Đa số giáo viên không có thưởng Tết
Đa số giáo viên ở nhiều nơi không có thưởng Tết, thậm chí giáo viên ở trung tâm Thủ đô cũng chỉ được thưởng từ 500.000 đồng tới 1 triệu đồng. Trong khi đó, nhiều giáo viên ở TPHCM có khoản thu nhập tăng thêm dịp Tết hàng chục triệu đồng.
Tết 2020, không có tiền thưởng nhưng giáo viên trường Tiểu Học Pa Ủ – Lai Châu tích cực gói bánh chưng cho học sinh ăn Tết ảnh: Minh Khuyên
Chỉ đủ tiền xe về quê
Cô Bùi Minh Khuyên, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, chia sẻ, 13 năm làm giáo viên cắm bản đến nay không có năm nào cô được nhận tiền thưởng Tết. Chỉ có khoản tiền lương tháng 13 căn cứ bình xét thi đua trong năm để chi. Ví dụ, người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua sẽ được nhận 1,49 triệu đồng; hoàn thành xuất sắc hoặc hoàn thành tốt được khoảng 750.000 đồng; hoàn thành được 450.000 đồng. Ngoài ra, công đoàn ngành tặng 1 quyển lịch treo tường.
Cô Khuyên cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, vì yêu trường, yêu học sinh nên 3 mẹ con sống trong căn phòng tạm của người dân để cắm bản 13 năm nay. Mỗi dịp Tết về, cô chỉ đủ tiền vé xe về quê, không có tiền tiêu Tết. “Mình cũng thấy tủi thân rất nhiều nhưng không phải vì vậy mà nản lòng. Bố mẹ cũng quá quen nên cứ Tết thấy con cháu được về vui vầy với gia đình là vui. Mình cũng không hi vọng, chờ đợi gì từ tiền thưởng cả”, cô nói. Học sinh vùng núi nhiều nhà rất nghèo.Để học sinh có Tết, trường thường tổ chức gói bánh chưng và đưa các em về nhà. Vào thăm và chúc Tết gia đình học sinh, phụ huynh mời cô giáo uống rượu ngô.
Đa số giáo viên ở vùng khó khăn đều có chung cảnh ngộ, dịp Tết đến xuân về không có mức thưởng như nhiều đơn vị, ngành nghề khác.
Video đang HOT
Ngay ở thủ đô Hà Nội, nhiều giáo viên ở trường công cho biết, những năm trước, mức thưởng họ nhận được là 1 triệu đồng, trong đó nhà trường đưa 500.000 đồng, công đoàn đưa 500.000 đồng.
Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết, hằng năm, trường chỉ có mức thưởng nhỏ, gọi là quà tặng giáo viên dịp Tết. Trường Marie- Curie (Hà Nội) hằng năm cũng chỉ thưởng giáo viên khoảng 5 triệu đồng để mua sắm dịp Tết.
Theo bà Trần Thị Thu Hà, Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT thành phố Hà Nội, khác với các ngành nghề khác, ngành giáo dục trường học không có nguồn thu nên không có khoản tiền thưởng cho giáo viên. Tuy nhiên, để giáo viên đỡ tủi, các trường thường cố gắng chắt bóp chi tiêu nội bộ, không thưởng tháng hoặc các dịp khác để đến Tết có khoản hỗ trợ cán bộ, giáo viên. Tùy vào sự tiết kiệm chi tiêu của từng trường, mức thưởng sẽ khác nhau. Năm 2019, theo báo cáo, mức thưởng của giáo viên trường công tại Hà Nội ít nhất là 1 triệu đồng, nhiều nhất là gần 10 triệu đồng.
Quy định chi thu nhập tăng thêm
Một giáo viên dạy môn Địa lý bậc THPT ở quận 9, TPHCM cho biết, 2 năm nay, thu nhập dịp Tết Nguyên đán của cô khoảng hơn 30 triệu đồng. Theo cô, đó cũng là mức thu nhập chung của giáo viên có thâm niên từ 7-10 năm. Giáo viên trẻ có thu nhập ít hơn, còn giáo viên có thâm niên cao hơn hoặc có vị trí như trưởng bộ môn, hiệu trưởng, hiệu phó được khoảng 40-50 triệu đồng.
“Hai vợ chồng đều quê Nghệ An. Những năm không có tiền thưởng Tết, gia đình 4 người không dám bắt tàu xe về quê vì tốn kém. Năm nay, dự định, vợ chồng sẽ đặt vé máy bay để về quê đón Tết cùng gia đình”, cô giáo dạy Địa lý tâm sự. Tuy nhiên, theo cô, năm nay dịch bệnh, học sinh nghỉ học nhiều tháng liền, UBND TPHCM cũng thông báo giảm hệ số thu nhập tăng thêm, vì thế, có thể mức thưởng Tết sẽ giảm khá nhiều. “Thời điểm này, trường chưa có thông báo về thưởng, các giáo viên đang thấp thỏm chờ”, cô nói.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TPHCM) giải thích, giáo viên ở TPHCM có nguồn thu dịp Tết cao là do UBND TPHCM có Nghị quyết 03 về quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên. Mức chi trả thu nhập tăng thêm được điều chỉnh theo lộ trình: năm 2018, hệ số tăng thêm thu nhập là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ; năm 2019 là 1,2; năm 2020 là 1,8. Mỗi quý, cuối năm, các trường đều xét thi đua hoàn thành công tác, đến cuối năm, tùy bậc lương từng người mà nhân hệ số, sẽ được một khoản tiền hỗ trợ.
Ngoài ra, các trường cũng tiết kiệm các khoản chi trong năm để cuối năm có thêm một khoản thưởng cho giáo viên. Khoản này sẽ không giống nhau giữa các trường vì điều kiện, mức chi của từng đơn vị khác nhau. Vì thế, có giáo viên thâm niên cao, được đánh giá thi đua tốt thường có mức thu nhập dịp Tết khoảng 30 triệu đồng. Ông Phú nói rằng, Nghị quyết 03 của TPHCM chỉ thí điểm 3 năm từ 2019 tới 2021, sau đó chưa rõ có tiếp tục thực hiện hay không. “Phía các trường học đặc thù là không có các nguồn thu để thực hiện chính sách phúc lợi cho người lao động. Về lâu dài, hy vọng bậc lương ngành giáo dục được nâng lên để đời sống giáo viên được cải thiện”, ông nói.
Sở GD&ĐT Hà Nội trình UBND thành phố Hà Nội đề xuất có mức phụ cấp, lương tăng thêm cho giáo viên mầm non vì mức lương hiện quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được phê duyệt.
Trường tiểu học dừng hoạt động vì sạt lở
Trước nguy cơ trường sụp đổ, mất an toàn cho giáo viên, học sinh, trường Tiểu học Nhi Sơn, huyện Mường Lát phải dừng hoạt động.
Ngày 11/9, thầy Tào Văn Sinh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nhi Sơn, cho biết từ đầu năm học 2020-2021, nhà trường buộc phải mượn tạm một số phòng học tại trường THCS Nhi Sơn để sơ tán 140 học sinh và máy móc, đồ dùng dạy học do ngôi trường cũ đang bị sạt lở.
Vệt sạt lở kéo dài hàng trăm mét trong khuôn viên trường Tiểu học Nhi Sơn. Ảnh: Lam Sơn.
Những ngày cuối tháng 8, huyện biên giới Mường Lát mưa rất to, gây sạt lở sân trường phía gần quốc lộ 15C. Hàng trăm mét sân bị sụt sâu chừng một mét so với vị trí ban đầu.
Phần móng khu nhà hai tầng, nhà hiệu bộ cũng bị sụt lún, biến dạng. "Một góc móng nhà hai tầng mới hoàn thiện năm ngoái đã lộ thiên, chênh vênh như hàm ếch nên không thể để học sinh vào học", thầy Sinh nói.
Một phần móng góc trái căn nhà tầng mới xây đã lộ thiên. Ảnh: Lam Sơn.
Ông Mai Xuân Giang, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Lát, cho biết các sở ngành liên qua đã kiểm tra thực địa, đánh giá mức độ sự cố.
Do khu vực sườn đồi phía sau trường Tiểu học Nhi Sơn có dấu hiệu tiếp tục sạt trượt, hàng nghìn m3 đất đá có thể ụp xuống bất cứ lúc nào nên nhiều khả năng công trình sẽ khó được cải tạo, sử dụng lại mà phải tìm địa điểm xây mới.
Sườn núi sau trường có một cung sạt trượt kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Ảnh: Lam Sơn.
Trường Tiểu học Nhi Sơn nằm gần trung tâm hành chính xã. Ngôi trường có bốn dãy nhà, gồm hai dãy hai tầng có 12 phòng học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ đều tiêu chuẩn cấp 4A.
Một trong hai dãy nhà hai tầng do một tập đoàn viễn thông hỗ trợ xây dựng, đưa vào sử dụng tháng 10/2019. Các khu nhà khác được chính quyền địa phương xây từ nhiều năm trước.
Lịch trình dày đặc của thầy giáo mắc COVID-19 từng coi thi tốt nghiệp THPT Trước khi phát hiện mắc COVID-19, ông N.T.C. - chồng bệnh nhân 981, có lịch trình di chuyển dày đặc, thậm chí từng đi coi thi tốt nghiệp THPT ở huyện Phước Sơn. 18h ngày 19/8, Bộ Y tế ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona ở nước ta lên 993. Trong đó, Quảng Nam...