Đa số người dân Thái Lan muốn cải tổ Nội các
Kết quả thăm dò dư luận do Viện Quản lý Phát triển Quốc gia (NIDA) thực hiện được công bố ngày 5/7 cho thấy đa số người dân Thái Lan nghĩ rằng hiện là thời điểm cho một cuộc cải tổ Nội các.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bỏ phiếu bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử. (Nguồn: Reuters)
Cuộc thăm dò này được thực hiện qua điện thoại đối với 1.251 người trên 18 tuổi, có trình độ giáo dục và nghề nghiệp khác nhau trên toàn quốc từ 29-30/6.
Kết quả cho thấy 82,98% số người được hỏi nói rằng hiện là lúc để Nội các được cải tổ. Trong số này, 43,09% cho rằng cuộc cải tổ nên liên quan đến toàn bộ Nội các và 16,95% nói những thay đổi chỉ nên được thực hiện đối với một số vị trí bộ trưởng.
Video đang HOT
Vào tháng 6, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từng tuyên bố, nội các nước này sẽ không cải tổ sau khi đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân (PPRP) lãnh đạo liên minh cầm quyền có Ban chấp hành mới.
Thủ tướng Prayut nói rằng, vấn đề bầu Ban chấp hành mới là công việc của PPRP và không liên quan đến ông, đồng thời khẳng định chính ông mới là người quyết định liệu Nội các có cần những điều chỉnh mới hay không trong tương lai.
Thủ tướng Prayut cho biết ông chưa nghĩ về bất kỳ cải tổ nào trong Nội các vào thời điểm này vì ưu tiên của Chính phủ là giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội nổi lên trong đại dịch Covid-19.
Em trai Lý Hiển Long không tranh cử
Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, không đăng ký tham gia cuộc tổng tuyển cử ngày 10/7.
Theo quy định bầu cử của Singapore, các ứng viên tham gia tranh cử phải đăng ký trước trưa nay, song tên của Lý Hiển Dương không nằm trong danh sách các ứng viên được xác nhận.
Lý Hiển Dương, 62 tuổi, thông báo gia nhập đảng Tiến bộ Singapore (PSP) đối lập hôm 24/6, sau khi anh trai Lý Hiển Long, 68 tuổi, tuyên bố giải tán quốc hội để mở đường cho tổng tuyển cử sớm vào 10/7. Ông Lý Hiển Dương khi ấy cũng không nói rõ có tham gia tranh cử hay không.
Lý Hiển Dương phát biểu trong tang lễ của cha ở Đại học Quốc gia Singapore hồi tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho hay việc em trai ông gia nhập đảng đối lập là "quyền công dân" và việc tổ chức tổng tuyển cử sớm không liên quan đến mâu thuẫn gia đình họ Lý.
Lý Hiển Dương là con trai thứ hai của Lý Quang Diệu, người được coi là khai sinh đất nước Singapore hiện đại. Tuy nhiên, hai anh em nhà họ Lý bất hòa sau khi bố qua đời. Lý Hiển Dương cho rằng đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã "mất phương hướng" và ông "ủng hộ các nguyên tắc và giá trị mà PSP theo đuổi".
PSP do Trần Thanh Mộc, cựu nghị sĩ PAP, dẫn dắt. Ông gây chú ý khi đánh bại một ứng viên được Thủ tướng Lý Hiển Long ủng hộ trong cuộc đua tổng thống năm 2011, giành tỷ lệ phiếu bầu cao thứ hai trong 4 ứng viên, chỉ thua người chiến thắng Trần Khánh Viêm 0,35%.
PAP do cố thủ tướng Lý Quang Diệu đồng sáng lập, nắm quyền lãnh đạo đất nước từ khi Singapore giành độc lập từ Anh vào năm 1959 đến nay. Trước khi quốc hội Singapore bị giải tán để mở đường cho tổng tuyển cử, PAP nắm 82/88 ghế trong cơ quan lập pháp và được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tới.
'Nội chiến' trong đệ nhất gia tộc Singapore Lý Hiển Long lên tiếng về em trai Em trai Lý Hiển Long gia nhập đảng đối lập Singapore giải tán quốc hội Vợ Thủ tướng Singapore giải thích về mức lương của chồng
Đề xuất các biện pháp hành động để thúc đẩy ASEAN thời hậu COVID-19 Thủ tướng Prayut đã đề xuất ba đường hướng hành động nhằm thúc đẩy ASEAN thời hậu COVID-19, đó là ASEAN kết nối hơn, ASEAN mạnh mẽ hơn và ASEAN miễn dịch tốt hơn Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: AFP/ TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 26/6 đã...