Đã sản xuất được vắc-xin Rota phòng tiêu chảy cho trẻ em
VN vừa sản xuất và đưa vào thử nghiệm thành công vắc-xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em có tên Rotavin-M1. Đây là loại vắc-xin đặc hiệu có thể giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho hầu hết trẻ dưới 5 tuổi, giá thành chỉ bằng 1/3 so với ngoại nhập.
Hàng nghìn trẻ tử vong mỗi năm vì vi-rút Rota
Tiêu chảy do vi-rút Rota là căn bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới. Ước tính mỗi năm thế giới có khoảng trên 600.000 trẻ chết vì tiêu chảy do vi-rút Rota. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em tử vong do tiêu chảy chiếm 1/3 tổng số tử vong vì mọi nguyên nhân, trong đó tỷ lệ tử vong do tiêu chảy liên quan đến vi-rút Rota chiếm khoảng 20-40%.
Tại VN, tiêu chảy do vi-rút Rota chiếm trên 50% trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy vào điều trị tại một số BV Nhi của VN và có đến 5.300-6.800 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Riêng đối với trẻ sơ sinh, trung bình mỗi năm có 1.640.000 trẻ thì ước tính sẽ có khoảng 820.000 lượt thăm khám; 122.000- 140.000 lần nhập viện và 2.900- 5.400 trường hợp tử vong bởi tiêu chảy do vi-rút Rota.
Tiêu chảy do vi-rút Rota ở trẻ em đã thực sự là gánh nặng đối với tất cả các nước trên thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc cải thiện điều kiện vệ sinh cũng không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy chỉ có biện pháp tiêm vắc-xin phòng bệnh là hiệu quả nhất.
Mới đây, Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm y tế- Bộ Y tế đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin Rota với chất lượng quốc tế lại có giá thành hạ so với nhập từ nước ngoài (giá một liều nhập là 700.000 đồng). Điều này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ em nghèo được tiếp cận với vắc-xin phòng bệnh, giảm đáng kể tỷ lệ trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Video đang HOT
Nên hoàn thành uống vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi
Để sản xuất ra loại vắc-xin sống giảm độc lực Rotavin-M1, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi, PGS.TS Lê Thị Luân, PGĐ Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm y tế cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng chủng G1P[8] trên tế bào thận khỉ xanh châu Phi (Vero) sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP thuộc Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm y tế- Bộ Y tế. Rotavin-M1 đã được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) kiểm tra và Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và Sinh phẩm VN (NICVB) phê chuẩn, cho sử dụng trên thực địa lâm sàng”.
Cũng theo PGS.TS Lê Thị Luân, hiện, sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên 30 người lớn, 1.000 trẻ em từ 6-12 tuần tuổi tại Thanh Sơn (Phú Thọ) và TP. Thái Bình. Kết quả cho thấy vắc-xin an toàn trên cả người lớn và trẻ từ 6-12 tuần tuổi; đáp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương đương với vắc-xin Rotarix của Bỉ đang được lưu hành ở nước ra.
PGS.TS Lê Thị Luân khuyến cáo, vắc-xin Rotavin-M1 chỉ được dùng để uống (không được tiêm), liều đầu tiên cho trẻ từ 6 tuần đến 10 tuần tuổi; liều thứ hai cách liều một trong hai tháng. Nên cho trẻ hoàn thành uống vắc-xin Rotamin-M1 vào tuần 24 (6 tháng tuổi). Nếu trẻ ói và trớ ngay sau khi uống vắc-xin thì nên uống ngay liều thay thế.
Lưu ý không cho trẻ bú mẹ trước và sau khi uống vắc-xin 30 phút. Cách cho uống vắc-xin tốt nhất là cho trẻ dựa lưng vào lòng mẹ, đưa vắc-xin vào phía trong má cho uống hết lượng vắc-xin.
Theo Lao Động
Trẻ mới 3 tuổi đã bị đau dạ dày
Liên tục kêu đau bụng, kèm theo ói và biếng ăn cơ thể bé K. trở nên xanh xao vì sụt cân. Gia đình đưa cháu đến bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy cháu bị viêm dạ dày.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo, bệnh viện quận 1, TPHCM cho biết Khoa Nhi vừa tiếp nhận và điều trị cho hai cháu bé 3 tuổi nhưng đã "mắc căn bệnh người lớn - đau dạ dày".
Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận hai trẻ mắc bệnh đau dạ dày khi mới 3 tuổi.
Nhiều trẻ em bị bệnh đau dạ dày tấn công khi còn rất nhỏ
Trước khi nhập viện bé L.T.K và bé N.V.B (ngụ quận 1) đều có cùng các triệu chứng: đau bụng, ói, biếng ăn, sụt cân khiến cơ thể xanh xao. Nhưng các phụ huynh đều cho rằng con mình bị giun.
Các bé được gia đình chuyển đến bệnh viện quận 1, sau khi thăm khám bác sĩ nhận định nhiều khả năng bé đã bị viêm loét dạ dày nên tiến hành kiểm tra. Mẫu xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy hai bé đều bị vi trùng H.P (Helicobacter Pylori) tấn công.
Sau 10 ngày điều trị theo phác đồ, sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế axit dạ dày, bệnh của hai bé dần ổn định. Theo BS Thu Thảo với các bé bị nhiễm loại vi trùng này việc điều trị này phải kéo dài ít nhất từ 8 đến 10 tuần. Nếu không kịp thời phát hiện, các bé có nguy cơ bị biến chứng ung thư dạ dày.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị vi trùng H.P tấn công là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc ăn uống không đúng giờ. Trẻ bị cha mẹ ép ăn nhiều thường xuyên bị trào ngược dạ dày, ợ chua, tâm lý căng thẳng... nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành nguyên nhân chính phát tác bệnh.
Nhiều năm kinh nghiệm trong khoa Nhi, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo khuyến cáo các bậc phụ huynh luôn giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ cho các bé. Trước khi ăn và sau khi đi cầu phải rửa tay bằng xà phòng. Cần tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, ăn vừa đủ no đồng thời tạo tâm lý thoải mái cho bé trong lúc ăn.
Theo Dân Trí
Nguyên nhân gây nấc Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc, nhưng gặp nhiều nhất là do bệnh tật gây ra. Ít khi người bị nấc phải cấp cứu, nhưng cũng có những trường hợp hạn hữu nấc liên tục và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày làm cho người bệnh rất khó chịu và lúc này lại rất cần đến sự can thiệp của bác...