Đa số người Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì dịch Covid-19
Đại đa số người Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì tình trạng lây lan toàn cầu của dịch Covid-19, theo một cuộc khảo sát mới.
Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh.
Có tới hơn ba phần tư số người Mỹ được hỏi, lên tới 78%, đổ lỗi cho Trung Quốc vì virus SARS-CoV-2 lây lan toàn cầu, theo kết quả khảo sát công bố ngày 30.7 của Trung Tâm Nghiên cứu Pew.
73% số người được hỏi cho biết họ “không có thiện cảm” với Trung Quốc, tăng 26% so với năm 2018.
Theo Pew, có 1.003 người Mỹ trưởng thành tham gia khảo sát qua điện thoại, tỉ lệ sai số là 3,7%.
Video đang HOT
Pew cũng đặt câu hỏi cho những người tham gia khảo sát về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Có 57% số người được hỏi nói rằng họ coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” của Mỹ, giảm nhẹ so với mức 66% vào năm 2012.
26% nói họ coi Trung Quốc là “kẻ thù” và 15% coi Trung Quốc nên là “đối tác” với Mỹ.
Có 51% số người Mỹ tham gia khảo sát tin rằng Mỹ nên xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Trung Quốc và 46% cho rằng Mỹ nên “cứng rắn hơn”.
Một nửa số người được hỏi tin rằng Mỹ nên buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, dù rằng điều này có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Cuộc khảo sát diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có hành động quyết liệt hơn với Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra nghi vấn có mạng lưới gián điệp Trung Quốc tại hơn 10 thành phố ở Mỹ, đa số là các sỹ quan quân đội nhập cảnh vào Mỹ với vai trò là nhà nghiên cứu khoa học.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có những lời chỉ trích cứng rắn nhằm vào Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng này cũng bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bệnh nhân số 0 khỏi bệnh nhưng mất gần hết ngón tay ở Mỹ
Sau hai tháng chữa trị, ông Garfield (người Mỹ) âm tính nCoV nhưng đã không còn đôi bàn tay lành lặn.
Vào tháng 2, ông Gregg Garfield nhiễm virus nCoV trong một chuyến đi trượt tuyết ở miền bắc Italia. Người đàn ông 54 tuổi sống ở Los Angeles bị coi là một trong những bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ mắc Covid-19.
Dù mất các ngón tay nhưng ông Garfield vẫn rất lạc quan
Trong hai tháng nằm viện, ông Garfield đã phải sử dụng máy thở suốt một tháng. Khi đó, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân chỉ có 1% cơ hội sống. Dù vậy, ông vẫn luôn lạc quan, tập trung vào những tiến triển sức khỏe mỗi ngày của mình.
Tới tháng 5, ông mới được xuất viện: "Thận, gan, nhận thức của tôi đã bình phục 100%".
Tuy nhiên, sau khi âm tính nCoV, bệnh nhân này mất hết các ngón tay phải và gần hết ngón tay trái. Kể từ đó, ông đã phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để cải thiện tình trạng của đôi tay.
Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nhưng ông Garfield cho hay, niềm vui khỏi Covid-19 đã lấn át những tổn thương ở tay chân. Ông cảnh báo mọi người, cơn ác mộng có thể xảy ra với bất cứ ai.
"Tôi đã vượt qua căn bệnh ngoạn mục. Tuy nhiên, đôi tay tôi không còn như xưa. Tôi không còn ngón tay nào nữa. Điều đó cũng có thể xảy ra với bạn", ông Garfield nói.
Ông bố này được gọi là bệnh nhân số 0 khi là người đầu tiên mắc Covid-19 được đưa vào Trung tâm Y tế Cedars Sinai (Los Angeles, California). Bác sĩ phẫu thuật David Kulber giải thích, ông Garfield mất ngón tay do tác động của virus tới máu.
Tới nay, các bác sĩ đã hiểu rõ hơn về virus nCoV hơn thời điểm ông Garfield mắc bệnh. Nhờ vậy, họ có những giải pháp giúp ngăn ngừa đột quỵ và các biến chứng liên quan tới máu.
Hiện tại, ông Garfield đang quyên góp tiền để làm ngón tay giả. Số tiền cần thiết lên tới 200.000 USD.
Anh em Hoàng tử Anh có thể bất hòa vì Meghan Hoàng tử Harry và William bắt đầu xa cách sau khi William cảnh báo em trai về việc hẹn hò với Meghan Markle, theo cuốn tiểu sử sắp xuất bản. Trong cuốn tiểu sử hoàng gia Finding Freedom (Đi tìm tự do), hai tác giả Omid Scobie, biên tập viên chuyên mục hoàng gia của tạp chí Bazaar và Carolyn Duran, phóng viên...