Đã thương thì đến tuyền đài vẫn thương…
‘Hôm nay 8/3, ba viết thư này gửi mẹ’. Nét chữ run run của ông lão 77 tuổi gửi vợ dưới suối vàng làm tim tôi quặn thắt.
Ba tôi mang lá thư này để ngay bài vị của mẹ.
Mẹ mất chưa đến 100 ngày. Trong 49 ngày đầu, ngày nào cơm cúng bà, ông cũng dành phần ăn. Những chén cơm chay đạm bạc, nguội lạnh, còn vương khói nhang, chị em tôi mang vào lò viba quay lại cho nóng, bị ông từ chối. Ông nói, bà ăn sao, ông ăn vậy. Trong khói nhang kia có bóng bà.
Lá thư ba tôi để trên bài vị vợ sáng nay.
Thật như ba nói, mẹ tôi vô cùng vĩ đại. Bà là con gái một gia đình giàu truyền thống cách mạng, thương ông, người chiến sĩ hóa học, bạn “thanh mai trúc mã” cùng làng ở Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Nhờ có chút học thức, bà được phân công đảm nhận nhiều vị trí công tác quan trọng. Bà từng là phân xưởng trưởng xí nghiệp bánh kẹo Thanh Hóa, phân xưởng chè Báo Đáp, Yên Bái… Nhưng, rất nhiều lần bà gạt ngang hết chức vụ để khăn gói theo chồng đi “xẻ dọc Trường Sơn”.
Năm 1976, ba tôi nhận nhiệm vụ về Bạc Liêu công tác, mẹ lại ôm bốn chị em tôi theo chồng. Lúc đó, chị Hai mới 11 tuổi, em Út còn ẵm ngửa trên tay. Từ phân xưởng trưởng xí nghiệp, mẹ một lần nữa làm lại từ đầu, xắn tay cuốc đất, đào mương. Giống bao người dân Bạc Liêu thời đó, mẹ nuôi cá giống, trồng dừa… Thấy mẹ hay lam hay làm, phường mời mẹ tham gia Hội Phụ nữ. Nhờ có kinh nghiệm tổ chức hoạt động, gầy dựng phong trào, chẳng mấy năm, mẹ được bầu làm chủ tịch Hội Phụ nữ phường 8. Buổi đi hội họp, buổi lặn lội khắp hang cùng ngõ hẹp trong các xóm rẫy sâu thăm hỏi chị em, về tới nhà mẹ lại lội xuống ao thăm cá.
Lúc đó, do nhiệm vụ công tác, ba được điều động về Nông trường Minh Hải, trụ sở tận Cà Mau, mỗi tuần mới về một lần. Chưa bao giờ chúng tôi thấy mẹ phàn nàn hay than phiền bất cứ câu nào. Dù nghèo khó, nhưng mỗi tuần lúc ba về, nhà lại rộn tiếng cười của mẹ. Một tay mẹ vừa làm, vừa chăm bốn đứa con. Thương mẹ vất vả, không đứa nào dám rong chơi, đi học về, chị Hai lại phân công chúng tôi việc nhà, chăm ao cá. Cứ vậy, lần lượt từng đứa con lớn lên. Khi cả làng không ai vào đại học, thì chị em tôi lần lượt được ba mẹ đưa tới tận cổng trường đại học.
Ngày đó chưa có khái niệm vay vốn cho con đi học, nên để chúng tôi được học, ba mẹ lần lượt xin nghỉ mất sức, nghỉ hưu sớm để lấy tiền chế độ làm lộ phí cho mỗi đứa. Thậm chí để con có tiền ăn, ba đưa cả sổ lương hưu cho anh Tư tự lãnh, tự chi tiêu.
Mẹ tôi (bìa phải) cùng các chị em bạn dâu ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, gặp lại sau hơn 30 năm nhờ chuyến du lịch xuyên Việt đầy kỷ niệm với ba.
Thế rồi trồng cây cũng đến ngày hái quả. Khi các con học hành xong, yên bề gia thất, ba mời cả nhà đến thông báo sẽ đưa mẹ đi du lịch xuyên Việt. Chị em chúng tôi nhìn nhau bất ngờ. Ba nói, xưa giờ mẹ đã xuyên Việt cùng ba, từ Bắc vô Nam, từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, nhưng những chuyến đi đó chưa lần nào vì mẹ của các con. Mẹ phải khăn gói, áo cơm vất vả, chưa bao giờ được đi chơi.
Thế là ba mẹ đi một tháng. Và đó dường như là một trong những chuyến đi sau cùng của mẹ. Năm 2011, mẹ bị phát hiện bệnh Parkinson, bắt đầu những tháng ngày khủng khiếp nhất với mẹ, ba và bốn chị em chúng tôi. Từ một người hay làm, làm nhanh gọn tất cả mọi thứ, khi thấy tay mình không cầm nắm được, mẹ rơi vào khủng hoảng. Mẹ giận dỗi, trách mắng mọi thứ quanh mình. Khi ấy các chị em đi làm hết, chỉ còn ba bên mẹ, lẳng lặng nghe, chịu và thương.
Chín năm mẹ bệnh, người giúp việc là vai chính, còn ba thành tổng chỉ huy: phân chia thuốc men, dinh dưỡng cho mẹ, theo dõi huyết áp, tim mạch mỗi ngày. Vì hội chứng rung liệt và suy giảm trí nhớ, mẹ quên nhiều thứ. Nhưng tâm thức bà không hề quên chồng con. Mỗi lần các con gái, con dâu hoặc người giúp việc đút cháo, sữa cho mẹ, trước bữa ăn, lúc nào mẹ cũng hỏi: “Ông tôi ăn chưa? Hôm nay ông ăn gì? Ông tôi thích bánh cuốn, thích phở Trọng đó, biết không?”.
Ba tôi bên mẹ khi bà vừa phát bệnh.
Video đang HOT
Ba tôi cũng thế, dù biết mẹ bị vẹo xương, chẳng thể ngồi mâm, nhưng mỗi lần vào bữa, ông cũng gọi mời: “Bà ăn cơm nhé!”.
Ngày bà mất, ông bảo chúng tôi, ba biết mọi sự kết thúc thế này là tốt cho tất cả, và hơn hết nhẹ nhàng cho mẹ. Ba sẽ cố gắng kiên cường, nhưng không biết bao giờ ba quỵ đâu nha.
“Hôm nay 8/3, ba viết thư này gửi mẹ”. Nét chữ run run của ông lão 77 tuổi gửi vợ dưới suối vàng làm tim tôi quặn thắt. Tôi biết, mỗi con chữ viết ra đều là yêu thương chan chứa. Chị em tôi bảo nhau: “Mẹ mình thật hạnh phúc!”. Mối tình duy nhất trong đời, mẹ tôi đã mang được xuống tuyền đài!
Nguyễn Thụy Diễm Chi
Theo phunuonline.com.vn
Chuyện tình nhà chàng đối diện nhà tôi, lấy nhau rồi mà 'cứ ngỡ mình là gái chưa chồng'
Có bạn trai là anh chàng hàng xóm nhưng Phương Thảo lại không được hưởng cái thú vị của việc yêu gần bởi khi đó Trọng Dũng đang công tác ở Vũng Tàu. Nhưng bù lại, sau 2 năm kiên trì yêu xa, Thảo hạnh phúc vì lấy được chồng gần, nhà chỉ vài bước chân.
Trịnh Phương Thảo (SN 1993) và Lê Trọng Dũng (SN 1989) cùng sinh ra và lớn lên tại một ngõ xóm nhỏ của thành phố Hà Nội. Nhà đối diện nhau, chỉ cách vài bước chân là đã có thể chạm mặt thế nhưng Thảo và Dũng lại chẳng mấy khi trò chuyện, tiếp xúc.
Phương Thảo - Trọng Dũng cùng sinh ra và lớn lên tại một ngõ xóm nhỏ của Hà Nội
Nhà đối diện nhau, chỉ cách vài bước chân qua lại nhưng Thảo và Dũng lại không trở thành 'thanh mai trúc mã'
Ngày bé không mấy thân thiết, bước sang độ tuổi thiếu niên, cặp đôi lại càng trở nên xa cách khi cả hai đều bận rộn với việc học và những mối quan hệ bạn bè riêng. Đôi khi vô tình chạm mặt ngoài ngõ, Dũng - Thảo cũng chỉ biết cúi mặt cười nhẹ chào nhau mà chẳng ai trong hai người dám mở lời bắt chuyện với người kia.
Sự ngại ngùng của tuổi mới lớn làm cặp đôi cứ 'gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời' như thế cho đến ngày định mệnh 2/9/2015, Trọng Dũng gặp lại Phương Thảo khi anh về nhà nghỉ lễ sau thời gian dài đi làm xa. Lần này, chàng trai SN 1989 đã không để lỡ mất cơ hội, anh chủ động mời cô gái nhà bên đi uống cafe. Từ đó, đôi trẻ bắt đầu nói chuyện, thân thiết và cởi mở hơn với nhau.
'Anh bảo anh ấn tượng với mình vì trong mắt anh trông mình rất hiền với mái tóc dài màu đen. Trong lần hẹn gặp đầu tiên anh đã vẽ tặng mình một bức tranh chân dung', Phương Thảo vui vẻ nhớ lại kỉ niệm lần đầu hẹn hò.
Ngày bé xa cách, tới khi trưởng thành cặp đôi mới xích lại gần nhau
Chuyện tình của họ ngỡ rất gần nhưng hóa ra lại rất xa
Vì Dũng đi làm ở Vũng Tàu nên cặp đôi phải yêu xa
Yêu một anh hàng xóm thế nhưng Thảo lại không được tận hưởng cảm giác thú vị của việc yêu gần bởi tình yêu của họ thực chất lại là yêu xa do thời gian đó Trọng Dũng vẫn đang công tác ở Vũng Tàu. Bởi vậy mà các cuộc hẹn hò của cặp đôi hầu hết đều là những cuộc gọi facetime.
Khoảng 2 tháng 1 lần, Dũng xin nghỉ phép 2 tuần để về thăm nhà và đưa Thảo đi chơi, hâm nóng tình cảm. Kiên trì yêu xa như vậy trong suốt 2 năm, cuối cùng tình yêu của họ cũng đến ngày 'ra trái ngọt' bằng một đám cưới hạnh phúc.
Người ta thường nói, đối với con gái chẳng gì sướng bằng đi lấy chồng gần vì vừa được ở gần cha mẹ ruột lại vừa được hưởng sự chăm sóc từ cả hai bên gia đình nội, ngoại. Phương Thảo cũng là một cô gái may mắn vì nhà chồng ở ngay đối diện nhà mình.
Phương Thảo kể về chuyện làm dâu gần nhà: 'Lấy chồng gần nhà cảm giác vui lắm nhé, thấy cũng không khác lúc chưa đi làm dâu là mấy. Sáng đến giờ đi làm mình vẫn qua nhà chào bố mẹ rồi mới đi. Tối về cơm nước xong lại ghé qua nhà ngoại chơi một chút.
Vì hai nhà ở gần quá nên việc chuyển quần áo sang cũng dễ dàng hơn. Đồ đạc mình cứ chuyển từ từ, nhớ ra cần thêm cái gì là lại chạy vù về nhà lấy. Có hôm cuối tuần nghỉ làm, mình đang quét sân nhà chồng thì thấy bố đẻ mình đi ngang qua cười toe rồi trêu 'qua quét sân cho bố với con nhé'. Thật sự nhiều khi cứ ngỡ mình là gái chưa chồng'.
'Lấy chồng gần nhà sướng lắm, chạy ù cái là về tới nhà bố mẹ đẻ', Phương Thảo chia sẻ
Chuyện tình nhà nàng ở cạnh nhà tôi là có thật!
Nhà cô dâu đối diện nhà chú rể. Lúc cô dâu đang makeup, 2 bé bên nhà chú rể chay qua ngó, nhìn được cả chiếc cổng màu xanh của nhà chú rể.
Từ nhà cô dâu ngó sang cũng có thể thấy được chú rể bên nhà anh...
Khoảnh khắc cô dâu 9X khóc vì rời vòng tay cha mẹ để về làm 'con nhà người ta'
Nhưng rồi lại nở nụ cười nhanh chóng vì nhớ ra nhà chồng chỉ cách nhà mình vài bước chân
Có chung sở thích là ăn thịt và ăn kẹo nên mỗi khi Thảo giận dỗi là Dũng lại rủ đi ăn hoặc mua hoa cùng chocolate đi sang nhà bạn gái để làm lành và khi đó mọi giận hờn sẽ tan biến hết. Đáng nói, tần suất cãi nhau của cặp đôi ở mức độ khá cao nên cả chàng và nàng đều trở nên 'tròn vo' kể từ khi 'fall in love'.
Có lẽ cũng bởi những viên kẹo luôn gắn liền với Thảo và Dũng trong suốt quãng thời gian yêu nên tình cảm của họ cũng ngọt ngào, bền chặt như vị ngọt của đường hòa tan trong từng chiếc kẹo. Sự ngọt ngào, bền chặt này lớn đến nỗi có thể khiến đôi trẻ phá bỏ được 'lời nguyền' giới trẻ vẫn lan truyền trên mạng xã hội bấy lâu nay, đó là các cặp tình nhân cứ đi du lịch Đà Lạt về là 'auto' chia tay.
'Trước khi đi Đà Lạt mình có nghe nói về về 'lời nguyền chia tay' nên trong lòng cũng hơi lo. Tuy nhiên sau khi đi về mình lại cảm nhận được sự quan tâm chu đáo, ân cần và tỉ mỉ từ những việc nhỏ nhặt nhất mà anh dành cho mình nên tình cảm của hai đứa lại càng gắn kết.
Chồng mình là người đàn ông biết nhường nhịn và yêu thương vợ nhất trên đời. Mình đọc ở đâu đó có câu: 'Người làm bạn rung động chỉ để yêu thôi, người chịu đựng được bạn mới là để cưới' và quả thật là như thế. Mình nghĩ nếu không phải anh thì không ai giỏi nhường nhịn và chiều được tính cách thất thường của mình', cô gái SN 1993 chia sẻ.
Tình yêu của Thảo và Dũng gắn liền với những viên chocolate
Nên họ yêu nhau cũng rất ngọt ngào như kẹo
Cặp đôi đã phá bỏ được 'lời nguyền' giới trẻ vẫn lan truyền trên mạng xã hội bấy lâu nay, đó là các cặp tình nhân cứ đi du lịch Đà Lạt về là 'auto' chia tay
Giữa Thảo và Dũng chưa bao giờ xuất hiện người thứ ba chen vào mối quan hệ của họ
Tin tưởng đối phương, luôn cập nhật, thông báo tình hình hoạt động cá nhân cho nhau là cách để Thảo và Dũng làm cho người bạn đời cảm thấy yên tâm. Cũng nhờ vậy mà từ khi yêu đến tận bây giờ chưa có bất kì người thứ ba nào có thể chen vào giữa tình yêu của họ.
Ảnh: Thắng Nguyễn Tử - Kevin Pham
Theo tiin.vn
Dụ tôi lên giường trong cơn đê mê, sáng hôm sau em nói sự thật đau đớn Tôi không ngờ em lại là con người như vậy, mọi chuyện đến nước này tôi đành câm lặng cưới em. Tôi và em quen nhau từ thời cấp 2, em là bạn thanh mai trúc mã với tôi và cũng là cô gái tôi thương suốt những năm tháng học sinh. Tình cảm học trò thuần khiết nhưng lại chẳng dám thổ...