‘Đã quản lý chặt môi trường dự án Formosa Hà Tĩnh’
Đó là khẳng định của bí thư Tỉnh ủy – chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII.
Chiều 13-12, trước khi tiến hành phiên bế mạc kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã kết luận các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.
Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo ông Sơn, sau một ngày, nội dung chất vấn, trả lời chất vấn tập trung vào bốn lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giáo dục; tài chính…
Về vấn đề môi trường, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định cần quản lý chặt chẽ. “Chúng ta hoàn toàn thống nhất cho sự phát triển kinh tế nhưng dứt khoát chúng ta phải quản lý chặt chẽ về mặt môi trường để phát triển bền vững” – ông nhấn mạnh và minh chứng cho việc quản lý rằng đến nay dự án luyện thép Formosa Hà Tĩnh đã cho sản phẩm và môi trường tại đây được quản lý tốt.
Các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại kỳ họp thứ 8.
“Báo cáo với đại biểu là hôm trước trong quá trình bàn nội dung để chất vấn có nêu vấn đề quản lý Formosa, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh thống nhất cái này đã làm tốt.
Video đang HOT
Tất nhiên chúng ta không chủ quan nhưng khẳng định đã làm tốt. Đây không phải là đưa ra câu hỏi chất vấn nữa mà có báo cáo riêng cho các đại biểu HĐND để biết rằng trong quá trình quản lý môi trường và các điều kiện khác đối với trong Khu kinh tế Vũng Áng nói chung và dự án luyện thép nói riêng thì đến hôm nay khẳng định là chặt chẽ…” – ông Sơn nói.
Qua gần ba ngày làm việc, thông qua đường dây nóng, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được 29 ý kiến góp ý của cử tri thuộc 9/13 huyện, thành, thị. Tại hội trường kỳ họp, có 27 ý kiến chất vấn với 47 câu hỏi được nêu ra.
Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII đã thông qua 25 nghị quyết.
Đ.LAM
Theo PLO
Có hay không việc bảo kê nạn khai thác cát lậu?
Những năm gần đây, trên dòng sông Lam đoạn giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thường xuyên xảy ra nạn khai thác cát trái phép.
Lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ một tàu hút cát - Ảnh: CACC
Đây là vấn đề được ông Lê Đình Sơn - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh chỉ ra trong buổi họp sáng nay (13.12) tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, khi nhắc đến việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép đang khiến người dân rất bức xúc.
Tình trạng khai thác cát trên sông Lam (đoạn giáp ranh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh), sông Ngàn Phố (huyện Hương Sơn), sông Ngàn Sâu (huyện Hương Khê) diễn ra phức tạp và khó kiểm soát.
Ông Lê Đình Sơn - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh - cho rằng: "Trong thời gian vừa qua, việc quản lý vận chuyển về khai thác mỏ, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Công an tỉnh và các ngành chức năng đã triển khai kiểm tra, kiểm soát trên sông, từ huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ và Nghi Xuân, nhưng cát tặc vẫn lộng hành".
Ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bí thư Hà Tĩnh thẳng thắn cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các hoạt động vi phạm trong khai thác cát trên sông. "Nhưng đồng thời có một việc, đó là có tay trong hay không? Có bảo kê bên trong không?", ông Lê Đình Sơn nhấn mạnh.
"Việc này dân hoài nghi. Và bản thân mỗi chúng ta trong quá trình chỉ đạo có nhận thức ra điều này không? Tôi cho rằng là có. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cả một quá trình dài có phụ trách quản lý nhà nước. Nhưng thưa với các đồng chí, rất phức tạp.
Nếu trên dòng sông La đổ sang bên Nghệ An, bảo lấy cát bên Nghệ An về, chúng ta không quản lý được thì đây là việc cần phải có một nội dung rất căn bản, có giải pháp đồng bộ. Thực hiện vấn đề này, nhân dân đang hết sức quan tâm, đặc biệt là nhân dân ở dọc ven sông", Bí thư Hà Tĩnh nói.
Một tàu hút cát bị lực lượng công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt giữ.
Thực tế cho thấy, những chủ xà lan hút cát thường neo giữa sông để hút, khi phát hiện có lực lượng chức năng của tỉnh nào đi kiểm tra thì họ rút vòi lên và điều khiển xà lan chạy về phía bờ thuộc tỉnh bên kia. Do đó, việc xử lý trực tiếp gặp khó khăn đối với lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng chức năng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đã phối hợp bắt và xử lý nhiều vụ khai thác cát trái phép trên sông Lam. Mặc dù vậy, do bán cát có lợi nhuận cao nên tình trạng khai thác trộm vẫn thường xuyên tái diễn trên sông này.
Thời gian qua, Công an các huyện Hương Sơn, Đức Thọ cũng liên tục phát hiện, bắt giữ và xử phạt cát tặc trên sông Ngàn Phố.
Ngày 1.12, Trần Văn Cường cùng Đoàn Sỹ Trường (trú tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ) dùng xà lan khai thác cát trái phép trên sông Ngàn Phố, thuộc địa bàn thôn Vĩnh Khánh, xã Trường Sơn. Lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính.
Đến khoảng 3 giờ 30 ngày 2.12, Trần Văn Cường tiếp tục khai thác cát trái phép thì bị người dân thôn Vĩnh Khánh phát hiện, dùng gạch đá ném lên xà lan. Tiếp đó, một số người đưa rơm lên xà làn châm lửa đốt. Rất may, Công an huyện Đức Thọ đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.
Chiếc xà lan mà người dân bức xúc châm lửa đốt vào ngày 2.12. Ảnh: CACC
Trước đó, vào tháng 3.2018, Trần Văn Cường đã bị Công an huyện Đức Thọ xử phạt hành chính 20 triệu về hành vi khai thác cát trái phép trên sông.
Người dân Hà Tĩnh ở dọc bờ sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố hết sức bức xúc khi cát tặc lộng hành gây sạt lở bờ sông, đe dọa an toàn nhà cửa, các công trình xây dựng và mất đất hoa màu.
ANH ĐỨC
Theo LĐO
Thi đua quyết thắng - động lực tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh Thời gian qua, phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) và công tác thi đua khen thưởng của lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh đã được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp, hiệu quả, thực sự trở thành động lực thúc đẩy các tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lê Đình Sơn - UV...