Đà Nẵng: Xấu hổ nạn leo trèo, vẽ bậy lên tranh, tượng nơi công cộng!
Không chỉ tượng “Đất lành chim đậu” của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng mà hàng loạt tranh, tượng nơi công cộng của Đà Nẵng bị leo trèo, viết vẽ bậy hết sức vô ý thức. Thậm chí có người còn đứng ngay tại khu vực vườn tượng để… đái bậy xuống sông Hàn!
Cuối tháng 4/2017, khi Đà Nẵng khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2017 thì cũng là lúc bức tượng “Đất lành chim đậu” của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tròn 4 năm được dựng lên ở bùng binh đường Bạch Đằng – 3/2 – Như Nguyệt. Với chiều cao 4,5m, dài 9m, ngang 4m, đây được xem là tượng đá trang trí đô thị lớn nhất Việt Nam ở thời điểm dựng lên. Tượng được ghép từ 6 tảng đá hoa cương Vũng Tàu, có màu trắng xám, với tổng khối lượng 120m3.
Bức tượng “Đất lành chim đậu” của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đặt tại bùng binh Bạch Đằng – 3/2 – Như Nguyệt (Ảnh: HC)
Khối tượng mang hình ảnh những chú chim bồ cầu đang sum vầy trong tổ, biểu tượng cho một TP trẻ, năng động và đáng sống. Đây cũng là tác phẩm lớn thứ 4 của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tại Đà Nẵng sau các công trình tượng đài Mẹ Nhu, tượng đài 2/9 và đầu rồng của cầu Rồng bắc qua sông Hàn.
Tuy nhiên, thật đáng buồn là hiện nay, tại bức tượng này vẫn diễn ra tình trạng nhiều thanh thiếu niên leo trèo, viết vẽ bậy một cách hết sức vô ý thức. Chỗ viết vẽ bậy này bị xóa chưa hết dấu tích thì lại xuất hiện chỗ viết vẽ bậy khác. Và cảnh những thanh thiếu niên leo lên ngồi trên đầu các chú chim bồ câu là vô cùng phản cảm!
Hàng ngày đều diễn ra cảnh một số thanh thiếu nên kéo tới leo trèo hết sức vô ý thức
Dấu tích viết, vẽ bậy này xóa chưa hết…
thì đã xuất hiện dấu tích viết, vẽ bậy khác!
Từ trường hợp này, PV Infonet lại một lần nữa dạo quanh những nơi đặt tượng trang trí đô thị ở Đà Nẵng và nhận thấy tình trạng viết vẽ bậy đã xuất hiện tràn lan. Nhiều bức tượng, khối đá nghệ thuật đặt trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo chạy dọc bờ Đông sông Hàn, ngay cạnh khu vực đang dựng khán đài, sân khấu của Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2017 đã bị viết vẽ bậy và bôi bẩn đến mức dày đặc.
Video đang HOT
Nhiều bức tượng, khối đá nghệ thuật đặt ở bờ Đông sông Hàn bị viết vẽ bậy, bôi bẩn đến mức dày đặc!
Tại hầm đi bộ qua cầu Rồng hiện đang trưng bày tác phẩm “Biển gọi” và “Tài nguyên vô giá” thuộc thể loại tranh phong cảnh – hoành tráng của tác giả Trần Hữu Dương và nhóm họa sĩ Tổ Mỹ thuật trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng thực hiện. Với tổng diện tích 149,5 m2 (gồm 2 bức, mỗi bức 35,6m x 2,1m), tác phẩm này được đăng ký xác lập kỷ lục VietKings về thể loại tranh phong cảnh, chất liệu acrylic trên toan có kích thước lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Hầm đi bộ qua cầu Rồng là nơi có nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước đi qua. Họ dừng lại đọc những điều cần nhớ trích từ Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch tại Đà Nẵng…
Nhiều du khách trong và ngoài nước đi qua hầm đi bộ này đều thích thú dừng lại thưởng thức, chụp ảnh hai bức tranh thể hiện phong cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, với núi non hùng vĩ, bờ biển mênh mang trải dài, cát trắng lấp lánh, ghềnh đá nhấp nhô, từng lớp sóng xanh tung bọt trắng xóa và nguồn tài nguyên là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho cuộc sống con người.
Trong hầm đi bộ này có hai bức tranh phong cảnh hoành tráng của thấy trò trường Cao đẳng Nghệ thuật Đà Nẵng…
Ngay trước mỗi cửa hầm là lời kêu gọi hãy giữ gìn và bảo vệ tranh nghệ thuật
Du khách nước ngoài thích thú thưởng lãm và chụp ảnh hai bức tranh…
Thế nhưng, những bức ảnh họ chụp cũng vô tình ghi lại cảnh tượng hai bức tranh phong cảnh hoành tráng “Biển gọi” và “Tài nguyên vô giá” bị những người vô ý thức viết, vẽ bậy một cách vô tội vạ, dù ở mỗi đầu hầm đi bộ đều đã có treo bảng kêu gọi mọi người “Hãy giữ gìn và bảo vệ tác phẩm tranh nghệ thuật”!
Và họ cũng “vô tình” ghi lại những hình ảnh như thế này!
Và không chỉ dưới hầm đi bộ mà ngay tại khu vườn tượng đối diện chợ Hàn, nơi đặt các bức tượng ưng ý nhất của các nghệ nhân Làng đá mỹ nghệ Non Nước, cũng có những bức tượng bị viết vẽ bậy dù người dân và du khách ở đây lúc nào cũng tập nập. Cùng với đó là những hành vi đáng xấu hổ khác như đứng ngay trong khu vườn tượng đái bậy xuống sông Hàn!
Một số tượng của các nghệ nhân Làng đá mỹ nghệ Non Nước đặt tại vườn tượng ở bờ Tây sông Hàn, đối diện chợ Hàn, cũng bị viết vẽ bậy
Thậm chí có người còn đứng ngay trong khu vực vườn tượng để… đái bậy xuống sông Hàn!
Đà Nẵng sắp bước vào hàng loạt sự kiện lớn trong năm 2017 mà nổi bật là Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2017 sẽ khai mạc vào cuối tháng 4 này và kéo dài suốt 2 tháng; tiếp đó là chuỗi hoạt động tiến tới Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sẽ diễn ra vào tháng 11.
Các sự kiện lớn này chắc chắn sẽ thu hút rất đông đảo các quan chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến với TP này. Họ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những cảnh tượng như vừa nêu?
Theo Hải Châu (Infonet)
Những công trình điêu khắc xuất thần trên thế giới
Mỗi một nơi trên thế giới đều có ít nhất một công trình điêu khắc mang tính biểu tượng. Nhiều trong số chúng có giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc. Dưới đây là những công trình sáng tạo nhất thế giới thu hút cả thị giác và tư duy cho người xem.
Bức tượng nàng tiên nhảy múa cùng hoa bồ công anh của Robin Wight ở Anh.
Ervin Loránth Hervé đã tạo ra bức tượng độc đáo mô tả người khổng lồ trồi lên từ lòng đất ở Budapest, Hungary.
Tác phẩm Giọt mưa của Nazar Bilyk ở Ukraine gây ấn tượng cho người xem.
Sức mạnh của tự nhiên. Tác phẩm của nhà điêu khắc người Italy Lorenzo Quinn gợi nhắc con người đang sống trong tầm kiểm soát của thiên nhiên, và bất cứ lúc nào mẹ thiên nhiên cũng có thể nổi giận.
Chủ đề "Tình yêu" được Alexander Milov thể hiện qua hình ảnh trẻ thơ trong thân xác người lớn.
Bức tượng Colossus mô tả một nhân vật nửa thần, nửa núi được nhà điêu khắc nổi tiếng Giambologna dựng lên vào thế kỷ 16 ở Florence, Italy.
Bức tượng mang tên Expansion của Paige Bradley ở New York. Bức tượng sáp về người phụ nữ ngồi thiền của nhà điêu khắc Paige Bradley đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của loài người và thách thức chúng ta dám đi xa hơn những gì chúng ta có.
Bức tượng bóng ma trên mặt nước ở Klaipeda, Lithuania. Bức tượng này là một vật quý biểu trưng đại diện cho Klaipeda - thành phố lâu đời nhất ở Lithuania.
Bức tượng này giống như một bàn tay đang nâng niu cây xanh tại Glarus, Thụy Sĩ.
Theo_Kiến Thức