Đà tăng bị cản trở, VN-Index đảo chiều giảm gần 5 điểm
Không ngoài dự đoán của của các chuyên gia tài chính – chứng khoán, sau phiên sáng ngày 11/8 tăng hơn 8 điểm, VN-Index đảo chiêù giảm điểm vào cuối phiên do áp lực bên bán xả hàng.
Trong đó, bất động sản vẫn là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số với mức đóng góp giảm hơn 4 điểm.
Những mã cổ phiếu tác động đến thị trường chứng khoán ngày 11/8. Ảnh chụp màn hình.
Có thể thấy, VN-Index đã có sự giằng co và rung lắc mạnh ở vùng từ 1.370 đến 1.400 điểm sau khi thị trường chứng khoán có một phiên tăng điểm bứt phá vào ngày 10/8 nhờ sự hỗ trợ của dòng tiền lớn để mở rộng sóng tăng từ đầu tháng 8 cho tới nay. Tuy nhiên, áp lực bán ở vùng 1.370 điểm đã kìm hãm đà tăng trong phiên hôm nay.
Chốt phiên giao dịch ngày 11/8, VN-Index đảo chiều giảm 4,64 điểm (0,34%) còn 1.357,79 điểm, HNX-Index giảm 0,63 điểm (0,19%) còn 334,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường là 31.780,53 tỷ đồng, tương đương khối lượng giao dịch là 1.062,19 triệu cổ phiếu.
Những cổ phiếu đầu ngành giảm giá mạnh nhất khiến đà tăng bị cản trở phải kể là nhóm bất động sản như VIC, VRE, VHM, NVL, BCM… Ngoài ra, còn có một số cổ phiếu ngân hàng và sản xuất cũng ảnh hưởng đến chỉ số thị trường như GVR, MSN, HPG, CTG, GAS… Tuy nhiên, những cổ phiếu kéo đà giảm không đi quá sâu là nhờ phần lớn các cổ phiếu ngân hàng như: VCB, VPB, MSB, TPB…
Trước đó, trong phiên sáng ngày 11/8, VN-Index đã có đà tăng 8,14 điểm ( 0,60%) lên 1.370,57 điểm với 209 mã tăng và 155 mã giảm.
Video đang HOT
Nhóm ngành xây dựng góp phần làm thị trường giảm điểm mạnh nhất. Ảnh chụp màn hình
Theo nhận định của các chuyên gia tài chính – chứng khoán, thị trường chứng khoán đảo chiều giảm điểm không nằm ngoài dự đoán. Đánh giá về thị trường hiện tại, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Chuyên gia Chiến lược đầu tư của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI (SSI Research) cho rằng, VN-Index đã chinh phục vùng kháng cự 1.340 điểm, sau đó đã vượt ngưỡng cản tiếp theo là 1.360 điểm, đi cùng với việc thanh khoản trở lại. Đáng chú ý, dòng tiền ngoài việc tập trung vào các ngành có sức tăng mạnh như cảng biển, logistics, phân bón thì đã bắt đầu quay lại với cổ phiếu mía đường và đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Với góc nhìn cho nhà đầu tư cá nhân, ông Tâm cho rằng nhà đầu tư cá nhân mới – lực lượng lớn trong thị trường hiện tại – với tiềm lực và kiến thức có hạn sẽ không thể đi theo được đầy đủ cách nghiên cứu của các tổ chức chuyên nghiệp. Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng với việc lựa chọn các chỉ báo để phù hợp với từng mã cổ phiếu, tránh nhận tín hiệu sai lệch. Khối lượng giao dịch cũng cần được xem xét đến nhằm xác định lực cung cầu, từ đó truy vết dòng tiền lớn đang hướng tới nắm giữ cổ phiếu nào.
Bên cạnh đó, thông tin tiếp cận cần phải rõ ràng, chuẩn xác từ các như cơ quan quản lý, website các công ty niêm yết và báo cáo của các công ty chứng khoán. Thông thường, các luồng thông tin tốt sẽ cần một khoảng thời gian mới phản ánh vào lợi nhuận cũng như thị giá cổ phiếu của các công ty.
Một điểm phổ biến tại các nhà đầu tư cá nhân, đó là việc quyết định xuống tiền rất dễ dàng và chỉ thực sự khó khăn khi xác định điểm bán. Đây cũng chính là rủi ro phổ biến khi quản lý danh mục đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp tới mức lãi lỗ thu về. Với trường phái đầu tư ngắn hạn chiếm chi phối, yếu tố lớn nhất là biến động của giá cổ phiếu.
“Vì vậy, nhà đầu tư nên chuẩn bị các kịch bản về vùng mua – bán và ngưỡng chấp nhận rủi ro của bản thân. Từ đây đưa ra mức giá mục tiêu để bán ra khi đã đạt kỳ vọng lãi và điểm “dừng lỗ” (3-5%), vùng hỗ trợ mạnh nhằm hạn chế thua lỗ lớn”, ông Tâm cho hay.
Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức – Phát triển Khách hàng tổ chức, CTCP Chứng khoán SSI cũng khuyến nghị, việc lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc vào “khẩu vị” đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. Vì vậy, nhà đầu tư cá nhân cần quan sát các yếu tố phân tích cơ bản về nội tại doanh nghiệp vì các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ dễ dàng thay đổi do yếu tố cơ bản tác động.
Với cái nhìn của một nhà đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cho rằng, thông thường phương pháp phân tích cơ bản sẽ được sử dụng khi ra quyết định đầu tư. Cụ thể, các vấn đề được xét đến là tình hình vĩ mô, lãi suất, báo cáo tài chính để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp đó để đưa ra định giá cổ phiếu. Nhìn chung, định giá doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng lợi nhuận trong một vài năm tới và tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Nếu giá trị tương lai của doanh nghiệp, triển vọng lợi nhuận vẫn tích cực, giá cổ phiếu theo đó sẽ tiếp tục đi lên mặc dù kết quả hiện tại không khả quan.
Kết quả chứng khoán ngày 28/4/2021: Thị trường lấy lại sắc xanh, Vn-Index tăng gần 10 điểm
Sự trở lại khá tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là dòng ngân hàng đã giúp thị trường lấy lại sắc xanh, khiến cho chỉ số Vn-Index tăng 9,8 điểm.
Ngày 28/4, sau ít phút giằng co ở đầu phiên sáng, thị trường khởi sắc với hàng loạt cổ phiếu của dòng ngân hàng như MBB, STB, TCB, VPB, BID... tăng giá mạnh.
Tâm lý hứng khởi ở cuối phiên sáng đã lan sang phiên chiều giúp VN-Index dễ dàng chạm mốc 1.230 điểm ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa thoát khỏi tâm lý lo ngại sau những phiên biến động mạnh vừa qua khiến thị trường nhanh chóng hạ nhiệt sau khi thử thách vùng giá này.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng 9,80 điểm ( 0,8%) và lên mức 1.229,55 điểm. Thanh khoản đạt hơn 611,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.323,55 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE hôm nay có 280 mã tăng, 46 mã đứng giá và 128 mã giảm giá.
Thị trường lấy lại sắc xanh, Vn-Index tăng 9,8 điểm
Chỉ số VN30 tăng 10,25 điểm ( 0,8%) và ở mức 1.294,06 điểm. Thanh khoản đạt hơn 213,86 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 8.816,30 tỷ đồng. Rổ VN30 kết thúc ngày giao dịch có 21 mã tăng, 2 mã đi ngang và 7 mã giảm giá.
Xét cổ phiếu từng ngành, bộ 3 cổ phiếu ngân hàng quốc doanh biến động trong biên độ hẹp, cụ thể, VCB đứng giá tham chiếu, BID tăng 0,62% trong khi CTG tăng 0,25%. Khá nhiều cổ phiếu ngân hàng tư nhân tăng mạnh như EIB tăng 5,26%, STB tăng 4,76%, VPB tăng 3,38%, VIB tăng 2,81%, OCB tăng 2,41%, MBB tăng 2,2%... Dù vậy, vẫn có một số cổ phiếu giảm nhẹ như ACB, SSB, LPB.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhóm bất động sản. Ngay trong bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup cũng xuất hiện phân hóa khi VIC giảm 0,45%, VHM tăng nhẹ 0,9% trong khi VRE tăng mạnh 2,94%. Đáng chú ý, NVL tăng rất mạnh 5,35%, là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất vào chỉ số VN-Index. Với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn, sắc xanh nhìn chung áp đảo.
Các cổ phiếu hàng không, năng lượng giao dịch trong biên độ hẹp. Cụ thể, GAS và POW tăng lần lượt 0,49% và 0,83%; VJC giảm 0,94% trong khi HVN tăng 0,17%.
Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE hôm nay tiếp tục ở mức thấp, khi chỉ đạt 14.247 tỷ đồng, dù vậy vẫn nhỉnh hơn mức 13.065 tỷ đồng trong phiên ngày hôm qua.
Tại sàn Hà Nội, HNX chốt phiên với 133 mã tăng và 78 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,51 điểm ( 0,54%) lên 282,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 85,75 triệu đơn vị, giá trị 1.704,87 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,15 triệu đơn vị, giá trị 297,73 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, UpCoM-Index tăng 0,7 điểm ( 0,89%) lên 80,12 điểm với 180 mã tăng và 87 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 28,94 triệu đơn vị, giá trị 404,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,92 triệu đơn vị, giá trị 128,14 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng 'xanh mướt', VN-Index tăng hơn 8 điểm Mặc dù sàn HoSE vẫn ghi nhận 142 mã giảm giá (trong tổng số 483 mã chứng khoán) nhưng điểm đặc biệt là toàn bộ cổ phiếu ngân hàng đều tăng điểm. Cổ phiếu ngân hàng 'xanh mướt', VN-Index tăng hơn 8 điểm Sau khi vượt đỉnh lịch sử, quán tính tăng điểm của VN-Index vẫn được tiếp tục trong phiên 2/4 khi...