Đá ngầm đe dọa tàu thuyền qua lại cầu Ghềnh
Trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bao lâu nay đang tồn tại nhiều bãi đá ngầm, đe dọa tàu thuyền qua lại.
Bãi đá ngầm trên sông Đồng Nai đoạn gần cầu Ghềnh. Ảnh: Lê Lâm
Theo Công ty CP Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa số 10 (đơn vị quản lý, duy tu luồng sông Đồng Nai) trên hệ thống sông Đồng Nai có tổng cộng 17 bãi đá ngầm nằm dưới lòng sông dài hàng trăm mét giống như những cái bẫy, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy. Các bãi đá ngầm này rải đều trên sông nhưng tập trung nhiều đoạn qua TP.Biên Hòa như khu vực cù lao Ba Xê (gần cảng Đồng Nai và cảng Bình Dương) và khu vực qua cầu Ghềnh.
Thu hẹp dòng chảy
Đánh giá của Công ty CP Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa cho hay: “Nguy hiểm nhất là bãi đá ngầm gần cầu Ghềnh (dài khoảng 350m). Bãi đá này nằm phía hạ lưu phía bờ xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) và chỉ cách cầu Ghềnh khoảng 500m, đoạn sông qua đây khá hẹp nhưng bãi đá lại nằm ngang khiến không gian càng bị thu hẹp, nước chảy xiết làm cho các tàu thuyền đi lại qua đây gặp rất khó khăn nhất là vào ban đêm”.
Theo quan sát của chúng tôi, mỗi khi thủy triều xuống bãi đá ngầm cầu Ghềnh lại nổi lên thấy rõ từng phiến đá gồ ghề, lổm chổm như con cá sấu vắt ngang giữa dòng sông, nơi cao nhất lên tới cả mét, tàu thuyền nào đi qua cũng ái ngại. Được biết vào cuối năm 2002, các cơ quan chức năng đã phá bỏ đá ngầm ở một số vị trí nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, việc phá dỡ (thực hiện bằng phương pháp thủ công đó là dùng xáng cạp để phá sau đó cho thợ lặn xuống bốc đá bỏ sà lan vận chuyển lên bờ) được thực hiện không nhiều do hạn chế về kinh phí.
Video đang HOT
Chỉ nạo vét cát, đá để lại
Vừa qua, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai do tân Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chủ trì bàn về công tác khắc phục sự cố cầu Ghềnh và đảm bảo an toàn đường thủy, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trường Cục Đường thủy nội địa VN cho biết: “Đoạn sông Đồng Nai qua cầu Ghềnh chỉ 3,5km mà có tới 7 bãi đá ngầm, dài từ 150 – 800m tạo ra dòng chảy không ổn định gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông”.
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh có ý kiến: “Công việc nạo vét, khơi thông dòng chảy các bãi đá ngầm trên đoạn sông qua cầu Ghềnh và TP.Biên Hòa, trước đây do Bộ GTVT thực hiện. UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị nạo vét, xử lý luôn những bãi đá ngầm này nhưng Bộ GTVT chỉ nạo vét cát, còn đá để lại cho đến nay”. Từ các tranh luận này, ông Hoàng Hồng Giang lưu ý: “Sắp tới đây, khi cầu Ghềnh mới được xây xong, tĩnh không được nâng lên thì lưu lượng vận tải qua khu vực này rất lớn, nhất là khi ở phía thượng lưu có nhiều mỏ vật liệu xây dựng cát, đá vì vậy cần có phương án xử lý, phá bỏ”.
Lê Lâm
Theo Thanhnien
Hôm nay hoàn tất trục vớt cầu Ghềnh
Dự kiến đầu giờ chiều nay (31.3) sẽ hoàn tất việc trục vớt nhịp cầu Ghềnh cuối cùng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Nhân viên điện lực tháo dỡ, cắt bỏ toàn bộ hệ thống dây điện, trạm biến thế của đường dây trung thế 220 kV qua cầu Ghềnh - Ảnh: Uyên Nghi
Sáng 31.3, ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), cho biết dự kiến đầu giờ chiều nay sẽ hoàn tất việc trục vớt nhịp cầu Ghềnh cuối cùng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đồng thời khơi thông luồng giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai.
Ghe tàu chở đá lần lượt đi qua hiện trường cầu Ghềnh - Ảnh: Uyên Nghi
Theo ông Thắng, sáng nay cần cầu 500 tấn được cố định trên sà lan 3.000 tấn tiếp tục trục vớt nhịp cuối cùng của cầu Ghềnh. Sau đó bộ phận trục vớt sẽ dùng máy cắt chuyên dụng dưới nước cắt nhịp cầu để chuyển về bãi tập kết, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho đơn vị thi công.
Việc tháo dỡ các nhịp cầu còn lại chưa bị sập cũng sẽ do Cienco 1 đảm trách song song với quá trình thi công cầu Ghềnh mới. Tuy nhiên thời gian lúc nào tháo dỡ thì chưa thể ấn định.
Hiện trường trục vớt cầu Ghềnh sáng 31.3 - Ảnh: Uyên Nghi
Gỡ bỏ hệ thống lưới điện tại khu vực cầu Ghềnh
Sáng cùng ngày, các nhân viên Điện lực Biên Hòa đã có mặt tại hiện trường cầu Ghềnh để tháo dỡ, cắt bỏ toàn bộ hệ thống dây điện, trạm biến thế của đường dây trung thế 220 kV qua cầu Ghềnh.
Nhân viên Điện lực Biên Hòa tháo dỡ hệ thống điện tại cầu Ghềnh - Ảnh: Uyên Nghi
Anh Ung Ngọc Huy, nhân viên Điện lực Biên Hòa, cho hay công việc dọn dẹp hệ thống lưới điện cũng sẽ hoàn tất trong sáng 31.3. "Hệ thống chiếu sáng sẽ được bộ phận kỹ thuật Điện lực Biên Hòa thiết kế lại cho phù hợp với cầu Ghềnh mới", anh Huy cho hay.
Theo quan sát của PV Thanh Niên tại hiện trường sáng 31.3, các sà lan chở đá trên 300 tấn lần lượt xuôi về hạ lưu cầu Ghềnh một cách trật tự. Tuy nhiên lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy và Thanh tra giao thông liên tục quần thảo tại khu vực trục vớt cầu Ghềnh để đảm bảo an toàn giao thông thủy và kiểm tra tải trọng tất cả các ghe tàu chở đá đi qua.
Uyên Nghi
Theo Thanhnien
Nhịp cầu Ghềnh vừa được vớt lên, công an lập tức khám nghiệm Ngay sau khi một phần cầu Ghềnh bị chìm dưới sông được trục vớt lên, lực lượng công an ngay lập tức khám nghiệm hiện trường. Lực lượng công an lập tức có mặt để khám nghiệm - Ảnh: Lê Lâm Vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 29.3, một nửa nhịp thứ 3 của cầu Ghềnh (Đồng Nai) bị rơi xuống sông...