Đa số người dân Thái Lan đồng ý nới lỏng các hạn chế do dịch COVID-19
Kết quả thăm dò dư luận của Viện Quản lý Phát triển Quốc gia (NIDA) của Thái Lan công bố ngày 10/5 cho thấy đa số người dân nước này đồng ý rằng những hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 nên được nới lỏng vào lúc này khi tình hình dịch bệnh đã cải thiện.
Người dân thủ đô Bangkok đi mua sắm khi Chính phủ từng bước nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, cuộc thăm dò của NIDA được tiến hành từ ngày 4 – 7/5 đối với 1.259 người trên 18 tuổi trên khắp Thái Lan để thu thập ý kiến về những biện pháp do Chính phủ áp đặt, kể cả việc phong tỏa đất nước.
Khi được hỏi liệu những biện pháp hạn chế có nên được nới lỏng hay không, hơn 83,9% trả lời đồng ý. Trong số này, 34,39% nói họ rất đồng ý do số ca mắc COVID-19 đã giảm, người dân đã thực hiện những hướng dẫn y tế và một số lĩnh vực kinh doanh đã được phép hoạt động trở lại. Trong khi đó, 49,56% số người đồng ý nói rằng việc nới lỏng sẽ cho phép người dân trở lại với cuộc sống bình thường.
Về phía phản đối, 9,93% số người được hỏi nói rằng nếu việc nới lỏng diễn ra quá nhanh thì có thể có làn sóng lây nhiễm thứ hai, trong khi 6,04% hoàn toàn chống lại việc nới lỏng những hạn chế.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này ngày 10/5 xác nhận thêm 5 ca mới và không có thêm ca hợp tử vong. Trong số 5 ca mới có 2 ca liên quan tới những ca nhiễm trước đó, cùng 3 ca từng đi nước ngoài. Như vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này hồi tháng 1, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.009 ca nhiễm và 56 ca tử vong. Số ca đã bình phục là 2.794 ca, còn 159 ca đang được điều trị tại các cơ sở y tế.
Video đang HOT
Thái Lan bắt đầu giai đoạn 1 của tiến trình nới lỏng phong tỏa từ ngày 3/5, mặc dù Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiệu lực cho tới hết tháng 5. Giai đoạn 2 của tiến trình gồm 4 giai đoạn này dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 17/5 nếu số ca mắc COVID-19 mới không tăng.
Giới chức y tế Thái Lan cho biết những địa điểm đông người như trung tâm thương mại, phòng tập thể thao và khu vui chơi ngoài trời dự kiến sẽ được mở cửa trở lại nếu số lượng các ca nhiễm mới tiếp tục giảm thêm một tuần nữa. Trong khi đó, khu chợ ngoài trời cuối tuần lớn nhất Thái Lan ở thủ đô Bangkok là Chatuchak đã được mở cửa trở lại từ ngày 9/5, nhưng những người bán hàng phải tuân thủ chặt chẽ quy định giãn cách xã hội và chưa được hoạt động vào ban đêm do lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực.
Trên 10.000 tiểu thương đã được phép buôn bán từ 5h đến 20h và được miễn tiền thuê địa điểm trong 3 tháng, nhưng mới chỉ có khoảng một nửa trong số đó mở bán trở lại.
Virus corona Vũ Hán: Mở cửa du lịch, Thái Lan lãnh đủ?
Bộ trưởng Y tế Thái Lan đã họp khẩn cấp hôm 26-1 với các bộ giao thông vận tải và du lịch trong bối cảnh người dân bất bình về cách chính phủ ngăn chặn sự lây lan virus corona khi nước này có số ca nhiễm nhiều thứ 2 sau Trung Quốc.
Số ca nhiễm virus corona của Thái Lan tính đến ngày 26-1 là 8 người. Bộ trưởng Bộ Y tế Anutin Charnvirakul thông tin 3 trong số những người bị nhiễm virus đang được điều trị và 5 người đã hồi phục và xuất viện.
"Chúng tôi có thể kiểm soát tình hình và tự tin vào khả năng xử lý khủng hoảng dịch bệnh" - bộ trưởng Anutin Charnvirakul trấn an.
Ông Anutin Charnvirakul nhấn mạnh: "Nếu sự lây lan của virus corona đạt đến mức nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, chúng tôi sẽ có hành động hơn nữa. Việc phát hiện bệnh nhân nhiễm virus là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy hệ thống của chúng ta hoạt động hiệu quả".
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt hành khách đến sân bay quốc tế ở thủ đô Bangkok - Thái Lan. Ảnh: Reuters
Quan chức này khẳng định chính phủ không đặt doanh thu du lịch trên sức khỏe của người dân.
Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất của Thái Lan và có gần 11 triệu lượt khách Trung Quốc đến nước này hồi năm ngoái.
Đài Loan cùng ngày cũng tăng cường hạn chế du khách đến từ Trung Quốc nhằm ngăn virus lây lan, trong đó tất cả người dân ở tỉnh Hồ Bắc, nơi có TP Vũ Hán bị cho là nguồn gốc dịch bệnh, bị cấm đến hòn đảo này.
Cùng ngày, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận ca nhiễm virus thứ 4 tại nước này. Bệnh nhân là một người đàn ông trong độ tuổi 40 đến từ Vũ Hán nhưng người này đang trong tình trạng ổn định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tuyên bố sẽ sơ tán tất cả công dân Nhật Bản tại Vũ Hán về nước bằng mọi cách. Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông - Trung Quốc), Mỹ, Pháp và Nga cũng có động thái tương tự.
Còn tại Mỹ, trường hợp nhiễm virus corona thứ 3 được ghi nhận ở Nam California. Hai trường hợp trước đó bị phát hiện tại bang Illinois và Washington.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khẳng định đang tiến hành các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus tại Mỹ và dù xem đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng thì nguy cơ lây nhiễm cho người dân Mỹ là khá thấp.
Đến nay đã có hơn 2.070 ca nhiễm virus trên toàn thế giới và 56 trường hợp tử vong liên quan đến virus này được ghi nhận tại Trung Quốc.
Theo Người Lao Động
Thế giới gồng mình chạy đua chống virus viêm phổi 'lạ' Giới chức các nước tăng cường các biện pháp đề phòng virus gây bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia tỷ dân vừa ghi nhận trường hợp thiệt mạng thứ 6 liên quan tới căn bệnh này. Vài giờ sau khi Trung Quốc thông báo virus corona gây ra viêm phổi lạ đang bùng phát ở nước này...