Đà Nẵng yêu cầu các thủy điện ở Quảng Nam trả nước
Nguồn nước cung cấp nước để Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) sản xuất nước sinh hoạt cho người dân Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, UBND TP.Đà Nẵng sẽ gửi văn bản yêu cầu các thủy điện ở tỉnh Quảng Nam phải trả lại nước cho hạ du.
Ngày 13.9, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND thành phố vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra, báo cáo trình UBND thành phố ký gửi Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tại tỉnh Quảng Nam điều tiết nước về hạ lưu để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và hoạt động sản xuất cho thành phố Đà Nẵng.
Hạ du các con sông ở Quảng Nam trơ đấy vì thủy điện tích nước. Ảnh: Đình Thiên
Trước đó như Dân Việt đã thông tin, từ ngày 31.8 đến nay, nguồn nước thô tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn thường xuyên dao động ở mức 260 – 2.000 mg/l. Độ mặn cao nhất là 2.019 mg/l vào lúc 9h ngày 5.9.2018 (tiêu chuẩn nước sinh hoạt là 250 mg/l).
Để đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Dawaco phải kết hợp việc lấy nước tại cửa thu Cầu Đỏ và bơm nước thô từ Trạm bơm phòng mặn An Trạch. Tuy nhiên, công suất của trạm bơm phòng mặn An Trạch chỉ đáp ứng được 70% công suất cấp nước hiện nay dẫn đến tình trạng không đủ lượng nước thô để xử lý. Do đó lượng nước sạch cấp vào mạng lưới giảm 50.00070.000 m3/ngày dẫn đến khu vực cuối nguồn quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu nước rất yếu.
Video đang HOT
Đơn vị này cho hay, hiện tại, Dawaco vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch công suất thiết kế 240.000m3/ngày thì khả năng đáp ứng nước thô để xử lý trong điều kiện chiều cao mực nước tại đập An Trạch tối thiểu 2.0m, nếu mực nước thấp hơn 2.0m khả năng cấp nước sẽ giảm xuống, mực nước thấp đến cao trình 1.4m trạm bơm An Trạch phải ngưng hoạt động. Do đó tất cả nhà máy nước Cầu đỏ, Sân Bay ngưng hoạt động dẫn đến tình trạng tại một số thời điểm có xảy ra thiếu nước cục bộ tại một số khu vực trong thành phố.
Trước tình trạng trên, trao đổi với Dân Việt ông Hoàng Minh Hòa – Phó G.Đ Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng cho hay, đơn vị này đang hoàn tất văn bản gửi lãnh đạo UBND thành phố, đồng thời gửi các nhà máy thủy điện về việc đề nghị những nhà máy này sớm xả nước lớn hơn so với bình thường về hạ du để khẩn cấp giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong nhiều ngày nay của hàng ngàn người dân TP.Đà Nẵng.
Các đập thủy điện ở Quảng Nam chặn nước khiến nguồn nước sinh hoạt ở Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Ảnh: Đình Thiên
Theo ông Hòa, các nhà máy thủy điện gồm A Vương, Đăkmin 4 và Sông Bung 4 cần quan tâm và phải có trách nhiệm xả lưu lượng nước lớn hơn bình thường để nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) có đủ lượng nước thô để xử lý cấp nước cho người dân.
“Ngoài việc gửi các thủy điện, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị lãnh đạo thành phố gửi văn bản ra các Bộ ngành ở Trung ương để có sự chỉ đạo. Trước mắt, 3 nhà máy thủy điện nêu trên cần xả lưu lượng lớn hơn bình thường trong thời điểm khô kiệt và có sự phối hợp vận hành để đảm bảo nước xả về đủ lớn”, ông Hòa cho biết.
Theo Danviet
Đà Nẵng lại thiếu nước, nhiễm mặn vì quy trình của thủy điện
Trước tình trạng thiếu nước và nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Đà Nẵng đã đề nghị chính quyền thành phố có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), UBND tỉnh Quảng Nam và các thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 4, A Vương có phương án "giải cứu".
Nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước Cầu Đỏ hiện đang rất yếu.
Theo báo cáo của Cty Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), từ ngày 31-8 đến nay, nguồn nước thô tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn thường xuyên dao động ở mức 260-2.000 mg/l. Để đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Dawaco phải kết hợp việc lấy nước tại cửa thu Cầu Đỏ và bơm nước thô từ trạm bơm phòng mặn An Trạch. Tuy nhiên công suất của trạm bơm này chỉ đáp ứng được 70% công suất cấp nước hiện nay, dẫn đến tình trạng không đủ lượng nước thô để xử lý. Do đó, lượng nước sạch cấp vào mạng lưới giảm 50.000-70.000 m3/ngày dẫn đến khu vực cuối nguồn các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu nước rất yếu. Cũng trong khoảng thời gian này, theo kết quả quan trắc tại Ái Nghĩa, mực nước chỉ ở 2,52 m, thấp hơn mực nước trung bình 3,51 m so với cùng kỳ nhiều năm nên khả năng nhiễm mặn sẽ kéo dài.
Ngày 11-9, ông Hoàng Thanh Hòa- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã nhận được Công văn của Dawaco thông báo tình hình nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn xuất phát từ lưu lượng xả nước của các thủy điện. Qua kiểm tra, mực nước trên các hồ chứa thủy điện cung cấp nguồn nước chính cho Đà Nẵng cụ thể: Hồ A Vương xuống mực nước chết lúc 7 giờ ngày 1-9; hồ sông Bung 4 xuống mực nước chết lúc 7 giờ ngày 30-8. Hiện nay mực nước các hồ A Vương, sông Bung 4 đang ở dưới mực nước chết (mực nước lúc 7 giờ ngày 9-9: thủy điện A Vương là 339,5/340, thủy điện Sông Bung 4 là 204,82/205). Riêng mực nước hồ Đak Mi4 là 245/240m, cao hơn mực nước chết là 5m, dung tích hữu ích hồ khoảng hơn 37,74 triệu m3 nước.
Từ ngày 1-9 đến nay, do mực nước của 2 hồ thủy điện A Vương và Sông Bung 4 xuống xấp xỉ mực nước chết, cùng với việc thủy điện Đak Mi 4 xả nước về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng rất nhỏ (chỉ 3 m3/s) dẫn đến nguồn nước thô tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Trong những ngày tới, nếu dòng chảy đến các hồ không lớn thì lượng nước về hạ du qua phát điện, xả nước của 2 thủy điện trên sẽ rất nhỏ và không ổn định liên tục dẫn đến nguy cơ nhiễm mặn và thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia, nhất là tại Nhà máy nước Cầu Đỏ là rất lớn và sẽ kéo dài. Không những thế, đập tạm ngăn mặn Tứ Câu trên sông Vĩnh Điện đang ở trạng thái đóng kín dẫn đến tình trạng nhiễm mặn tại Cầu Đỏ tăng thêm.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng cho rằng, trên thực tế thì việc xả việc vận hành của các thủy điện trong thời gian qua đang thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho vùng hạ du, vì bản thân quy trình này không phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị UBND TP có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ TM- MT chỉ đạo thủy điện Đak Mi 4 phải tăng lưu lượng nước xả về hạ du sông Vu Gia qua cống xả đáy từ 3m3/s như hiện nay lên 12 m3/s, đồng thời các thủy điện A Vương và Sông Bung 4 phải thường xuyên và tăng cường việc phát điện, xả nước về hạ du nhằm đẩy mặn tại sông Cầu Đỏ phục vụ cho việc cung cấp nước cho sinh hoạt trên địa bàn Đà Nẵng. "Do quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, không phù hợp với thực tế nên đề nghị Bộ TN- MT sớm nghiên cứu điều chỉnh lại quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu - Gia Thu Bồn theo hướng điều phối nguồn nước xả hợp lý trong mùa cạn và mùa lũ nhằm tăng cường đẩy mặn cho sông Cầu Đỏ và tăng hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du", ông Hòa phân tích và gợi ý có thể nghiên cứu vận hành xả nước mùa cạn của các thủy điện A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Bung 4 theo cách thức lệch pha với nhau để tăng tính ổn định của dòng chảy sông Vu Gia, xem xét lại cao trình mực nước khống chế tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa.
Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND TP Đà Nẵng lập kế hoạch, phương án tăng lưu lượng nước xả về hạ du sông Vu Gia gửi Bộ TN-MT để thống nhất chỉ đạo các hồ thủy điện điều tiết xả nước cho khu vực hạ du sông Vu Gia phù hợp với thực tế của 2 địa phương. Ông Hòa cho biết thêm: "Sở cũng đề xuất tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị đồng cấp của Đà Nẵng nghiên cứu đánh giá toàn diện tại khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng để xây dựng giải pháp điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế nhằm nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia khôi phục lại trạng thái tự nhiên trước đây, phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng". Ngoài ra, Sở cũng đề xuất Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Nam tháo dỡ một phần đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện để tăng cường đẩy mặn cho Đà Nẵng do hiện nay đã dừng hoạt động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Công Khanh
Theo cadn.com.vn
Bơ vơ nỗi đau con trẻ sau đại tang Chưa qua một giấc ngủ, hàng chục đứa trẻ thôn Lương Điền (xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) bỗng chốc mang thân phận mồ côi, đón tin dữ cha, mẹ tử vong sau vụ TNGT thảm khốc tại Quảng Nam Cháu Nguyễn Thị Hạnh Ngân (con anh Nguyễn Khắc Bình, nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn) năm nay lên...