Đà Nẵng xây dựng “Thành phố thông minh hơn”
Sáng 14/8, thành phố Đà Nẵng chính thức công bố việc triển khai thành công giai đoạn đầu của dự án “Giao thông thông minh hơn” và “Nước thông minh hơn” với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dân số khá cao hàng năm, thuộc một trong những đô thị có tỷ lệ tăng dân số cao nhất trong cả nước. Trước áp lực đặt lên các nguồn tài nguyên xuất phát từ sự gia tăng dân số, lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng đang tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất để tăng cường năng lực quản lý và nâng cao tính hiệu quả của các hệ thống hạ tầng tại thành phố.
Sử dụng giải pháp Trung tâm Điều hành thông minh, chính quyền thành phố Đà Nẵng đang ưu tiên giải quyết hai vấn đề quan trọng nhất đang có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống tại thành phố là “Giao thông vận tải” và “Quản lý nước sạch”. Trung tâm Điều hành thông minh cung cấp thông tin tổng hợp về các hoạt động và các sự cố thông qua bản đồ, bảng điều khiển và cảnh báo, từ đó cho phép chính quyền thành phố và các cơ quan chuyên môn theo dõi các xu thế, dự báo nhu cầu và quản lý tốt hơn cơ sở vật chất và hạ tầng của Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Thường trực – Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin TP Đà Nẵng cho biết: “Xây dựng thành phố thông minh hơn nói một cách dễ hiểu là xây dựng một đô thị, trong đó mọi tài nguyên được khai thác, quản lý và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học của công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến xây dựng một thành phố phát triển bền vững và đáng sống!
“Với tầm nhìn xây dựng một thành phố năng động trong phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng giải quyết những vấn đề an sinh, môi trường, chính quyền TP Đà Nẵng đã và đang thực hiện những bước đi mang tính đột phá mạnh mẽ trong phát triển đô thị, mạnh dạn sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng thành phố nhằm từng bước cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho người dân, cho du khách . Và nước sạch, giao thông vận tải, chính là hai lĩnh vực đầu tiên mà chúng tôi lựa chọn để áp dụng một số công nghệ tiên tiến”, ông Sơn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo dõi các tuyến xe buýt qua Trung tâm
Việc bảo đảm khả năng tiếp cận nguồn nước có chất lượng cao cho hơn một triệu người dân, khách du lịch và hoạt động công nghiệp và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, Công ty Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) đang triển khai một chương trình mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị xử lý nước.
DAWACO sẽ sử dụng Trung tâm Điều hành thông minh để phân tích và giám sát theo thời gian thực nguồn cung cấp nước của toàn thành phố. Nếu như trước đây các mẫu nước thường được thu thập và phân tích thủ công, thì với các thiết bị cảm biến mới được lắp đặt trong toàn bộ hệ thống xử lý nước hiện nay, DAWACO có thể đo lường độ đục, độ mặn, độ dẫn điện, độ pH và nồng độ clo theo thời gian thực. Giải pháp Nước thông minh của IBM sẽ giúp các cán bộ, nhân viên của DAWACO nắm bắt tình hình vận hành của hệ thống nước ngay tức thì, hay nhận được các cảnh báo và thông báo khi các chỉ số bị lệch chuẩn hoặc khi kết quả phân tích cho biết chất lượng nước đã thay đổi.
Để đối phó với nguy cơ ùn tắc giao thông phát sinh trong quá trình đô thị hóa, thành phố Đà Nẵng đang đầu tư vào mạng lưới giao thông công cộng và mở rộng hệ thống vận chuyển cao tốc bằng xe buýt nhanh. Trọng tâm của hoạt động đầu tư này là một trung tâm điều hành giao thông mới, nơi các cơ quan chức năng thành phố có thể theo dõi mật độ tham gia giao thông và điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông của thành phố qua một bảng điều khiển.
Sử dụng các công nghệ xử lý dữ liệu khổng lồ và phân tích mang tính dự báo, Trung tâm điều hành Giao thông thành phố Đà Nẵng sẽ có các công cụ để dự báo và phòng tránh những nguy cơ ùn tắc tiềm ẩn, đồng thời điều phối tốt hơn hoạt động đối phó của thành phố. Dữ liệu từ nhiều hệ thống có thể được tích hợp, lưu trữ toàn phần để phân tích phục vụ mục đích thống kê, đối soát và chỉ ra những bất cập.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ chìm tàu
Sau vụ chìm tàu làm 9 người chết, ngoài việc rà soát lại hoạt động giao thông đường thủy, cứu hộ, cứu nạn..., UBND TPHCM cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, các đơn vị chức năng khởi tố vụ án, làm rõ nguyên nhân vụ việc nghiêm trọng này.
Vụ tai nạn đường thủy làm 9 người chết trên biển Cần Giờ đã gióng lên hồi chuông báo động về sự buông lỏng quản lý trong các hoạt động giao thông đường thủy. Với mong muốn không để sự việc đau lòng này tái diễn, các cơ quan chức năng TPHCM đã vào cuộc quyết liệt.
Ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, cơ quan công an huyện đã tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ với một số nạn nhân may mắn sống sót để lấy lời khai, phục vụ công tác điều tra.
Trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn và giải quyết hậu quả vụ chìm tàu nghiêm trọng, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, khẳng định các cơ quan chức năng đang nhanh chóng làm rõ các tình tiết liên quan, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển ngay sang cơ quan công an. Ông Nhật cho biết cũng sẽ điều tra, làm rõ nghi án "ém" thông tin khiến công tác cứu hộ, cứu nạn bị chậm và hậu quả làm nhiều người chết. Nghi án 2 chiếc tàu đi cùng hải trình biết tai nạn xảy ra nhưng không cứu cũng sẽ được xác minh, làm rõ. Theo đó, hai tài công lái hai chiếc tàu còn lại trong đoàn 3 tàu chở công nhân đi đám cưới về được xác định là Lục Văn Bảo (sinh năm 1989) và Lê Văn Hiếu (sinh năm 1988) cũng sẽ bị triệu tập để điều tra.
Nguyên nhân cuối cùng vụ tai nạn đường thủy vẫn đang chờ được làm rõ
Ngày 6/8, thực hiện Công điện số 1158 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sự cố chìm tàu H29-BP, lãnh đạo UBND TPHCM đã ban hành những văn bản gửi các sở ngành để chấn chỉnh lại hoạt động giao thông đường thủy, kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án để làm rõ.
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố nghiên cứu phương thức thông tin cứu nạn - cứu hộ của người dân đến cơ quan chức năng, đảm bảo trong thời gian nhanh nhất, đặc biệt trong điều kiện đêm tối, thời tiết nguy hiểm. Các Sở, ngành, đơn vị TPHCM và UBND các quận - huyện phải duy trì sẵn sàng lực lượng tại chỗ, phương tiện, trang thiết bị để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ khi có tình huống xảy ra.
Chủ tịch UBND TPHCM cũng chỉ đạo Sở GTVT kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các bến đò ngang, đò dọc và các phương tiện vận tải hành khách lưu thông trên sông, kênh, rạch; bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, không chở quá tải (phương tiện phải được đăng kiểm, có hệ thống thông tin liên lạc, trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh); không được xuất bến khi không đảm bảo an toàn hoặc khi có mưa to, giông gió, sóng lớn, đặc biệt là tàu cánh ngầm, tàu hoạt động du lịch, ghe thuyền của ngư dân...
Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà cũng đã ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả chỉ đạo giải quyết, khắc phục vụ tai nạn. UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an và các đơn vị chức năng khởi tố vụ án, làm rõ nguyên nhân vụ việc để phòng ngừa các vụ việc tương tự.
Công Quang
Theo Dantri
Xử phạt một trang thông tin điện tử không dẫn nguồn Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thông tin và truyền thông đối với công ty THHH Bản tin Việt (tổ 5A, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) với số tiền 5 triệu đồng. Lý do là công ty TNHH Bản tin...