Đã rõ điểm yếu duy nhất khiến Việt Nam thua Nhật
Đội tuyển Việt Nam một lần nữa nếm trải sự nghiệt ngã của bóng đá, nhưng từ đó, chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm để tiến lên
Nhật Bản, đội bóng mà khi nhắc đến tại châu Á, người ta hay so sánh với những Hàn Quốc, Iran, Australia trở thành một tứ đại gia của châu lục. Những đội bóng luôn luôn giành được suất dự vòng chung kết World Cup.
Còn Việt Nam, trừ năm 2018 với những chiến tích vang dội đến nay, chúng ta thường được nhắc đến là đại diện của một vùng trũng trên bản đồ bóng đá thế giới, một đội bóng nhỏ bé, yếu đuối khi bước ra châu lục, chứ chưa nói đến thế giới.
Nhưng trong một năm đầy nỗ lực, và cũng là thành quả của cả một chuỗi chiến lược của bóng đá nước nhà, Việt Nam ngày hôm qua, đã đối đầu sòng phẳng với Nhật Bản. Việt Nam đã thua, nhưng các cầu thủ áo đỏ đã được ngẩng cao đầu ở ASIAN Cup.
Nhìn vào những điểm nhấn chiến thuật của trận đấu này, Việt Nam đã thực sự khiến Nhật Bản phải toát mồ hôi.
Việt Nam đã cống hiến một trận đấu khiến Nhật Bản phải chơi với 100% sức mạnh của họ
Từ bảng thống kê thông số kỹ thuật các trận đấu gần đây của Nhật Bản, và so sánh với trận gặp Việt Nam, chúng ta đã làm được những điều rất kỳ diệu. Những đội bóng trước, bao gồm Turkmenistan, Oman, Uzbekistan, Arab Saudi, Nhật Bản kiểm soát bóng ít hơn (dưới 50%) nhưng ngược lại sút cầu môn nhiều hơn, và không có nhiều đường chuyền.
Nhưng với Việt Nam, Nhật Bản kiểm soát bóng 69%, tung ra 709 đường chuyền (Việt Nam là 327) và sút 11 quả trúng đích. Trong khi đó, Việt Nam sút nhiều hơn đối phương 12 quả.
Những thông số này thể hiện 2 vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam đã thực hiện được lối đá sở trường phòng ngự phản công của mình, nhập cuộc tốt và thi đấu bình tĩnh. Thứ hai, Nhật Bản hoàn toàn bế tắc trước cách chơi của Việt Nam và họ chỉ may mắn có được bàn thắng từ Penalty.
Tiếp đến, Nhật Bản không quá mạnh như truyền thông thêu dệt. Họ tiếp tục có “cú bẫy 15 phút” khi ngay từ đầu hiệp 2 đến phút 60, họ tạo ra sức ép nghẹt thở lên khung thành của Việt Nam và có được tình huống đá phạt đền. 15 phút tổng lực này cũng là chiến thuật mà Nhật sử dụng với các đội bóng trước đây ở ASIAN Cup.
Hàng thủ của Việt Nam chơi xuất sắc, không mắc phải sai lầm nào
Video đang HOT
Sức ép đó Nhật không duy trì được đến hết hiệp đấu này. Ngược lại, họ để cho Việt Nam vùng dậy và cả hai cống hiến một trận đấu đôi công mãn nhãn. Cả hai hàng thủ đều không mắc sai lầm nào trong trận đấu này.
Trong khi đó, Việt Nam là đội nắm thế chủ động hơn, suốt hiệp 1, các chiến binh sao vàng đã có nhiều cơ hội rất ấn tượng. Sức ép đó còn thể hiện ở tình huống thủ môn Nhật lóng ngóng chuyền bóng hỏng và suýt chút nữa có bàn thắng dẫn trước.
Ngoài ra, khu trung tuyến vốn rất mạnh của Nhật Bản đã bị hàng tiền vệ của Việt Nam bẻ gãy và có nhiều tình huống mắc sai lầm, tạo cơ hội cho đối thủ có tình huống phản công.
Trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản là đỉnh cao của một cuộc đối đầu của chiến thuật phòng ngự phản công, cả hai đội đều phòng ngự cực chặt chẽ, các cầu thủ hàng thủ thi nhau tỏa sáng, và cách hai đội chuyển trạng thái công thủ là rất đáng để chiêm ngưỡng.
Khi Việt Nam phản công, chỉ một pha xử lý chậm đã khiến cả 10 cầu thủ của Nhật Bản lùi về dựng ra một hàng phòng ngự nhiều lớp. Việt Nam cũng làm được những điều tương tự khi Nhật Bản tấn công, chỉ cần một đường chuyền chậm nhịp, Việt Nam đã phủ kín bóng áo đỏ trước khung thành đối phương.
Quả penalty định mệnh khiến Việt Nam là đại diện cuối cùng của Đông Nam Á phải rời ASIAN Cup
Tờ Fox Sport ASIA đã bình luận: “Giá như đây là trận chung kết, cả hai đội đã cống hiến một trận đấu hấp dẫn đến nghẹt thở. Việt Nam tiếp tục chơi một trận đấu xuất sắc hơn cả chiến tích đánh bại Jordan trước đó của họ”.
Tuy nhiên, yếu điểm lớn nhất khiến Việt Nam không thể gỡ hòa được Nhật Bản đó là thể lực. Lối đá pressing toàn sân cùng với việc liên tiếp chuyển trạng thái tấn công – phòng ngự khiến các cầu thủ của chúng ta không đủ sức cạnh tranh với Nhật Bản suốt 2 hiệp.
Đáng chú ý, tình huống chuyền bóng vượt tuyến xuất sắc của Xuân Trường cuối hiệp 2 đã loại bỏ toàn bộ hàng thủ của Nhật Bản nhưng Văn Toàn lại không còn đủ thể lực để khống chế bóng, dù cầu thủ này vừa vào sân từ hiệp 2.
Điều này cho thấy phong cách thi đấu này ngốn một lượng thể lực khủng khiếp và ông Park Hang Seo sẽ phải giải quyết vấn đề nâng cao sức mạnh cho các cầu thủ, nếu chúng ta muốn tìm kiếm các hành trình kỳ diệu khác ở các giải đấu quốc tế sau này.
Theo Báo Đất Việt
SỐC: Nhật bản 'cực thích' đấu súng ở tứ kết Asian Cup
Tìm hiểu về 5 loạt luân lưu gần nhất của người Nhật ở Asian Cup đã cho ra những thống kê rất bất ngờ.
Việt Nam chúng ta đã xuất sắc vượt qua Jordan ở vòng 16 đội sau những loạt sút luân lưu nghẹt thở. Tại vòng tứ kết, thầy trò Park Hang Seo sẽ chạm trán một đối thủ rất mạnh, đó là tuyển Nhật Bản.
Rõ ràng Việt Nam được đánh giá thấp hơn đối thủ về nhiều mặt. Họ có những ngôi sao chất lượng, có lối chơi đầy gắn kết và khoa học. Hơi thực dụng nhưng có thể Việt Nam sẽ phải cần kéo người Nhật vào loạt luân lưu để cạnh tranh sòng phẳng.
Việt Nam vượt qua Jordan sau loạt sút luân lưu.
Như đã biết, dưới thời Thầy Park, Việt Nam đã giành chiến thắng 3/4 loạt sút luân lưu. Về phần Nhật Bản, thành tích trong loạt đấu súng cân não của họ ở Asian Cup là như thế nào? Cùng điểm qua 5 lần sút luân lưu gần nhất của đội tuyển mặt trời mọc.
Nhật Bản vs Jordan (Tứ kết, 2004)
Chạm trán một đối thủ không quá mạnh là Jordan, nhưng Nhật Bản đã không thể giành chiến thắng sau 120 phút khi để đội bóng Tây Á cầm hòa 1-1. Họ buộc phải bước vào loạt luân lưu để quyết định số phận. Chiếc vé về nước đã gần kề Nhật Bản khi họ thất bại cả 2 quả đầu tiên, đó là những cú sút lên trời. Thậm chí những kiến nghị về mặt sân đã buộc phải trọng tài phải đổi khung thành để tiếp tục loạt luân lưu.
Sau 3 lượt, tỉ số là 3-1 cho Jordan và bằng cách thần kỳ nào đó, Nhật Bản đã thoát thua 2 lượt cuối để gỡ hòa 3-3 trước khi giành chiến thắng chung cuộc ở những lượt đá thêm.
Nhật Bản vs Australia (Tứ kết, 2007)
Nhật Bản vượt qua Australia sau loạt luân lưu trên sân Mỹ Đình.
Trong giải đấu được tổ chức ở 4 nước Đông Nam Á, Nhật Bản phải đối đầu với tuyển Australia ngay vòng tứ kết. Sự ngang tài ngang sức đẩy 2 đội vào loạt sút luân lưu trên sân Mỹ Đình. Trái ngược với trận Jordan, Nhật Bản dẫn 3-1 sau 3 lượt đầu. Họ bảo toàn thành công lợi thế và thắng chung cuộc 4-3.
Nhật Bản vs Hàn Quốc (Tranh hạng Ba, 2007)
Sau khi thất bại ở bán kết, Nhật Bản bước vào trận tranh hạng Ba cùng Hàn Quốc. 120 phút tẻ nhạt kết thúc với tỉ số 0-0 buộc 2 đội phải giải quyết thắng thua trong loạt luân lưu. Cả 10 quả đầu tiên đều thành công nhưng ở loạt thứ 6, Hanyu Naotake đá hỏng khiến Nhật Bản thất bại.
Nhật Bản vs Hàn Quốc (Bán kết, 2011)
Chạm trán nhau sau 4 năm, 1 lần nữa Nhật Bản và Hàn Quốc lại phải bước đến loạt luân lưu. Khác lần trước, hai đội đã cống hiến 120 phút hấp dẫn khi hòa nhau với tỉ số 2-2. Và cũng khác lần trước, trong loạt luân lưu, đội thắng là Nhật Bản. Đáng chú ý, Hàn Quốc thất bại cả 3 quả đá. Nhật Bản thất bại 1 quả nhưng vẫn giành chiến thắng dễ dàng 3-0.
Nhật Bản vs UAE (Tứ kết, 2015)
Gương mặt thất thần của Shinji Kagawa khi đá hỏng penalty trước UAE.
Một lần nữa Nhật Bản phải bước vào loạt luân lưu ở vòng tứ kết. Nhưng khác với 2 lần trước, Họ đã phải nhận thất bại trước UAE. Hai đội hòa nhau 4-4 sau 10 quả đầu tiên. Ở lượt đá thứ 6, Shinji Kagawa đá hỏng dâng vé đi tiếp cho UAE.
Những điều rút ra sau 5 loạt luân lưu gần nhất của Nhật Bản:
- Thành tích: Thắng 3, thua 2
- Có ít nhất 1 quả đá hỏng trong cả 5 lần.
- 3/5 loạt sút diễn ra ở vòng tứ kết
- 3/4 giải đấu gần nhất phải đá luân lưu ở vòng tứ kết (2004, 2007, 2015)
Theo báo bóng đá
'Tuyển Việt Nam là giấc mơ của người hâm mộ Nhật Bản' Nghe đầy nghịch lý, nhưng dưới góc nhìn của một CĐV bóng đá Nhật Bản, đội tuyển của chúng ta thậm chí còn là giấc mơ của người Nhật. Tâm sự với một anh bạn Nhật hiếm hoi quan tâm tới Asian Cup, tôi bỗng dưng cảm thấy thật sự hạnh phúc vì được làm fan của đội tuyển Việt Nam, được ngắm...