Đã tai tuyệt đối với 10 quả “bom tấn” công phá The Voice
Luật chơi thay đổi, vòng liveshow gay cấn hơn bao giờ hết.
Luật chơi thay đổi
Khác với những mùa trước, những đêm liveshow đầu tiên của The Voice Mỹ mùa thứ 3 không còn là cuộc chiến của những thí sinh trong cùng một đội mà mở rộng ra thành cuộc chiến của tất cả những thí sinh đã vào đến liveshow, bất kể họ thuộc đội nào.
Cụ thể, trong mỗi đêm liveshow, từng thí sinh sẽ trình diễn một ca khúc tự chọn để thuyết phục khán giả. Sau từng đêm thi, khán giả sẽ bắt đầu bình chọn thí sinh mình yêu thích nhất, thời gian bình chọn của mỗi đêm liveshow là 24h và đêm công bố kết quả sẽ diễn ra ngay sau đêm liveshow một ngày.
Trong đêm công bố kết quả, 2 thí sinh có số phiếu bình chọn thấp nhất sẽ bị loại ngay lập tức, không phân biệt đội thi. Điều này cũng có nghĩa là trong giai đoạn liveshow, huấn luyện viên chỉ còn giữ vai trò hướng dẫn cho thí sinh, mất quyền lực để can thiệp vào kết quả thí sinh nào đi tiếp vào trong.
Có thể thấy, ưu điểm của luật chơi mới này đó là tăng tính cạnh tranh cho cuộc thi, giảm thiểu sự bất công khi The Voice luôn có hiện tượng là một đội thi gồm nhiều những thí sinh tốt nhưng liên tục bị loại còn một đội có thí sinh dở nhưng vẫn được đi tiếp.
Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh nhược điểm đó là phiếu bình chọn của khán giả có thể không đáng tin, thí sinh vào vòng trong có thể không vì yếu tố “giọng hát” mà nhờ vào những yếu tố khác như “ngoại hình”, PR, chiêu trò,… Hoặc những thí sinh quá cá tính, âm nhạc quá mới không có đủ thời gian để dung hoà và thuyết phục khán giả nên bị loại. Bên cạnh là một câu hỏi khá lớn: Với công thức liveshow như vậy, phải chăng The Voice đang “đạo” luật chơi của X Factor?
Dù sao, những nhược điểm trên vẫn chưa bộc lộ nhiều và tạm thời không được đặt nặng nhờ thái độ dự thi và tinh thần chiến thắng của thí sinh nghiêm túc hơn bao giờ hết.
Xtina và Blake rực lửa mở đầu đêm thi.
“Cô gái bốc lửa” Sylvia Yacoub và “Girl on Fire”
Ở tuần trước, Sylvia Yacoub đã có một đêm thi gây nhiều tranh cãi khi thể hiện bản hit đình đám “My Heart Will Go On” của Celine Dion và được cân nhắc là thí sinh ít tiềm năng nhất top 10. Biết rõ tình hình nguy kịch của mình, tuần này, Sylvia trở lại mới một lựa chọn đầy rủi ro qua hit mới của Alicia Key,”Girl on Fire”.
Mở đầu bài hát, Sylvia gây ấn tượng với nét yêu kiều ẩn sau cây đàn piano. Tuy vậy, giọng hát của cô ở khúc dạo đầu này không được tốt, hấu hết các nốt đều bị lơi và xử lý thiếu kinh nghiệm, phơi bày một giọng hát yếu, mỏng và kém tinh tế. Nhưng, đến phần sau của bài hát, khi không còn núp sau cây piano nữa và nhạc đệm điện tử nổi lên rộn ràng, Sylvia đã thực sự bốc cháy hừng hực và thuyết phục người nghe với ngọn lửa nóng bỏng rạo rực trong giọng hát của mình.
Có thể khẳng định, ở đêm thi này, Sylvia đã lấy lại được thế đứng trong cuộc chơi, những bản nhạc nhưGirl on Fire là một định hướng đúng dắn cho Sylvia.
Phần dự thi của Sylvia Yacoub.
“Tình yêu của nước Mỹ” Terry McDermott và “Summer of ‘69″
Dù cũ kĩ trong phong cách, ca khúc anh hát là âm nhạc của một thế hệ ca sĩ/nhạc sĩ đã… “qua đời”, Terry vẫn nhận được một sự ủng hộ nhiệt tình đến kỳ lạ của nước Mỹ. Bề mặt của sự ủng hộ khó hiểu này đó là những lời tán dương không ngớt trên hấu hết tất cả các trang báo có đăng tin về The Voice trên đất nước Mỹ. Nhiều tờ báo đồng tình với nhau rằng với một giọng hát trời phú, Terry xứng đáng có một hợp đồng thu âm và thật là một nỗi hổ thẹn của nước Mỹ khi để anh chàng phải muối mặt đi thi thì giọng hát mới được biết đến..
Bái hát Terry lựa chọn trong đêm liveshow tuần này, “Summer of ‘69″, là bài hát mới nhất trong số những bài hát Terry đã thể hiện trong cuộc thi. Tuy vậy, nó vẫn là một sáng tác từ năm 1985. Terry hát tốt, trình diễn tốt, giọng hát đẹp, sôi nổi và cũng thật sâu sắc. Vấn đề đáng nói ở đây, anh giống 100% Bryan Adam, cách anh ta hát và trình diễn trên sân khấu giống một ca sĩ giả trang hơn là một hình tượng nghệ sĩ mới có cá tính riêng .
Dựa trên những phản ứng đã qua của nước Mỹ, có lẽ cộng đồng yêu nhạc tại đây đang cần một Bryan Adams thứ hai. Nếu Terry tiếp tục hát Rock, nếu anh tiếp tục gắn bó với những bài hát của thế hệ trước, có thể khá chắc chắn là anh chàng đang nắm chắc một chiếc vé vào top 4.
Phần dự thi của Terry McDermott.
“Phù thuỷ quái chiêu” Melanie Martinez và “Seven Nation Army”
Cô phù thuỷ nhỏ này là sắc màu lạ lẫm hiếm thấy ở tất cả các cuộc thi âm nhạc mang tính đại chúng trên truyền hình. Chính vì vậy, tuy nước Mỹ còn hơi e dè trong việc đón nhận gam màu lạ này, nhưng Adam, HLV của Melanie, lại rất mực trân trọng cô phó nhòm trẻ, nhí nhảnh và quái chiêu này.
Với chất giọng “sơ sài”, thậm chí dưới mức “vừa đủ sài”, vũ khí Melanie có thể dùng để hớp hồn khán giả chỉ có thể là nhạc cảm và khả năng xử lý bài hát nhiều đột phá. Do đó, vấn đề chọn bài là rất quan trọng đối với cô nàng. Tuy nhiên, ở 2 tuần thi gần nhất, cô đã chọn bài không tốt và hiện đang là ứng cử viên sáng giá cho một trong hai chiếc vé ra về của tuần này.
Khá may mắn, khâu chọn bài tuần này của Melanie đã tốt hơn rất nhiều, đoạn phiên khúc đầy ngẫu hứng đã giúp cho “cô phù thuỷ” tha hồ tung hứng những phép thuật sở trường và gây được nhiều thiện cảm. Đây là lần đầu tiên trong suốt mùa thi, Melanie nhận được bình luận tích cực từ hấu hết các tờ báo trên đất Mỹ. Nhưng, khi mà khán giả The Voice thường hướng đến những giọng hát khoẻ, dày, phóng khoáng chơi đùa với những nốt cao chới với thì số phận của một giọng hát “nhỏ nhắn” như Melanie luôn ở tình trạng bấp bênh.
Phần dự thi của Melanie Martinez.
“Ông hoàng chiếu dưới” Cody Belew và “Crazy in Love”
Là thí sinh nằm ở “chiếu dưới” trong cuộc đua The Voice dù khả năng trình diễn và kiểm soát sân khấu tốt nhất cuộc thi, giọng hát cũng không phải tồi, nhạc cảm và cá tính âm nhạc có thể được xếp vào hàng sâu sắc, nhưng không hiểu lý do vì sao, Cody luôn là tâm bão thu hút những nhận định “ghen ghét” của nước Mỹ. Các báo luôn gọi anh là một trong những sai lầm lớn của cuộc thi, ở vòng đối đầu và knock-out, nhiều phóng viên đã lên tiếng chỉ trích Cee Lo khi đưa anh chàng này vào vòng trong.
Video đang HOT
Có thể, lý do Cody bị ghét là vì anh quá “đồng bóng” cả trên sân khấu lẫn trong những clip tập luyện trước giờ thi, hoặc có thể là vì anh nói quá nhiều về âm nhạc, trong khi ngưỡi Mỹ thích nghe về những câu chuyện phép màu, những phận đời khó khăn. Lý giải thứ hai khá hợp lý vì ở tuần trước, sau khi tạm ngưng nói về âm nhạc ở clip giới thiệu trước giờ thi và thay vào đó câu chuyện về một quá khứ nhọc nhằn của bản thân, Cody lập tức nhận được nhiều bình luận cảm thông cả trên youtube lẫn các mặt báo.
Ở tuần này, lựa chọn một bản nhạc dance R&B với tiết tấu khá nhanh, Cody có lẽ đã làm nhiều khán giả phải bất ngờ. Tuy vậy, vẫn dễ nhận ra dáng vẻ “đồng bóng” quen thuộc của anh chàng qua những sắc thái ngạo đời, bất cần của ca khúc “Crazy in Love”, nhịp hát nhanh, nóng bỏng và quyến rũ giúp anh chàng giải toả được hết những gò bó của cơ thể và khẳng định thương hiệu “ông hoàng sân khấu” của mình. Đáng nói hơn cả, bài hát đã thực sự đập tan định kiến về một Cody nhàm chán suốt đời chỉ biết rên rỉ những bản ballads não lòng, điều mà Cody cố gắng thực hiện hai tuần qua.
Phản ứng từ phía khán đài dành cho Cody ở màn biểu diễn này là khá tích cực, đặc biệt là khi anh bất ngờ kèm thêm vào phần thi một đoạn khiêu vũ khá “chảnh choẹ” và hài hước sau khi bài hát đã kết thúc.
Phần dự thi của Cody Belew.
“Con cưng của nhà đài” Bryan Keith và “New York State of Mind”
Sau khi De’Borah bất ngờ bị loại, Bryan Keith là đứa con cưng cuối cùng của nhà đài còn sót lại trong mùa này. Dễ thấy sự ưu ái đài NBC dành cho Bryan khi màn audition của anh được chọn trình chiếu trên Youtube 2 tuần trước khi cuộc thi bắt đầu nhằm thu hút sự chú ý. Ở các vòng sau đó, cứ khi nào có The Voice là khi đó xuất hiện Bryan trên màn ảnh ít nhất một lần bất kể đêm đó anh ta có thi hay không. Và cuối cùng, hiển nhiên là những clip phỏng vấn với những câu hỏi luôn tràn ngập những từ ngữ ca tụng.
Bryan có giọng hát dày, chắc, đầy nam tính, thêm vào đó là một gu âm nhạc nhiều điểm tương đồng và dành được nhiều sự chia sẻ từ Adam Levin. Điều này giúp cho anh luôn có một vị trí chắc chắn trong team của vị HLV này. Tuy vậy, âm nhạc của Bryan lại vô cùng kém sáng tạo, mặc dù đã bị Adam cảnh cáo một lần ở vòng knock-out, nhưng Bryan vẫn không hề thay đổi. Mỗi khi Bryan thể hiện một ca khúc nào đó là một lần người nghe lại phải mệt nhoài với những sự so sánh, những sự so sánh đáng ra không cần có vì anh hát quá quá là giống với bản gốc!
Tuần này, với “New York State of Mind”, Bryan vẫn là một Bryan nghèo tính đột phá như mọi ngày. Tuy vậy, có một chút may mắn khi Bryan không còn hát những bản pop suôn sẻ, dễ dãi nữa mà lựa chọn một ca khúc pha thêm chút màu Blue. Giai điệu trúc trắc của thể loại này phần nào giúp cho giọng hát của anh tạo được nhiều điểm nhấn hơn và đồng thời giúp người nghe phần nào thấy được những kỹ thuật xử lý rất riêng của anh. Nhưng, xếp ngay sau màn trình diễn đầy phá cách và giàu năng lượng của Cody, liệu người xem có còn đủ tỉnh táo để nhìn thấy thay đổi nhỏ bé này ở Bryan?
Dẫu sao, anh cũng có một giọng hát đẹp, giàu nội lực, điều đó giúp anh xứng đáng được đi tiếp vào trong. Hi vọng anh sẽ sớm tìm ra mảng màu đột phá cho bản thân.
Phần dự thi của Bryan Keith.
“Diva The Voice”Amanda Brown và “Stars”
Một giọng nữ ồn ào và nhàm chán đúng nghĩa, điểm tốt duy nhất ở thí sinh này đó là cô luôn cống hiến 200% nội lực ở tất cả các màn dự thi, và khi nhận định The Voice là nơi dành cho đối tượng khán giả ám ảnh với những giọng hát to lớn, thích bồng đùa với các nốt cao, đó là dành cho trường hợp của Amanda. Bằng một con đường khó hiểu nào đó, người Mỹ luồn tìm thấy được sự đồng cảm với thí sinh này, cô càng gào to, càng hét mạnh, thì hình tượng diva của cuộc thi trong lòng khán giả càng không thể lay chuyển.
Tuần thi này, Amanda bớt “quậy phá” một chút với bản ballads nồng nàn “Stars” của Grace Potter. Ở bài hát này, Amanda thể hiện bằng rất nhiều cảm xúc chất chứa. Nhưng, có cảm xúc không hẳn là tốt, có cảm và biết kiềm chế, kiểm soát nó mới là một ca sĩ thực thụ. Sự thiếu kiểm soát kết hợp với giọng hát rèn giũa chưa đủ độ đã cho ra những nốt cao không vững vàng, thé, và gây rát tai.Tuy nhiên, nhiều nốt cao và nhiều cảm xúc, dó là tất cả những gì nước Mỹ cần ở một diva đang tuổi đi thi như thế này, sẽ không khó để dự đoán số phận của cô nàng.
Phần dự thi của Amanda Brown.
“Lão làng gợi cảm” Nicholas David và “Lean on Me”
Nicholas là hiện tượng tích cực hiếm hoi ở The Voice Mỹ mùa này. Ẩn trong mình một giai điệu trưởng thành cùng một giọng hát đậm chất soul, mỗi khi Nicholas cất tiếng hát là một lần vẻ đẹp thực thụ của âm nhạc duyên dáng lộ diện. Thêm vào đó, lối trình diễn sân kháu của ông luôn giản dị, chân thực, càng tôn thêm vẻ gợi cảm cho từng màn dự thi.
Tuần này, với “Lean On Me”, Nicholas mở đầu phần dự khá ổn và khá ấn tượng khi vừa chơi piano vừa hát. Nhưng, sự hỗ trợ của dàn bè lại là một lựa chọn quá sai lầm khi cách phối bè không mới lại quá kém tinh nhạy đã làm mờ những nốt soul rất đắt trong cách xử lý của Nicholas., toàn bộ đoạn cao trào hay nhất của bài hát đã bị giàn bè huỷ hoại.
Đáng nói hơn, cách thiết kế bài hát quá cũ và quá truyền thống và Cee Lo và Nicholas sử dụng ở tuần này là một lựa chọn hết sức nguy hiểm, bởi ai cũng biết, ở tất cả các cuộc thi âm nhạc đại chúng, người thua cuộc đầu tiên luôn là những “người già” hát theo phong cách “cổ lỗ sĩ”. Hi vọng Nicholas sẽ không mắc lại sai lầm ở tuần sau.
Phần dự thi của Nicholas David.
“Giọng nam thần thánh” Trevin Hunte và “Scream”
Hiện tại, Trevin là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí vô địch của mùa này, lý do thật dễ lý giải: Giong teen nam với âm vực rộng, cực dày, cực khoẻ, có khả năng đẩy lên những nốt cực kỳ cao. Tờ Gossip & Gab từng gọi anh là “Goddess Voice”, giọng ca thần thánh!
Tuần này, Trevin biến đổi đầy tười mới khi gạt những bản power ballads sang một bên và thực hiện một bản dance với tiết tấu cực nhanh. Đây là nước đi cần thiết, nhưng, biến đổi quá đột ngột và quay ngoắt 180 độ như vậy lại là hành động quá mạo hiểm. Thật may, khâu chọn bài của Cee Lo và Trevin rất tốt, rất thông minh, bản dance “Scream” thực chất vẫn ẩn giấu đâu đó một cái hồn ballads rất dễ nhận diện, mà ballads đầy cao trào thì hẳn là sở trường của Trevin.
Một màn trình diễn có thể xem là tuyệt vời, so với những gì dư luận ưu ái dành tặng. Đây là lần đầu tiên Trevin đáp đền xứng đáng khi anh thực sự là chính mình chứ không còn là một hình tượng vay mượn nữa. Tuy nhiên, thay đổi đến quá đột ngột nên có vẻ nước Mỹ vẫn chưa kịp thích ứng,. Phóng viên John Kubicek của tờ BuddyTV nhận định: “Tôi mừng vì anh ấy đã chịu thử nghiệm một thứ gì đó khác lạ, nhưng làm ơn quay lại với những bản ballads trước khi quá muộn.”
Màn dự thi cỉa Trevin Hunte.
“Tắc kè hoa” Cassadee Pope và “Over You”
Giọng ca của Cassadee Pope có một chút màu sắc country, lại được huấn luyện bới Blake nên những bài thi luôn phảng phất chất nhạc đồng quê. Tuy vậy, cô vẫn là thí sinh có chất nhạc biến đổi khó lường nhất, lúc thì nhí nhảnh bất tận, lúc lại sầu đời tột độ, gần như, người ta không thể đoán được cô sẽ hát gì, thế hiện gì ở tuần thi tiếp theo.
Tuần này, Cassadee lựa chọn thể hiện một bản country ballads nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm mang tên”Over You”. Đây là bái hát Blake dồng sáng tác cùng vợ mình, bài hát viết về nỗi đau khi Blake mất đi người anh trai, và Cassadee lựa chọn nó để tưởng nhớ về người ông đã mất. Một phần dự thi giản dị, chân thật, chất giọng của của cô gái trẻ biểu hiện hoàn hảo đến khó ngờ. Đây là phần dự thi tốt nhất của Cassadee trong suốt mùa giải, và là phần dự thi dành được nhiều đồng cảm từ phái người xem nhất trong liveshow tuần này.
Tờ Toronto Star miêu tả: “Một cú sốc kinh hoàng của đêm thi, chúng tôi chưa từng thấy chút gì hay ho ở cô nàng “bất ổn” này, nhưng hôm nay, cô ấy thực sự đã làm cả nước Mỹ rơi lệ.”
“Over You” của Cassadee Pope cũng là màn dự thi cớ lượt xem (view) trên Youtube cao nhất, gấp 4-5 lần những màn dự thi khác của tuần.
Màn dự thi của Cassadee Pope.
“Bạch mã hoàng tử” Dez Duron và “Feeling Good”
Không chỉ có gương mặt hoàng tử và thân hình siêu mẫu, Dez còn gây được chú ý với tính cách vui vẻ, hoà đồng và chân thành của mình, chỉ sau một đêm liveshow, thiếu nữ nước Mỹ đã tập trung toàn bộ sự chú ý về chàng trai này, và các báo phải liên tục chạy hàng loạt bài viết về thân phận, cuộc sống của chàng trai để giải toả cơn khát.
Và khi tờ báo E-Online than vãn bất lực:”Làm sao mà người ta có thể thấy được tài năng ca nhạc của chàng ta khi mà tất cả sự chú ý đã bận đổ dồn vào gương mặt điển trai đến nghiêng nước nghiêng thành kia rồi?” thì đó cũng là một phần đáng đề cập của sự thật.
Về mặt âm nhạc, cố “nhắm mắt” để vạch lá tìm sâu, người ta sẽ ngay lập tức đem bài thi “Feeling Good” của Dez tuần này để đi so với bản cover mới nhất của cô bé 13 tuổi đang là thí sinh của X Factor Mỹ, và bản cover gần giống nhất của Michael Bublé, và Dez thật sự khó thắng nổi trong cả 2 cuộc so găng này.
Tuy nhiên, cũng có một nhận xét vô cùng chính xác từ phía khán giả theo dõi anh trên youtube đó là “Đây chắc chắn không là bản cover hay nhất, nhưng hiển nhiên là bản cover &’sexy’ nhất!”. Thực tế, Dez đã hoàn thành rất tốt bài thi này, ngoại trừ nốt gằn kết bài khá yểu, thiếu kiểm soát, còn lại anh đều hoàn thiện một cách mĩ mãn. Đặc biệt, những câu xử lý luyến láy đầu bài của anh thực sự là đỉnh điểm của sự gợi cảm.
Một tài năng thực sự với một cá tính âm nhạc khá thú vị. Nếu như có ai đó lỡ bình chọn cho anh chỉ vì ngoại hình thì đó không phải là một sai lầm đáng chê trách.
Phần dự thi của Dez Duron.
Kết quả
Sau một ngày bình chọn, kết quả cuối cùng là con cưng của nhà đài, Bryan Keith, và cô nàng bốc lửa, Sylvia Yacoub, có ít phiếu bình chọn nhất. 2 thí sinh này chính thức bị loại ra khỏi cuộc thi. Đây là một kết quả đáng mừng vì trong suốt những tuần qua, đây là 2 thí sinh thể hiện rõ nét nhất sự kiệt quệ trong bầu năng lượng nghệ thuật.
Với 8 thí sinh còn lại, ngoại trừ Amanda vốn rất nhàm, gần như đã bung hết chiêu trò qua những tuần thi vừa rồi và Terry có vẻ như không có ý định đổi mới, 6 thí sinh còn lại đều là những gương mặt hứa hẹn nhiều sự bùng nổ bất ngờ. Đêm liveshow tuần sau của The Voice Mỹ nhiều khả năng sẽ lại là một đêm thi tuyệt vời nữa.
Lãng Du
Theo VNN
Đội Christina Aguilera thất thế ở top 8 The Voice Mỹ
Giấc mơ giúp 1 giọng ca nữ giành vị trí quán quân "The Voice" xứ sở cờ hoa vào mùa thứ 3 của nữ ca sĩ sexy đã hoàn toàn phá sản.
Christina Aguilera trình diễn cùng 2 học trò trong chương trình công bố kết quả.
Tối qua, 20/11 (9 giờ sáng 21/11 giờ Việt Nam), đêm công bố kết quả top 10 của The VoiceMỹ đã diễn ra với sự ra đi của 2 cái tên là Sylvia Yacoub đội Christina và Bryan Keith đội Adam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp cô ca sĩ Just a fool mất đi một giọng ca nữ. Kết quả này làm cho Christina Aguilera chỉ còn đúng 1 quân bài duy nhất - Dez Duron - anh chàng điển trai hút fan nhưng không được đánh giá cao về giọng hát.
Cùng với sự thất thế của Christina Aguilera là thành công ngoài mong đợi của Cee Lo. Theo bình chọn của khán giả trên trang iTunes thì người bị loại là Cody Belew và Trevin Hunte của đội Cee Lo, nhưng kết quả ngược lại đã giúp vị huấn luyện viên lòe loẹt này bảo toàn được cả 3 "chiến binh".
Nếu như kết quả bình chọn không phản ánh đúng kết quả thì bảng xếp hạng những ca khúc được nghe và tải nhiều nhất iTunes kể từ sau đêm thi tối thứ 2 vừa qua lại thể hiện khá chính xác. Phần trình diễn của Sylvia Yacoub không chen chân nổi vào top 100 còn Bryan Keith đứng ở vị trí số 83. Trong khi đó, Seven Nation Armycủa Melanie Martinez đứng ở vị trí số 8 và đặc biệt là Over you của Cassadee Pop vượt lên vị trí số 1, đánh bật Gangnam Style xuống vị trí thứ 2.
Đội Christina Aguilera chính là người mở màn cho đêm công bố kết quả với phần trình diễn ca khúc mới Let there be love đầy sôi động. Adam Levin cũng trình diễn cùng các học trò Amanda Brown, Melanie Martinez và Bryan Keith ca khúc Crazy little thing called love. Trong đêm này, khán giả còn được thưởng thức màn trình diễn Hit me with your best shot của 2 đội Blake và Christina.
2 gương mặt bị loại trong đêm công bố kết quả Top 8.
Như vậy, top 8 của The Voice Mỹ mùa thứ 3 gồm những cái tên sau:
* Đội Cee Lo Green: Nicholas David - Cody Belew - Trevin Hunte
* Đội Blake Shelton: Cassadee Pope - Terry McDermott
* Đội Christina Aguilera: Dez Duron
* Đội Adam Levine: Melanie Martinez - Amanda Brown
Cả 8 thí sinh còn lại sẽ cùng biểu diễn vào tối thứ 2 tuần tới (26/11).
Clip các phần trình diễn trong đêm công bố kết quả:
Let there be love của đội Christina:
Crazy little thing called love của đội Adam:
Hit me with your best shot của top 10:
Change của Rascal Flatts:
HỒNG GIANG
Theo Infonet
The Voice Mỹ: Những cú "knock-out" đầy căng thẳng và hấp dẫn Sau vòng đối đầu, The Voice Mỹ bổ sung thêm một vòng thi mới mang tên "Knock-out" để tiếp tục cắt giảm một nửa số thí sinh trước khi bước vào vòng liveshow. Sau vòng thi đối đầu, mỗi đội của các huấn luyện viên đều còn lại 10 người. Tuy nhiên, khác với những mùa trước, ở mùa thứ ba này, những...