Đã sắp xếp 58 doanh nghiệp Nhà nước
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 20-6, đã có 58 doanh nghiệp được sắp xếp, trong đó cổ phần hóa 38 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
3 doanh nghiệp được đề nghị phá sản
Về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đã có 297 doanh nghiệp thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu ( IPO).
Bộ Tài chính đánh giá, tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và cuối Quý III/2015 sẽ có toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.
Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong năm 2013 đã thoái được 965 tỷ đồng (tài chính, ngân hàng là 734,7 tỷ đồng, bảo hiểm 135 tỷ đồng, bất động sản 103,5 tỷ đồng, các quỹ đầu tư 7 tỷ đồng).
Video đang HOT
Từ đầu năm 2014 tính đến ngày 20-6, giá trị vốn đầu tư các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã thoái được là 821,8 tỷ đồng. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính như chứng khoán, tài chính… là 168,5 tỷ đồng, giá trị vốn đầu tư đã thoái tại các doanh nghiệp giảm tỷ lệ sở hữu là 653,3 tỷ đồng.
Như vậy, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành vẫn là chặng đường dài đối với các doanh nghiệp bởi tổng số vốn phải thoái là 22.000 tỷ đồng.
Để hoàn thành có hiệu quả Đề án tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đã kiến nghị, đối với 159 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu đến quý III năm 2014 tất cả đều công bố được giá trị doanh nghiệp và cuối quý IV năm 2014 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Đối với 135 doanh nghiệp chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, trong quý III năm 2014 cần thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và bắt tay vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu hết quý II năm 2015 công bố được giá trị doanh nghiệp và quý III năm 2015 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện IPO theo quy định hiện hành, doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm đa dạng hóa sở hữu, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát.
Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước mới ban hành, Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, trong quý III năm 2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
Bộ Tài chính cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Theo ANTD
Có thể khỏa lấp thiếu hụt nếu ngưng làm ăn với Trung Quốc
Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM về tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2014 diễn ra sáng 27/5.
Theo báo cáo, trong 5 tháng đầu năm 2014, kinh tế TPHCM đạt được sự phát triển liên tục. 5 tháng đầu năm, so với cùng kỳ, chỉ số phát triển công nghiệp của TPHCM tăng 5,3%, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 12%, kim ngạch xuất khẩu tính ước đạt gần 11,7 tỷ USD (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước) tăng 5,4%. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt trong 5 tháng đầu năm 105.563 tỷ đồng, đạt 46,65% dự toán, cao hơn cùng kỳ năm trước.
Đối với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thành phố đã xác định thời điểm phải cổ phần hóa cho 30 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đồng thời tập trung chỉ đạo công việc này trong thời hạn từ nay tới 2015. Về chính sách bình ổn giá và kích cầu vốn, đến nay toàn thành phố đã giải ngân khoảng 12.000 tỷ đồng vốn cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình kích cầu, bình ổn giá.
Quang cảnh buổi làm việc
Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, từ đầu tháng 5/2014, tình hình biển Đông có diễn biến phức tạp. Một số khu công nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài ở TPHCM bị ảnh hưởng bởi những người biểu tình quá khích. Theo thống kê của Ban quản lý các KCX, KCN, có 32 doanh nghiệp bị thiệt hại về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, đến nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc các KCN, KCX đã hoạt động trở lại, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Lãnh đạo TPHCM khẳng định tình hình bất ổn vừa qua không ảnh hưởng tới thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những nỗ lực của TPHCM trong thời gian qua. Với vai trò là địa phương đầu tàu về kinh tế của cả nước, Phó Thủ tướng yêu cầu TPHCM tiếp tục theo dõi sát tình hình an ninh, chính trị và kinh tế, xã hội... Đối với tình hình biển Đông, TPHCM cần đặt ra những tình huống cấp thiết nhất để ứng phó nhưng cũng cần thực hiện đúng các cam kết thương mại.
"Việt Nam đang có quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia khác trên thế giới nên không quá bi quan về vấn đề này. Việt Nam có thể khỏa lấp được thiếu hụt này", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu TPHCM tiếp tục tập trung giải quyết khó khăn, không chỉ cho doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài mà cả doanh nghiệp trong nước khi tiếp cận vốn vay, mở rộng thị trường và thủ tục hành chính thông thoáng...
Công Quang
Theo Dantri
Giám sát việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp Nhà nước Chính phủ vừa ban hành Nghị định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu. Cụ thể, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: Quản lý và sử dụng vốn, tài...