Đa phần người Thái chấp thuận hiến pháp mới của quân đội
Cuộc trưng cầu dân ý ở Thái Lan chuẩn bị kết thúc với kết quả đa phần người dân đều đồng tình với hiến pháp mới do quân đội soạn thảo.
Người dân Thái Lan hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới. Ảnh: Reuters
Kết quả tổng hợp từ 91% số phiếu đã qua kiểm điếm cho thấy 61% người tham gia trưng cầu dân ý chấp thuận hiến pháp mới của quân đội, theoBBC.
Quân đội Thái Lan bãi bỏ hiến pháp cũ từ khi lên nắm quyền lực sau cuộc đảo chính hồi năm 2014. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới cho biết họ tin rằng nó sẽ giúp mang lại ổn định cho Thái Lan. Tuy nhiên, một số người chỉ trích lại nói hiến pháp mới sẽ gia tăng quyền lực cũng như sự kiểm soát của quân đội đối với đất nước.
Video đang HOT
Các cử tri dường như cũng ủng hộ đề xuất thứ hai trong lá phiếu, cho rằng thượng viện được bổ nhiệm phải tham gia vào quá trình lựa chọn thủ tướng. Ủy ban kiểm phiếu cho hay 58% số phiếu tính đến thời điểm hiện tại đồng thuận với ý kiến này.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm nay là bước khởi đầu, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm sau ở Thái Lan. Chính phủ mới có nghĩa vụ tuân thủ những quy định, điều luật trong bản hiến pháp này.
Bên cạnh đó, cuộc trưng cầu cũng là thử nghiệm đầu tiên về phản ứng của người dân Thái Lan với chính quyền Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, kể từ khi ông nắm quyền. Ông Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức nếu người Thái bác bỏ hiến pháp, tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra bất kể kết quả thế nào.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thái Lan tổ chức trưng cầu dân ý về hiến pháp mới
Người dân Thái Lan hôm nay tham gia bỏ phiếu về hiến pháp mới, đây là tiền đề để chính quyền thực hiện tổng tuyển cử vào năm sau.
Các cuộc thăm dò cho thấy người ủng hộ bản hiến pháp mới chiếm số ít. Ảnh:Reuters
Ủy ban bầu cử Thái Lan đặt mục tiêu có 80% trong số 50 triệu cử tri hợp pháp tham gia cuộc trưng cầu này, Guardian đưa tin.
Kết quả ban đầu về cuộc bỏ phiếu dự kiến được công bố tối nay. Các cuộc dò cho thấy lượng người ủng hộ hiến pháp mới chiếm số ít, trong khi đa số người dân chưa đưa ra quyết định.
Cuộc trưng cầu này là thử nghiệm đầu tiên về phản ứng của người dân Thái Lan với chính quyền của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, kể từ khi ông nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi 2014.
Thủ tướng Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức nếu người Thái bác bỏ hiến pháp, tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra vào năm sau bất kể kết quả thế nào.
"Chúng ta cần thực hiện tổng tuyển cử vào 2017, vì đó là điều chúng tôi đã cam kết. Không có hiến pháp nào làm hài lòng tất cả mọi người", ông nói.
Giới quan sát cho rằng bản hiến pháp mới có thể giúp các chỉ huy quân đội nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Nhờ đó họ có quyền phủ quyết với những vấn đề mà các nghị sĩ đưa ra.
Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị mất chức hồi năm 2006, đang sống ở nước ngoài, hôm 4/8 cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là "điên rồ". Ông nói việc này sẽ giúp chính quyền quân sự duy trì quyền lực mãi mãi và họ không đủ năng lực điều hành đất nước.
Khánh Lynh
Theo VNE
Nước nào có thể tổ chức trưng cầu ý dân? Sau chiến thắng của phe Brexit trong trưng cầu ý dân ở Anh, Marine Le Pen ở Pháp (đảng Mặt trận Quốc gia), Geert Wilders ở Hà Lan (đảng Vì tự do), Matteo Salvini ở Ý (đảng Liên minh phương Bắc) đã đòi tổ chức trưng cầu ý dân như Anh. Thật ra không phải muốn là được! Theo nghiên cứu của Viện...