Đa số người Mỹ lo ngại các cuộc biểu tình có thể lây lan Covid-19
Gần 90% người Mỹ trưởng thành lo ngại việc tham gia các biểu tình lớn sau cái chết của George Floyd khiến họ có nguy cơ mắc Covid-19.
Cuộc thăm dò do Axios-Ipsos tiến hành và công bố ngày 9/6, cho thấy 86% số người được khảo sát nói rằng tham dự các cuộc biểu tình sẽ khiến họ có nguy cơ cao hoặc trung bình mắc Covid-19, do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong khi đó, 13% cho biết tham gia biểu tình sẽ gây ra rủi ro nhỏ hoặc không có rủi ro.
Biểu tình vụ George Floyd ở New York. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ người được hỏi ý kiến lo ngại biểu tình sẽ dẫn đến bùng phát dịch bệnh cao hơn nhiều so với tỷ lệ những người lo lắng về những bước mà các bang đang thực hiện để mở lại nền kinh tế.
Cụ thể, 60% số người được hỏi ý kiến cho biết việc ăn ở nhà hàng có nguy cơ lớn hoặc trung bình, so với 54% người nói khi đến thẩm mỹ viện, hiệu cắt tóc và spa, và 52% người đồng ý việc mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ cũng gây ra nguy cơ tương tự. Chưa đến một nửa (46%), tin rằng việc trở lại làm việc bình thường có nguy cơ lớn hoặc trung bình đối với sức khỏe của họ.
Các chuyên gia y tế cho biết, sẽ mất nhiều tuần để biết được tác động của các cuộc biểu tình liên quan tới cái chết của ông Floyd đối với sự lây lan của Covid-19. Cuộc thăm dò cũng phát hiện ra rằng hơn 10% tham gia khảo sát có một thành viên gia đình hoặc bạn thân ngay lập tức tham gia biểu tình và 2% cho biết bản thân họ đã tham gia.
Video đang HOT
Khoảng 79% số người được hỏi bày tỏ lo ngại về sự tăng đột biến trong các trường hợp mắc bệnh Covid-19, với 50% cho biết họ cực kỳ hoặc rất lo ngại. Trong đó, đa số người thuộc đảng Dân chủ (60%) và 51% người có quan điểm trung lập, cũng như 37% đảng Cộng hòa cho biết họ cực kỳ hoặc rất lo ngại.
Cuộc thăm dò lần này Axios-Ipsos đã khảo sát hơn 1.000 người Mỹ trưởng thành trong khoảng thời gian từ ngày 5-8/6./.
Cựu binh Mỹ đứng biểu tình đến chảy gót giày dưới nắng nóng
Todd Winn, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ, đứng ba tiếng giữa trời nắng 38 độ C để biểu tình vì người da màu, đến mức gót giày nóng chảy.
Winn mặc quân phục và đứng một mình trước Tòa nhà Quốc hội bang Utah tại thành phố Salt Lake hôm 5/6. Ông dán một miếng băng dính màu đen trên miệng ghi dòng chữ "Tôi không thể thở", khẩu hiệu của cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và tình trạng bạo lực của cảnh sát sau cái chết của George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết tại thành phố Minneapolis.
Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội Reddit những ngày qua cho thấy Winn đứng nghiêm trên nền bê tông dưới trời nắng nóng, cầm theo tấm biển đề: "Công lý cho George Floyd, Breonna Taylor, Tamir Rice và vô số người khác".
Trời nóng đến mức gót giày của Winn bị chảy và bong ra, nhưng ông vẫn đứng im lặng một chỗ suốt ba giờ, từ chối uống nước và hầu như không di chuyển, trừ việc quỳ xuống.
Giày của Todd Winn bị chảy khi ông đứng trước Tòa nhà Quốc hội bang Utah, Mỹ, hôm 5/6. Ảnh: Business Insider.
"Khi nhìn thấy miếng băng dính trên miệng ông ấy, tôi phải thốt lên rằng điều này không thể tin nổi. Tôi biết thông điệp ông ấy đưa ra khá đặc biệt đối với nhiều người", nhiếp ảnh gia Robin Pendergrast, người chụp bức ảnh Winn đứng biểu tình, cho hay.
Một trong những bức ảnh của Winn do Pendergrast chụp nhận được 126.000 lượt bình chọn và 4.000 bình luận trên Reddit. Winn cũng tham gia cuộc thảo luận bên dưới bức ảnh, giải thích rằng nhiệm vụ ông đặt ra cho cuộc biểu tình đơn độc này là "cất tiếng nói của mình bằng sự im lặng".
"Tôi cố tình chọn cách thể hiện một khoảng lặng kéo dài, bởi tiếng nói của rất nhiều người không phải da trắng thường xuyên không được lắng nghe. Tôi không coi đây là vấn đề chính trị, mà là chuyện của nhân loại và toàn cầu", Winn viết, thêm rằng kế hoạch của ông không liên quan tới bất kỳ nhóm nào.
Todd Winn dán miếng băng dính ghi dòng chữ "Tôi không thể thở" lên miệng. Ảnh: Business Insider.
Winn cho biết ông đã hai lần bị thương trong một tháng sau khi được triển khai tới Iraq tham chiến năm 2005. Ông được trao hai huân chương Trái tim Tím vào tháng 11 năm đó và được giải ngũ vì lý do sức khỏe.
Katie Steck, bạn gái của Winn, cho hay ông rất tức giận với những bất công đang xảy ra ở Mỹ. "Anh ấy phải chứng kiến rất nhiều thứ không phải giá trị của Mỹ đang xảy ra. Đó không phải là những gì anh ấy muốn đại diện".
Cựu binh Mỹ bày tỏ hy vọng những cá nhân thường xuyên phớt lờ người biểu tình sẽ nhìn thấy hành động của ông và ngừng lại dù chỉ một lúc, để xem xét những điều người dân thực sự đang yêu cầu.
"Đó là sự bình đẳng và công bằng, quyền được tập hợp, không bị phân biệt đối xử bất kể màu da, quyền không phải sợ lực lượng cảnh sát, những người có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ cộng đồng. Việc này không nên trở thành các vấn đề chính trị đảng phái. Đó là mối lo ngại toàn cầu mà tất cả nên sẵn sàng hỗ trợ cho nhau", Winn cho hay.
Tranh cãi về ý tưởng xóa sổ cảnh sát Mỹ Nhiều người biểu tình Mỹ muốn thay cảnh sát bằng nhân viên xã hội để đảm bảo trị an, nhưng chuyên gia cho rằng ý tưởng này "điên rồ". MPD150, tổ chức vận động cộng đồng ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, từ lâu đã kêu gọi giải tán cảnh sát địa phương và ý kiến của họ đang thu hút sự...