Đá quý 1 tỉ đồng lẫn trong hộp đồ chơi
Một viên đá quý trị giá 32.000 bảng Anh (1 tỉ đồng) lẫn trong hộp đồ chơi trẻ em giá 20 bảng (660.000 đồng).
Viên ngọc trong hộp đồ chơi trẻ em hóa ra lại có giá trị tới 32.000 bảng Anh.
Ban đầu, Thea Jourdan (Hampshire, Anh) nghĩ chiếc trâm cài áo bằng đá màu hồng cam mà bà tìm thấy trong hộp đồ chơi của cô con gái 4 tuổi chỉ là một món đồ trang sức rẻ tiền, viên kim cương giả.
Chỉ đến khi nó được các chuyên gia tình cờ phát hiện trong hộp trang nữ trang của Jourdan khi bà mang chiếc nhẫn đính hôn đi định giá để bảo hiểm, người phụ nữ này mới biết rằng đó là đá quý. Jourdan càng bất ngờ khi trong cuộc bán đấu giá hôm thứ năm vừa qua, chiếc trâm được trả giá 32.000 bảng, gấp 10 lần mức giá khởi điểm.Chiếc trâm được làm bằng đá topaz, chế tác rất tinh xảo, đặc trưng cho phong cách đồ trang sức đầu thế kỷ 19. Viên đá topaz nặng 20 carat, được viền bằng 27 viên kim cương nhỏ.
Topaz màu hồng cam là loại đá topaz hiếm nhất và có giá trị cao nhất, thường được mệnh danh là đá Hoàng đế.Theo các chuyên gia, có thể nó được lấy từ vương miện hoặc vòng cổ của một hoàng hậu nước Nga.
Chiếc trâm đã được chuyển tới New York và Hồng Kông để các chuyên gia và khách hàng tiềm năng chiêm ngưỡng trước khi đem ra buổi đấu giá quốc tế vừa qua.
Video đang HOT
Theo Bee
Hội chứng 'siêu nhân' của trẻ do đồ chơi bạo lực tràn lan
Chị Mai đưa con trai 5 tuổi vào cửa hàng đồ chơi trẻ em để mua quà trung thu, bé chọn ngay chiếc súng nhựa và thanh kiếm phát sáng. Cầm lấy súng, cậu dí thẳng vào đầu mẹ đòi bắn.
Chưa hết giật mình vì cậu con trai nghịch ngợm đòi bắn mẹ, chị Mai (thành phố Vinh, Nghệ An) phát hoảng khi chứng kiến cảnh cậu bé vung cây kiếm phát sáng về phía mọi người rồi tuyên bố "Sẽ gọi các anh em siêu nhân đến tiêu diệt hết cả khu vực này". Chị Mai không dám mua súng, kiếm cho con nữa, song cậu bé cứ giãy nảy đòi mua bằng được một khẩu súng nhựa.
Người mẹ cho biết, chỉ trong buổi chiều đưa con trai đi mua đồ chơi trung thu, chị phát hiện nhiều cậu bé khác có cùng sở thích với con mình và được các chủ cửa hàng bán súng, kiếm với số lượng không hạn chế, đủ các kích thước, mẫu mã.
Còn vợ chồng anh Tuấn cứ cắng đắng nhau mãi trong việc chọn đồ chơi cho con. Bố thì chỉ mua súng để cậu con "thể hiện tính cách đàn ông con trai", kết quả là cu nhóc mới 3 tuổi mà đã có gần chục cây súng từ bắn nước, thổi bong bóng xà phòng, phát nhạc đến bắn đạn hơi, đạn nhựa... Còn mẹ cứ thấy con chơi bắn bùm bùm lại thuận tay mang cất vì "nguy hiểm quá". Thằng con mê bắn súng nên suốt ngày khóc ăn vạ vì bị mất đồ chơi, khiến bố xót con lại trách móc vợ.
Đồ chơi mang tính bạo lực được bày bán tràn lan ở thành phố Vinh. Ảnh: Nguyên Khoa
Tại khu vực Chợ Cửa Đông (phường Trường Thi, thành phố Vinh), ở các cửa hàng lưu niệm, đồ chơi trẻ em, nằm khuất sau mặt nạ, ôtô nhựa là những khẩu súng đồ chơi, thanh kiếm đủ màu sắc. Người mua sẽ được các chủ cửa hàng hướng dẫn cách sử dụng một cách tận tình, chu đáo.
Với giá từ 40 đến 150 nghìn đồng, phụ huynh đã có thể chọn cho con mình một khẩu súng bắn đạn nhựa y hệt như súng thật, với kiểu dáng khác nhau từ AK, súng máy, súng colt... Các loại súng này được trang bị khe lắp đạn nhựa, có thể gây sát thương nếu bị bắn trúng. Những trẻ nhỏ tuổi thì được người bán khuyên mua các loại súng điện tử, kiếm phát sáng...
Ở các điểm vui chơi, giải trí khác của thành phố Vinh như cổng công viên trung tâm, quảng trường, Câu lạc bộ lao động... đội ngũ bán dạo cũng trưng bày các loại đồ chơi bạo lực một cách công khai. Tại các chợ Vinh, Hưng Dũng, Quang Trung... việc mua một khẩu súng, thanh kiếm, con rô bốt mô phỏng các bộ phim bạo lực dành cho trẻ con cũng dễ dàng như đi mua rau ngoài chợ.
Trong năm 2010, lực lượng quản lý thị trường Nghệ An đã phát hiện thu giữ gần 9.000 súng và 969 cái đao, kiếm nhựa; gần 2.000 băng đạn nhựa. Trong hai tháng 4, 5/2011, cơ quan này cũng đã thu giữ 859 khẩu súng nhựa.
Những ngày cận kề Tết Trung Thu, lực lượng chức năng ở Nghệ An tăng cường các đợt kiểm tra, truy quét đồ chơi bạo lực.
Sáng 8/9 công an TP Vinh bất ngờ kiểm tra 3 ki-ốt kinh doanh tại khu vực chợ Vinh, phát hiện và thu giữ hàng nghìn khẩu súng, kiếm và 1.200 viên đạn nhựa không rõ nguồn gốc. Trước đó ít ngày, Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế TP Vinh đã bắt quả tang một xe tải chở đầy đồ chơi bạo lực.
Hàng nghìn khẩu súng, kiếm và các loại đồ chơi không rõ nguồn gốc bị cơ quan chức năng tịch thu. Ảnh: Nguyên Khoa
Ông Trần Văn Diên, Trưởng phòng tổng hợp Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An cho biết: "Hầu hết đồ chơi trẻ em hiện nay là hàng nhập lậu, chủ yếu xuất xứ Trung Quốc, 100% vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn chất lượng, ghi nhãn hàng hóa...".
Theo ông Diên, những vụ truy bắt, phát hiện và tịch thu đồ chơi bạo lực, không rõ nguồn gốc trên chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thông thường, các cửa hàng chỉ trưng bày một số loại đồ chơi nhỏ lẻ, nếu phát hiện thì cũng chỉ tịch thu và xử phạt hành chính, còn các kho hàng lớn thường được ngụy trang ở nơi khác, không dễ bị bắt.
Đại diện quản lý thị trường cho rằng, nguyên nhân để đồ chơi mang tính bạo lực bùng phát còn do sự dễ dãi của cha mẹ khi chọn mua cho con. Vì chiều theo những sở thích của con mà vô hình chung, phụ huynh đã tiếp tay cho đồ chơi bạo lực, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn.
Thực tế, trong thời gian qua các bệnh viện ở Nghệ An như Nhi, 115, Đa khoa... đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân vì trúng đạn nhựa. Mới đây nhất, một bé trai 8 tuổi ở phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, bị thủng giác mạc, đứt tuyến lệ vì bị bạn dùng súng nhựa bắn vào mắt, phải đưa ra Hà Nội cấp cứu. Một em bé khác ở Nghệ An cũng phải vào viện điều trị vì ngộ độc chì do tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn.
"Những đồ chơi bạo lực như súng đạn, đao kiếm rất nguy hiểm, không chỉ nguy cơ sát thương cao cho bé mà còn khiến tâm lý trẻ biến đổi phức tạp. Chơi súng quá sớm, quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị hoang tưởng, hình thành tính cách hung bạo từ nhỏ...", một chuyên gia tâm lý ở Bệnh viện tâm thần Nghệ An khẳng định.
Theo VNExpress
Loạn trong mê hồn trận hàng Trung Quốc Chỉ cần ra chợ đầu mối, vào khu bán đồ chơi trẻ em trên phố Lương Văn Can, Hàng Mã đến khu chợ đầu mối lớn như chợ rau quả Long Biên, rồi chợ Đồng Xuân (Hà Nội), người tiêu dùng không gặp một chút khó khăn nào để tìm được món hàng mình cần. Nhưng điều oái oăm nằm ở chỗ: Hàng...