Đa số người Mỹ ủng hộ tấn công quân sự Iran
Phần lớn người Mỹ sẽ ủng hộ hành động quân sự đối với Iran nếu có bằng chứng Tehran đang phát triển bom nguyên tử, ngay cả khi cuộc tấn công đẩy giá dầu tăng cao hơn, cuộc điều tra do Reuters/Ipsos công bố ngày hôm qua cho hay.
Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình.
Cuộc điều tra cho thấy 56% người Mỹ sẽ ủng hộ Mỹ dùng biện pháp quân sự đối với Iran nếu có bằng chứng nước này đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. 39% người Mỹ phản đối.
Khi được hỏi liệu họ có ủng hộ hành động quân sự của Mỹ nếu điều đó làm giá dầu tăng cao, 53% người Mỹ trả lời “có” trong khi 42% trả lời “không”.
Cuộc điều tra của Reuters/Ipsos cũng phát hiện 62% người Mỹ sẽ ủng hội Israel tấn công quân sự Iran vì lý do tương tự.
Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố tất cả mọi lựa chọn đều được xem xét nhằm đối phó với chương trình hạt nhân của Iran song ông cũng khuyến khích Israel để cho các lệnh trừng phạt Iran có thêm thời gian phát huy tác dụng.
Video đang HOT
Giá xăng dầu tăng cao, một phần do căng thẳng ở Trung Đông, đang gia tăng áp lực chính trị đối với ông Obama khi ông nỗ lực tái tranh cử vào cuối năm nay.
Tổng thống của đảng Dân chủ này cũng đối mặt với hàng loạt chỉ trích của các đối thủ tiềm năng trong đảng Cộng hòa vì quá mềm mỏng đối với Iran và không hỗ trợ đủ cho Israel.
Cuộc điều tra của Reuters/Ipsos cũng cho thấy người đảng Cộng hòa tỏ ra sẵn sàng ủng hộ Mỹ hoặc Israel tấn công Iran hơn là người của đảng Dân chủ. 70% người Cộng hòa ủng hộ hành động quân sự của Mỹ, trong khi đảng Dân chủ là 46% và 51% những người độc lập có thái độ tương tự.
“Những gì chúng ta đang thấy là xu hướng chung mà chúng ta vẫn luôn thấy. Người Cộng hòa thường có thái độ “diều hâu” hơn là người Dân chủ hay những người độc lập”, nhà làm điều tra Ipsos Cliff Young cho biết. “Trong lịch sử người Cộng hòa thường có xu hướng tập trung vào an ninh hơn”.
Nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột với Iran đã phủ bóng xuống chính sách ngoại giao của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, cuộc bầu cử mà cử tri quan tâm đến kinh tế trong nước.
Obama cáo buộc các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa vào đầu tháng này đã “đánh trống trận” mà không thèm quan tâm đến hậu quả.
Cuộc điều tra được tiến hành từ 8-11/3, đối với 1.084 người lớn trên toàn nước Mỹ. Xác suất sai số là 3,1%.
Theo Dân Trí
Tình báo Mỹ không thấy bằng chứng cụ thể Iran tạo bom nguyên tử
Tờ báo New York Times hôm nay đưa tin, các nhà phân tích tình báo Mỹ vẫn tiếp tục tin rằng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy Iran đã quyết định phát triển bom nguyên tử.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tham gia lễ công bố các dự án hạt nhân mới tại Tehran hôm 15/2.
Dẫn lời các quan chức Mỹ không được nêu tên, tờ báo cho biết đánh giá mới nhất của các cơ quan tình báo Mỹ gần như trùng khớp với phát hiện tình báo năm 2007, với kết luận là Iran đã từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Giới chức Mỹ cho biết đánh giá đó gần như được tái khẳng định trong bản Dự trù tình báo quốc gia năm 2010 và vẫn giữ nguyên quan điểm đồng nhất của 16 cơ quan tình báo của Mỹ.
Báo cáo mới được đưa ra sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế cảnh báo rằng cơ quan này vẫn tiếp tục "lo ngại nghiêm trọng về khía cạnh quân sự trong chương trình hạt nhân của Iran".
Tờ Times cho biết không có bất đồng giữa các quan chức tình báo Mỹ, Israel, châu Âu về khía cạnh Iran đang làm giàu nhiên liệu hạt nhân và đang phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để trở thành một cường quốc hạt nhân.
Tuy nhiên, Cục tình báo trung ương (CIA) của Mỹ và các cơ quan tình báo khác tin rằng Iran chưa quyết định có nối lại chương trình song song nhằm thiết kế một đầu đạn hạt nhân hay không. Chương trình này được cho là đã bị ngưng vào năm 2003, tờ báo nhấn mạnh.
Cũng theo tờ báo, giới chức tình báo và các nhà phân tích bên ngoài tin có thể có một cách giải thích khác cho hoạt động làm giàu của Iran. Đó là Iran có thể đang tìm kiếm củng cố ảnh hưởng của mình trong khu vực, bằng cách tạo ra "sự mập mờ chiến lược" (theo cách gọi của một số nhà phân tích).
Thay vì phát triển bom vào thời điểm hiện nay, Iran có thể muốn tăng cường sức mạnh của mình bằng cách "gieo rắc" nghi ngờ cho các nước khác về tham vọng hạt nhân của mình, Times nhận định.
Một số đã nhắc đến ví dụ tương tự về Pakistan và Ấn Độ. Cả hai nước này đã có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật trong suốt nhiều thập niên, trước khi thực sự phát triển bom và thử chúng vào năm 1998.
Theo Dân Trí
Iran tuyên bố không tạo bom nguyên tử Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố nước này không sản xuất bom nguyên tử và sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình "khoa học hạt nhân", bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn của quốc tế. Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: AFP "Iran chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử. Iran...