Đà Nẵng yêu cầu 2 nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường dừng hoạt động
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương, đơn vị liên quan yêu cầu 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc gây ô nhiễm môi trường chấm dứt hoạt động sản xuất.
Ngày 4/10, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng thông tin, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương, đơn vị liên quan yêu cầu 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) chấm dứt hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) chấm dứt các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Thành ủy Đà Nẵng cũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm công bố kết quả thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động, xử lý môi trường tại 2 nhà máy thép này và triển khai các bước tiếp theo bảo đảm quy định.
Các đơn vị phải báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy tiến độ triển khai thực hiện trước ngày 5/10.
Trước sự phản đối gay gắt của người dân vào hồi tháng 2 vừa qua, chính quyền TP Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều buổi đối thoại để tìm hướng giải quyết.
Video đang HOT
Trước đó, vào tối 26/2, hàng trăm người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) đã tập trung trước cổng nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc nhằm ngăn cản không cho 2 nhà máy này hoạt động.
Thậm chí đến sáng 27/2, một số người dân còn tổ chức dựng lều trại, mang theo đồ ăn thức uống túc trực hàng giờ trước nhà máy nhằm bày tỏ thái độ bức xúc vì hoạt động sản xuất gây ô nhiễm trong thời gian dài của 2 nhà máy thép này.
Trước sự phản đối gay gắt của người dân, chính quyền TP Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều buổi đối thoại để tìm hướng giải quyết.
Cuối cùng, UBND TP Đà Nẵng quyết định, từ ngày 26/3, 2 nhà máy tinh luyện thép Dana Ý và Dana Úc đóng ở xã Hòa Liên được tiếp tục hoạt động thêm 6 tháng. Chủ trương cho phép Dana Ý và Dana Úc hoạt động trở lại là nhằm xử lý những tồn đọng liên quan của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động.
Những ngày vừa qua, rất đông người dân địa phương tiếp tục tập trung trước cổng 2 nhà máy thép.
Đến nay, thời gian 6 tháng “gia hạn” đã kết thúc, những ngày vừa qua, rất đông người dân tập trung trước cổng 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc yêu cầu 2 đơn vị này chấm dứt hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
THANH BA
Theo VTC
Đà Nẵng: Đề nghị dừng hoạt động gây ô nhiễm tại 2 nhà máy thép
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị Ban cán sự đảng UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo các sở ngành liên quan dừng hoạt động gây ô nhiễm tại 2 nhà máy thép.
Ngày 4.10, Văn phòng Thành ủy TP.Đà Nẵng cho biết đã có văn bản liên quan đến tình hình hoạt động ở 2 nhà máy thép gây ô nhiễm. Theo đó, trong thời gian vừa qua, có một số cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản báo cáo, kiến nghị Thường trực Thành ủy liên quan đến chủ trương dừng hoạt động của 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý.
Văn bản nêu rõ, trong những ngày gần đây, một số hộ dân tại khu vực thôn Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) tập trung trước cổng 2 nhà máy thép nói trên nhằm yêu cầu ngừng các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Thành ủy Đà Nẵng nhận định, tình hình tại khu vực 2 nhà máy thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trước vấn đề trên, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã đề nghị Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan yêu cầu 2 nhà máy chấm dứt hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường khu vực, đảm bảo quy định của pháp luật, theo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy và phù hợp với định hướng, mục tiêu xây dựng thành phố môi trường.
Ngoài ra, Thường trực Thành ủy còn yêu cầu các đơn vị sớm công bố kết quả thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động và xử lý môi trường tại 2 nhà máy và triển khai các bước tiếp theo đảm bảo quy định. Thường trực Thành ủy đề nghị tiến độ triển khai thực hiện phải được báo cáo trước ngày 5.10.
Người dân Hòa Liên (Đà Nẵng) vây nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc vì gây ô nhiễm. Ảnh: Đình Thiên
Bên cạnh đó, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng giao Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố và Huyện ủy Hòa Vang tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân ủng hộ chủ trương của thành phố, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp triển khai các bước xử lý tiếp theo, đảm bảo quy định pháp luật.
Thường trực Thành ủy cũng giao Công an thành phố phối hợp với các ngành chức năng và địa phương thường xuyên ứng trực, kịp thời giải quyết, ngăn chặn các tình huống liên quan đến việc tập trung đông người, có phương án xử lý kiên quyết các đối tượng có biểu hiện kích động, gây rối an ninh trật tự tại khu vực. Công an cần kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ huy thống nhất thành phố khi xảy ra tình hình phức tạp.
Đồng thời đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Huyện ủy Hòa Vang yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tại địa phương tăng cường nắm tình hình nhân dân, vận động, tổ chức họp dân giải thích rõ về chủ trương của thành phố.
Trước đó, như Dân Việt đã nhiều lần thông tin, từ khi đi vào hoạt động từ 2007, 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc liên tục để xảy ra tình trạng ô nhiễm khiến người dân bức xúc.
Mới đây, vào đêm 26.2, rất đông người dân địa phương đã bao vây cổng nhà máy thép Dana Ý để phản đối.
Liên tục trong 2 ngày 27-28.2, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh đã trực tiếp xuống đối thoại với người dân sống quanh nhà máy thép. Tuy nhiên, cả trăm người dân dự đối thoại đều tỏ ra thất vọng khi lãnh đạo thành phố tiếp tục xin ghi nhận ý kiến và hứa giải quyết. Người dân sau đó đã bỏ về giữa buổi đối thoại.
Sau đó, vào ngày 28.2, UBND TP.Đà Nẵng đã quyết định tạm dừng hoạt động 2 nhà máy thép này. Tuy nhiên, vào sáng 26.3, UBND TP.Đà Nẵng công bố quyết định cho 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc hoạt động thêm trong vòng 6 tháng để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp đồng thời chính quyền có thời gian hoàn tất các bước đóng cửa nhà máy theo đúng quy trình pháp luật.
Theo Danviet
Vụ hồ tôm đầu độc môi trường: Những quyết định "giật mình" của huyện Nghi Xuân Liên quan đến dự án nuôi tôm quy mô 2,5ha suốt nhiều năm xả thẳng chất thải ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng, chính quyền huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thanh minh rằng sở dĩ chỉ xử phạt 2 triệu đồng vì không phát hiện ra hành vi xả thải... Không phát hiện hành vi xả thải! Hàng ngàn khối nước...