Đã phân loại phim theo lứa tuổi, cảnh nóng có bị cắt?
Phim Việt vẫn phải có định hướng đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi và tuân thủ “Những hành vi bị cấm trong điện ảnh” dù bảng tiêu chí phân loại phim với 4 cấp độ vừa được thông qua.
Bộ Văn hóa, Thể Thao Du lịch và Cục Điện ảnh mới thông qua bảng tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi mới từ hôm 1/1. Theo đó, các tác phẩm được trình chiếu tại rạp sẽ chia theo các cấp độ: phổ biến (P), cấm phổ biến đến khán giả dưới 13 (C13), cấm phổ biến đến khán giả dưới 16 (C16) và cấm phổ biến đến khán giả dưới 18 (C18).
Tiêu chí để Cục Điện ảnh đưa ra phân loại lứa tuổi mới cho các tác phẩm điện ảnh bao gồm chủ đề, ngôn ngữ, nội dung phim, mức độ cảnh bạo lực, mức độ cảnh khỏa thân hoặc quan hệ tình dục, mức độ cảnh sử dụng ma túy, chất kích thích…
Nhiều nhà sản xuất rất vui mừng trước việc phân loại này. Theo họ, đó là việc tất yếu nếu muốn điện ảnh Việt Nam phát triển vì rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chế độ phân loại độ tuổi trong phát hành phim từ lâu.
Ông Đỗ Duy Anh – Phó cục trưởng Cục Điện ảnh. Ảnh: TL.
“Chậm so với nước khác nhưng phù hợp với Việt Nam”
Trả lời Zing.vn về sự chậm chễ của bảng phân loại phim so với các nước khác trên thế giới, ông Đỗ Duy Anh – Phó cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định kể từ khi Luật Điện ảnh sửa đổi và bổ sung năm 2009 có hiệu lực việc phân loại phim đã được thực hiện ở hai mức độ: Cho phép phổ biến rộng rãi và cho phép phổ biến đến khán giả trên 16 tuổi, chứ không phải đến nay mới có quy định.
Theo vị lãnh đạo, tại thời điểm đó, số lượng phim Việt Nam cũng như số lượng phim nước ngoài nhập khẩu chưa nhiều, chủ đề, nội dung phim cũng chưa được phong phú như hiện nay, cho nên việc phân loại phim nói trên, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát hành, phổ biến phim.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những năm gần đây, do số lượng phim Việt Nam sản xuất và phim nước ngoài nhập khẩu đã tăng nhanh, chủ đề, nội dung của phim ngày càng đa dạng và phong phú; nhiều phim phù hợp với lứa tuổi khán giả trên 13, hoặc trên 18 nhưng lại quy định chỉ cho lứa tuổi khán giả trên 16, như vậy là chưa phù hợp.
“Vì vậy, việc phân loại phim theo lứa tuổi được quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BVHTTDL ngày 11/12/2015 của Bộ VHTTDL, có thể coi là chậm so với các nước khác, nhưng lại phù hợp với thực tiễn của Việt Nam” – Phó cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết.
Trước nhận xét cho rằng việc thực hiện bảng phân loại tương đối rắc rối vì phải kiểm tra căn cước, chứng minh thư của khán giả, Cục Điện ảnh cho biết đã tổ chức hai cuộc họp với các cơ sở phát hành, phổ biến phim ở Hà Nội và TP.HCM để trao đổi cách thức thực hiện các quy định về phân loại phim, cũng như lắng nghe và tìm giải pháp giải quyết những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
“Nhìn chung, đối với các cơ sở phát hành, phổ biến phim thì không gặp khó khăn gì lớn. Tuy nhiên, đối với khán giả xem phim, thời gian đầu có thể chưa quen với việc xuất trình CMT, thẻ căn cước hoặc thẻ học sinh khi đến xem những bộ phim có dán nhãn C13, C16, C18.
Nhưng với những biện pháp phổ biến thông tin về phim một cách công khai, rõ ràng đến khán giả tại các địa điểm chiếu phim cũng như trên các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm, thì chúng tôi tin chắc rằng khán giả và đặc biệt là các bậc phụ huynh sẽ hình thành được thói quen và cảm thấy thoải mái khi vào xem phim đúng lứa tuổi” – ông Đỗ Duy Anh nhấn mạnh.
Cảnh quay phim Việt vẫn bị cắt nếu không tuân thủ Những hành vi bị cấm trong điện ảnh.
Đã phân loại phim, cảnh nóng có bị cắt?
Khi công bố bảng phân loại phim, một số ý kiến cho rằng nếu bên phổ biến phim không thực hiện được quy định sẽ càng khiến thị trường nhập phim rối ren, khó quản lý hơn. Ở cương vị lãnh đạo ngành, Phó cục trưởng Cục Điện Ảnh cho rằng bảng phân loại phim giúp hình thành một thói quen văn minh khi xem phim. Vì vậy, mọi người sẽ tôn trọng và thực hiện đúng quy định.
“Tại các buổi làm việc với các đơn vị phát hành, phổ biến phim trong cả nước, chúng tôi chưa thấy có ý kiến nào phản đối, mà chỉ thấy tất cả các cơ sở phát hành phổ biến phim tán thành và quyết tâm thực hiện nghiêm túc các quy định” – đại diện Cục Điện ảnh nói.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Duy Anh cũng nhấn mạnh Cục Điện ảnh đã làm việc với tất cả các cơ sở phát hành, phổ biến phim trong cả nước để thống nhất thực hiện quy định về phân loại phim trong cả nước, tránh trường hợp, mỗi cơ sở, mỗi rạp chiếu phim lại thực hiện theo mộ cách hoặc không thực hiện theo đúng quy định.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên, lãnh đạo ngành điện ảnh cũng thẳng thắn trả lời về việc nhiều nhà sản xuất và phát hành đã tỏ ra vui mừng khi họ cho rằng mức C16 và C18 trong bảng tiêu chí phân loại phim, có thể giúp tác phẩm của mình không bị áp lực khi mang phim đi duyệt, nhất là với các tác phẩm chứa đựng nhiều cảnh nóng, bạo lực, máu me.
“Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim, các cơ sở sản xuất, phát hành, phổ biến phim vẫn phải có định hướng đúng đắn trong quá trình sản xuất và phát hành, phổ biến phim sao cho phù hợp với từng lứa tuổi” – ông Đỗ Duy Anh nói.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim cũng vẫn phải chấp hành nghiêm túc các quy định về Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh quy định tại Luật Điện ảnh và một số nghị định liên quan.
Theo Zing
Hàng loạt trung tâm phim 'cầu cứu' Cục Điện Ảnh
Hỗ trợ kinh phí, đầu tư máy móc hay đào tạo chuyên môn là đề nghị chủ yếu của các trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sáng 31/5, Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo "Giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành - phổ biến phim tại rạp của trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương". Tham dự hội thảo có ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh.
Giám đốc các trung tâm (công ty) phát hành phim và chiếu bóng đồng loạt đề nghị Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có biện pháp "cứu" tình trạng khó khăn mà các địa phương đang mắc phải như không có cơ sở vật chất để chiếu, khán giả không đến rạp vì không có phim hay và mới.
Giám đốc các trung tâm phát hành phim đến từ các tỉnh đồng loạt cầu cứu Cục Điện ảnh. Ảnh: Quang Đức
"Nhà rạp thì xuống cấp, trang thiết bị thì lạc hậu, nguồn phim thì không có. Do vậy tôi đề nghị xin kinh phí mua một máy chiếu công nghệ DCP và thông qua chương trình hỗ trợ cho Điện ảnh các tỉnh" - ông Bùi Thế Lâm, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Hải Phòng phát biểu.
Trong tình trạng tương tự, đại diện Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh đề xuất giải pháp: "Việc giữ lại hoặc đầu tư xây dựng mới rạp chiếu phim là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời kỳ phát triển, hội nhập quốc tế. Nhà nước phải có trách nhiệm tiếp tục xây dựng và đầu tư kinh phí vào hệ thống điện ảnh công. Cần có sự liên kết cao giữa các cơ quan quản lý và đơn vị sản xuất phát hành phim".
Ông Trần Hồng Tuyến - Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Sơn La nhấn mạnh: "Chúng tôi không có trung tâm chiếu phim mà chỉ là đội chiếu bóng lưu đông. Nếu tiếp tục không có những phương tiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng thì trong một tương lai gần chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường".
Bà Ngô Phương Lan và Thứ trưởng Vương Duy Biên chủ trì hội thảo. Ảnh: Quang Đức
Trước những "cầu cứu" liên tiếp từ đại diện cơ quan điện ảnh của các địa phương. Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: "Chúng tôi sẽ lắng nghe và tìm cách giúp đỡ các địa phương khỏi tình trạng khó khăn. Nếu không nghĩ tới điều đó thì chúng tôi đã không tổ chức hội thảo này".
Hội thảo "Giải pháp đẩy mạnh công tác phát hành - phổ biến phim tại rạp của trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra đến hết ngày 31/5 với 29 tham luận đến từ đại diện của các địa phương.
Theo Zing
Cục Điện ảnh nói về lý do 'Nữ đại gia' chưa được ra rạp Bộ phim bị yêu cầu chỉnh sửa vì vi phạm Luật Điện ảnh và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Bộ phim Nữ đại gia của đạo diễn Lê Văn Kiệt phải lùi ngày phát hành để chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng duyệt phim. Trước thông tin cho rằng phim bị tuýt còi vì có quá nhiều hình...