Đà Nẵng xây hầm qua sông Hàn: Ảo tưởng du lịch
Du khách đến vùng đất nào cũng thích được ngắm cảnh quan thiên nhiên, đời sống con người, chứ không phải thích ngắm các công trình bê tông hóa.
Mục tiêu đẹp và du lịch là sai lầm
Trước dự định xây dựng hầm chui vượt sông Hàn dài 1300m, với mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng được UBND TP Đà Nẵng đưa ra với mục đích tạo không gian đẹp hơn tổ chức nhiều lễ hội, tạo điểm nhấn cho du lịch, nhiều công ty du lịch cho rằng đó là ý tưởng sai lầm.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 19/12, ông Lê Long Phi – Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông và Du Lịch Huyền Thoại Việt (Viet Legend Media & Travel) cho biết: “Nếu có thêm một công trình tạo sự khác biệt cho thành phố là rất tốt, có điều làm thế nào cho hiệu quả. Thực tế không phải làm hầm chui thì số lượng du khách tăng lên, mà nó chỉ là tăng thêm điểm đến ở thành phố này cho du khách.
Cách đây 10 năm về trước, hầm đèo Hải Vân cũng là một trong những hầm đặc sắc của châu Á, du khách cũng thích đến, nhưng họ chỉ đến 1 lần cho biết, còn chủ yếu nhiều du khách vẫn thuê xe máy để được đi lên khám phá vẻ đẹp ở trên đỉnh đèo nơi nhìn thấy cả vịnh Lăng Cô của Huế và bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng”.
Theo ông Phi, ở đầu cầu bên kia sông Hàn là quận 3, bán đảo Sơn Trà, nếu hầm chui được xây dựng, người dân sẽ rất phấn khởi. Bởi hiện nay, cầu sông Hàn quá bé so với mật độ dân cư ở đó, còn cầu Thuận Phước gió lớn, mùa đông không đi xe máy qua được.
Khu vực này được gọi là thiên đường của các chung cư, cho nên mật độ dân số trong tương lai sẽ tăng lên không ít, thậm chí tương lai sẽ phát triển mạnh về trung tâm thương mại, các tòa nhà lớn.
Đà Nẵng xây hầm chui vượt sông Hàn
Vì thế, xây dựng hầm chui qua sông sẽ quyết định 2 vấn đề: đó là an cư của người dân và cảnh quan đề đời. Hầm chui dưới nước thì nhìn thấy gì mà đẹp nên quan trọng nhất chỉ là 2 đầu tiếp giáp dẫn xuống đường hầm phải được thiết kế đẹp.
“Tôi nghĩ không phải xây để đẹp, mà phải nhìn xa trông rộng. 10-15 năm nữa, hầm này nó phát huy hiệu quả về mật độ dân số, có những nơi 3 triệu dân, thì sức mua lớn, thương mại tăng lên, còn nếu làm cho thành phố đẹp hơn, thành điểm nhấn du lịch, đó chỉ là thứ yếu”, ông Phi nói thêm.
Video đang HOT
Mặt khác, theo ông Phi, mức đầu tư 4000 tỷ không phải quá lớn đối với một thành phố năng động bậc nhất VN, hơn nữa, khi sắp tới thành phố sẽ trở thành Trung tâm Hội nghị quốc tế, tất cả các hội nghị quốc tế như APEC đều về nơi này, thì phải đảm bảo chu đáo về giao thông.
Đà Nẵng hiện tại rất nhiều cầu nhưng cầu sông Hàn ô tô gần như không qua được, chủ yếu là cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, còn các cầu xa hơn thì không nằm trong thành phố, nghĩa là nhiều cầu nhưng không trưng dụng hết.
“Chính vì thế, nếu phát triển làm hầm chui vì giao thông thì nên làm, còn nói làm để thành phố đẹp hơn, thu hút khách du lịch thì sai lầm. Như các điểm nhấn du lịch xã hội hóa, họ làm nhiều công trình đẹp vô vàn như Công viên Đại Dương cách sông Hàn tầm 2km, làm sao cạnh tranh được.
Hiện nay, chúng tôi cũng có tour buổi tối hướng dẫn khách tham quan 5 cây cầu, các cầu Đà Nẵng khá là đẹp, khá gần nhau giúp du khách đi lại thuận tiện. Tôi nghĩ, thành phố cần xem có phương án thiết kế làm sao cho nó hợp lý rồi hãy làm”, ông Phi phân tích.
Cầu sông Hàn về đêm hiện nay
Ý tưởng không nơi nào làm
Cũng đưa ra quan điểm về dự án trên, là người có nhiều kinh nghiệm, ông Nguyễn Văn Mỹ – Chủ tịch Công ty du lịch Lửa Việt cho rằng, về mặt kinh tế không ai xây dựng hầm chui đi qua sông để phát triển, thu hút khách du lịch. Nó chỉ có ý nghĩa trong việc giải tỏa ách tắc giao thông, phục vụ quản lý kinh tế.
Thứ nhất, vô cùng tốn kém, lấy ngay ví dụ điển hình là hầm chui Thủ Thiêm (Sài Gòn) xây rất tốn kém, cũng đẹp, nhưng không ai tham quan. Thứ hai, Đà Nẵng chưa đến mức quá đông dân cư, ách tắc giao thông như HN, TPHCM mà phải xây dựng các hệ thống giao thông ngầm, để tiết kiệm diện tích mặt đất.
Cho nên, nếu làm để phục vụ cho chiến lược lâu dài thì được, còn cáp bách thì số tiền đó nên dành cho làm các việc khác lý tưởng hơn.
Ông Mỹ lấy ví du, Singapore cũng làm nhiều công trình ngầm, nhưng làm rất hiệu quả, bởi vì họ thiếu đất nên phải làm dưới đất.
Còn với các nước làm du lịch hiếm có thành phố nào xây dựng hầm chui nhiều, vì gây lên sự bất tiện mà giảm sự thích thú của du khách, không được ngắm vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên.
“Chúng ta chưa cần thiết phải làm. Đà Nẵng cũng không nên vội vàng. Hãy cứ lắng nghe ý kiến từ nhiều phía rồi cân nhắc, trừ khi không thể làm nổi được thì hãy làm ngầm”, ông Mỹ nói rõ.
Trong khi, Ths Nguyễn Hữu Bắc – Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Đầu tư Du lịch PhucGroup thì khẳng định rõ ràng: “Tôi không khuyến khích việc phá vỡ cảnh quan nên thơ của sông Hàn hiện nay, vì du khách ai cũng đều thích đi trên cầu và họ yêu quý mô hình Đà Nẵng như bây giờ.
Cho nên, thiết nghĩ cũng chưa cần thiết phải xây hầm chui vượt sông Hàn, nên dùng kinh phí đó làm các việc khác đang cấp bách hơn như nâng cao các chất lượng dịch vụ đời sống”.
Đã đi nhiều nước, theo ông Bắc, như Lào đất đai rộng nên họ có không gian phát triển du lịch nên không làm hầm. Thái Lan cũng rất hạn chế vì người Thái có thể làm cầu vượt, chứ không chọn làm ngầm. Cho nên, Đà Nẵng mà làm thì đi ngược với xu hướng của các nước làm du lịch trong khu vực.
(Theo Dân Việt)
Nhiều con, cháu của Chi cục trưởng kiểm lâm làm chung đơn vị
Ngoài con gái giữ chức Chi cục phó thì ông Nguyễn Hiếu Hòa - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định còn có nhiều con, cháu khác cùng làm việc tại cơ quan này.
Thanh tra Sở Tài chính nêu mục đích, yêu cầu của việc tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra tại Chi cục Kiểm lâm Bình Định ngày 8/12/2015
Liên quan vụ Cha làm chi cục trưởng, con làm phó, một nguồn tin chức năng cho biết ngoài bà Nguyễn Thị Anh Nguyên (con gái, chi cục phó Chi cục Kiểm lâm) thì còn nhiều con, cháu của ông Nguyễn Hiếu Hòa - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định đang làm việc trong đơn vị này.
Đó là ông Nguyễn Hiếu Trung, hiện công tác tại đội kiểm lâm cơ động thuộc chi cục, con trai của ông Hòa.
Ông Trung nhận công tác sau khi trúng tuyển kỳ thi công chức năm 2013, hiện được quy hoạch là lãnh đạo cấp phòng. Cháu ngoại ông Hòa là bà Nguyễn Thị Thúy Phương cũng được chi cục ký hợp đồng vào làm việc tại Hạt kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, công tác tại Hạt kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn, trước đây là con rể ông Hòa.
Ngoài ra, ông Hòa còn có cháu là cán bộ hợp đồng đang làm việc tại phòng tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lượng Chi cục Kiểm lâm Bình Định.
Đề cập việc ông Hòa có nhiều người thân làm việc ở Chi cục Kiểm lâm Bình Định, ông Phan Trọng Hổ - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định nói: "Sở chỉ biết bà Nguyên, ông Trung là con ông Hòa, còn cháu hay người thân khác nữa thì không biết hết được. Nhưng cũng phải nói là đến nay luật không cấm việc người thân làm chung trong một cơ quan".
Ông Lâm Hải Giang - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho biết sẽ trao đổi với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để kiểm tra việc có nhiều người thân của chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Theo ông Hổ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã có báo cáo đề xuất UBND tỉnh về hướng giải quyết trường hợp "cha làm chi cục trưởng, con làm phó".
Sở đề nghị cho ông Nguyễn Hiếu Hòa chỉ làm phó giám đốc sở, thôi kiêm nhiệm chức vụ chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và cho phép sở chọn nhân sự mới bổ nhiệm vào chức vụ này.
"Dù luật không cấm việc cha hay mẹ làm trưởng, con làm phó nhưng sau khi báo chí, dư luận lên tiếng, sở tìm hiểu nguyện vọng của anh Hòa và đề xuất với UBND tỉnh như vậy thì thấy là hợp lý hơn" - ông Hổ nói.
Trước đó, như Tuổi Trẻ phản ánh, ông Hòa làm chi cục trưởng, còn bà Nguyễn Thị Anh Nguyên làm chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định và được quy hoạch làm chi cục trưởng giai đoạn 2016-2020.
(Theo Tuổi Trẻ)
Hải Phòng dỡ bỏ hệ thống đèn nghệ thuật hơn 24 tỷ đồng Sau hai năm hoạt động chập chờn, dự án đèn led nghệ thuật hàng chục tỷ đồng ở trung tâm thành phố Hải Phòng phải dỡ bỏ. Công ty điện chiếu sáng đô thị dỡ bỏ toàn bộ đèn, cột sắt thuộc dự án đèn led nghệ thuật trang trí trên đường Lê Hồng Phong. Ảnh: Giang Chinh. Ngày 16 và 17/11, Công...