế sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Thực tế, hiện nay hệ thống y tế tại các thành phố lớn của Việt Nam vốn đã quá tải dù chưa có Covid.
Do vậy, ở giai đoạn hiện nay chúng ta vẫn phải đếm số ca nhiễm để biết được liệu hệ thống y tế cho đáp ứng được hay không. Việc đếm số ca nhiễm ở đây cần cụ thể hóa: số ca nhiễm đã được tiêm vắc xin và số ca nhiễm chưa được tiêm vắc xin. Từ đó, sẽ tính toán được số ca bệnh nặng để biết được năng lực y tế có đáp ứng được hay không. Nếu trường hợp hệ thống y tế không đáp ứng được chúng ta sẽ phải tiến hành giãn cách một phần.
Hiện nay, trên thế giới các nước dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin họ vẫn thống kế số lượng ca nhiễm để biết được năng lực y tế.
Ý thức cần thay đổi
Ngọc Minh: Tôi rất mong muốn được chị phân tích thêm về việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin tại Hà Nội và TP HCM có thể gỡ bỏ giãn cách hay không?
TS Thu Anh: Khi đã tiêm đủ 2 liều vắc xin chúng ta hoàn toàn có thể nới lỏng các biện pháp giãn cách. Tuy nhiên, tại Hà Nội và TP HCM hiện nay mới chỉ tiêm được 1 mũi do vậy mọi người cần phải hiểu rõ nới lỏng như thế nào là an toàn.
Theo cá nhân tôi an toàn ở đây cần phải hiểu là an toàn cho cá nhân thông qua 5K/5T vaccine; và an toàn cho cộng đồng. An toàn cho cộng đồng là khi số ca bệnh trung bình hoặc nặng có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế xã hội cũng cần thực hiện một cách an toàn để không phải gián đoán sản xuất. Chúng ta buộc phải thay đổi thói quen và hành vi để thích ứng thì mới tiến tới được “bình thường mới”.
Đối với TP HCM và Hà Nội thời điểm này không thể nới lỏng theo kiểu mở toang để mọi người đi lại tự do được. Vì sau một thời gian dài giãn cách mọi người sẽ có nhu cầu đi lại rất cao. Nếu mở toang không có kiểm soát nguy cơ dịch bệnh có thể quay trở lại. Do vậy, chúng ta vẫn cần phải giãn cách ở một mức độ nhất định để giảm nguy cơ lây nhiễm ở ngưỡng mà hệ thống y tế có thể ứng phó trong lúc chờ tiêm đủ vaccine cho toàn dân.
Quay trở lại câu chuyện vắc xin, dù tiêm nhưng vẫn có nguy cơ mắc. Khi số ca mắc lên tới hàng triệu người thì áp lực y tế là rất lớn. Trường hợp số ca bệnh mắc COVID-19 phải nhập viện tăng sẽ chiếm mất giường của các bệnh nhân khác và sẽ gây ra những rủi ro cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý khác.
Ngọc Minh: “Ý thức” được ví như là một liều vắc xin bảo vệ khỏi dịch bệnh, người dân cần phải thay đổi điều gì nhất?
TS Thu Anh: Chắc chắn rồinếu không thay đổi ý thức thì khó có thể sống chung an toàn với dịch bệnh. Đợt dịch xảy ra tại Hải Dương, Bắc Giang thể hiện rất rõ chùm ca bệnh liên quan tới đám cưới, đám hỏi, đám hiếu… Chúng ta cần phải tập đời sống ít tụ tập, đám cưới văn minh không phải là đám cưới có hàng trăm, hàng nghìn người tham gia.
Đếm ca bệnh vẫn là một trong yếu tố quyết định có nên giãn cách hay không
Người có triệu chứng ho sốt nên ở nhà, tuyệt đối không tham gia vào các buổi có đông người. Người ho sốt nên đi xét nghiệm. Mọi người luôn có ý thức đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chứa cồn. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và miệng. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa.
Ngọc Minh: Theo Cục Y tế Dự phòng, những người đã tiêm một mũi vắc xin sẽ có chứng nhận màu vàng, còn người tiêm đủ 2 mũi sẽ có chứng nhận màu xanh. Tùy theo mức độ kiểm soát dịch, những người có thẻ xanh – thẻ vàng COVID được phép tham gia các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội, được tới các công viên để tập thể dục nâng cao sức khỏe. Quan điểm TS về vấn đề này như thế nào?
TS Thu Anh: Quan điểm của cá nhân tôi việc áp dụng thẻ xanh trong diễn biến dịch bệnh phức tạp sẽ không có lợi cho cộng đồng. Nếu người có thẻ xanh được đi lại tự do không may nhiễm vẫn có nguy cơ nhiễm và lây virus cho người khác dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Thẻ xanh chỉ là căn cứ để ghi nhận y tế, nguy cơ lây bệnh của từng người. Thẻ xanh không nên là yếu tố quyết định cho một người được đi làm hay đi lại tự do hay không.
Việc áp dụng thẻ xanh chỉ nên áp dụng tại một số ngành nguy cơ cao, đặc thù: ngành y tế, ngành dịch vụ tiếp xúc với rất nhiều người.
Nếu đứng ở góc nhìn cho cộng đồng và lâu dài, theo tôi cần tiêm vắc xin cho tất cả người dân. Khi chúng ta tiêm được vắc xin cho mọi người thì không cần áp dụng thẻ xanh nữa.
Hiện nay, ngay cả trên thế giới cũng đang cân nhắc việc có nên áp dụng “hộ chiếu vắc xin” hay không? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không dùng vắc xin để quyết định một người có được di chuyển hay không. Việc áp dụng “hộ chiếu vắc xin” có thể dẫn tới mất công bằng trong xã hội.
Ngọc Minh: Khi đã tiêm phủ vắc xin cho 70% dân số, chiến lược phòng chống bệnh có cần phải thay đổi gì hay không?
TS Thu Anh: Cá nhân tôi nghĩ cần phải tiêm vắc xin với độ phủ phải cao hơn mức 70%, phải ở mức trên 90% mới đảm bảo. Khi đó chúng ta có thể cuộc sống bình thường mới, người dân vẫn cần phải mang khẩu trang đúng cách và đi lại bình thường.
Kinh nghiệm cho thấy, giống như biến chủng Delta, rất có thể sẽ xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm. Do vậy, chúng ta không thể biết được trong tương lại sẽ có biến chủng mới hay không? Do vậy chúng ta cần phải có kế hoạch để không bị lúng túng.
Cảm ơn tiến sĩ, chúc chị sức khỏe và thành công!
Bí thư Hà Nội: Dừng ngay điểm tiêm vaccine Bệnh viện E
"Báo chí phản ánh ở Bệnh viện E đang lộn xộn trong tổ chức tiêm vaccine, cần cho kiểm tra, xử lý và chỉ đạo dừng lại ngay", Bí thư Đinh Tiến Dũng gọi điện cho Chủ tịch TP Hà Nội.
Chen nhau chờ tiêm vaccine ở Bệnh viện E .Chiều 22/7, hàng trăm người tới Bệnh viện E (Cầu Giấy, Hà Nội) tiêm vaccine phòng Covid-19, việc đảm bảo giãn cách không được thực hiện.
Chiều 22/7, tình trạng đông đúc, chen lấn xảy ra khi tiêm vaccine ở Bệnh viện E (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ghi nhận của Zing tại cơ sở y tế lúc đầu giờ chiều, hàng trăm người là cán bộ, công nhân viên của một số doanh nghiệp tập trung trong khuôn viên bệnh viện để chờ đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19.
Do lượng người lớn, việc đảm bảo giãn cách không thể thực hiện, mọi người chen chúc, nhích từng bước để tới được bàn đăng ký.
Bên hành lang Quốc hội, khi vừa nghỉ giải lao sau giờ họp tổ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã dành thời gian ngắn trao đổi với báo chí về sự việc này.
Dòng người chen nhau chờ tiêm vaccine ở Bệnh viện E, không đảm bảo giãn cách. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Khi Zing đưa những hình ảnh phán ánh về vụ việc cho Bí thư Hà Nội xem, ông lập tức gọi Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà (trong cùng tổ đại biểu Hà Nội) ra để trao đổi.
Ông Dũng cho biết trong cuộc họp Thường vụ Thành ủy chiều qua, Hà Nội đã ra kết luận đề nghị tất cả cơ quan Trung ương trên địa bàn lập kế hoạch tiêm phải trao đổi cụ thể với thành phố. UBND thành phố duyệt mới được triển khai, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch.
"Phải quán triệt tinh thần đó để đảm bảo an ninh phòng chống dịch của thành phố", ông Dũng nhấn mạnh và cho rằng mọi cơ quan trên địa bàn thành phố phải chấp hành mệnh lệnh của thành phố về chống dịch.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết Bệnh viện E thuộc Bộ Y tế. Sau khi xảy ra sự việc này sẽ có rà soát và chấn chỉnh. Bà Hà cho biết thành phố cũng giao cho UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện và quán triệt các chỉ đạo.
Ông Đinh Tiến Dũng sau đó tiếp tục lấy điện thoại gọi cho Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh.
Qua điện thoại, Bí thư Hà Nội nhắc lại các đơn vị Trung ương trên địa bàn phải có kế hoạch để UBND TP phê duyệt.
"Giờ có tình trạng báo chí phản ánh ở Bệnh viện E đang lộn xộn, cho kiểm tra, xử lý và chỉ đạo dừng ngay lại khi UBND chưa phê duyệt kế hoạch", người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội quyết liệt.
Ông nhắc Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo quận Cầu Giấy, yêu cầu dừng ngay điểm tiêm ở Bệnh viện E, tránh tình trạng rối loạn, lan ra cả thành phố là rất nguy hiểm.
"Trên địa bàn của Hà Nội, các đơn vị phải chấp hành theo chỉ đạo của Hà Nội về phòng chống dịch, như vậy mới có trật tự", ông Dũng nhấn mạnh. Ông cho biết để chống dịch hiệu quả, khi tiếp nhận phản ánh từ dư luận, thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra và xử lý ngay.
Trao đổi với Zing , Giám đốc Bệnh viện E Lê Ngọc Thành cho biết sau khi phát hiện tình trạng tụ tập đông người ở điểm tiêm tại bệnh viện, lãnh đạo cơ quan đã quyết định dừng điểm tiêm này, xin ý kiến Bộ Y tế và thành phố.
Ông Thành cho biết việc tụ tập đông người hôm nay là "sự cố ngoài ý muốn", người dân đến đăng ký tiêm nhưng không theo thời gian hẹn, dẫn đến việc ùn ứ, chen chúc.
"Điểm tiêm vaccine này đã được thực hiện từ trước, đến nay đã tiêm cho khoảng 50.000 người. Nhưng hôm nay mới có sự cố, chúng tôi đã quyết định dừng để xin ý kiến và tổ chức lại theo đúng quy định", ông Thành nói.
Những người trẻ mang nỗi buồn Covid-19 Những ngày giãn cách, Trần Thu Hồng cảm thấy mất khả năng kiểm soát cuộc đời, mọi thứ đột ngột đứng yên một chỗ, hoặc nếu có, chuyển động cũng rất chậm. 2021 đáng lẽ là một năm đầy triển vọng với Hồng nhưng Covid-19 đã khiến mọi thứ lỡ dở. Hai chuyến du lịch bị hủy, thẻ bơi bỏ xó, việc học...