Đà Nẵng: Vụ trộm hơn 300 triệu đồng hy hữu ở khách sạn
Theo hình ảnh mà camera an ninh của khách sạn Golden sea 3 (Đà Nẵng) ghi lại, kẻ gian mặc đồ tắm vào lễ tân lấy chìa khóa phòng của du khách rồi vào phòng lấy trộm đồ như chốn không người.
Đối tượng nhận chìa khóa phòng từ bàn lễ tân của khách sạn. Ảnh chụp lại camera.
Ngày 5/9, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết: Đang phối hợp với công an quận Ngũ Hành Sơn để điều tra vụ mất cắp hi hữu xảy ra tại khách sạn Golden sea 3, số 242 đường Võ Nguyên Giáp (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn).
Trước đó, vào chiều ngày 3/9, ông Cường nhận được điện thoại của ông Phan Mạnh Hà, một du khách tới từ Hà Nội báo tin mất trộm khi lưu trú tại khách sạn này. Ngay lập tức ông Cường cho thanh tra Sở du lịch đến để cùng với lực lượng công an để lập biên bản vụ việc.
Ông Phan Mạnh Hà cho biết: ông cùng vợ con vào Đà Nẵng du lịch và đến khách sạn này nhận phòng vào trưa ngày 1/9. Khách sạn bố trí gia đình ông ở phòng 706. Đến chiều ngày 3/9, ông Hà cùng vợ con đi tắm biển về thì phát hiện mất trộm đồ đạc cùng tiền mặt với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng. Ông Hà lập tức báo trộm cho lễ tân và quản lý khách sạn.
“Trước lúc ra khỏi khách sạn để đi tắm, vợ tôi gửi 2 chiếc nhẫn và chìa khóa cho lễ tân và dặn kỹ không cho ai lấy chìa khóa phòng. Đến 18h5 chúng tôi quay về thì lễ tân báo đã giao chìa khóa cho người khác. Hai vợ chồng lên phòng thì thấy cửa không khóa, bên trong mất 1 điện thoại Vertu, 1 điện thoại Samsung cùng hơn 10 triệu đồng tiền mặt trong ví. Tổng giá trị tài sản bị mất cắp hơn 300 triệu đồng.” ông Hà cho biết.
Tuy nhiên, theo anh Hà, điều đáng nói là chủ khách sạn đã thiếu trách nhiệm, không báo cho công an ngay khi phát hiện. Chỉ đến khi ông Hà điện thoại cho ông Trần Chí Cường (Phó giám đốc Sở Du lịch) thì đến hơn 20h cùng ngày khi Thanh tra Sở Du lịch có mặt, khách sạn mới báo công an phường đến lập biên bản.
Video đang HOT
Lên phòng mở cửa ngang nhiên.
Ông Hà cũng yêu cầu khách sạn trích xuất các camera an ninh và phát hiện một người đàn ông đã nhận chìa khóa từ lễ tân rồi lên mở phòng 706. Sau khi lấy tài sản, người này còn mặc một bộ quần áo của anh Hà rồi xuống gửi lại chìa khóa lại cho lễ tân trước khi bỏ đi.
Ông Hà cũng cho biết thêm, qua hình ảnh của camera khách sạn, ông và con trai nhận ra đối tượng này. Bởi trước đó, khi tắm biển người này đã lân la làm quen và giới thiệu là khách du lịch đang ở tầng 8 của khách sạn này. Tuy nhiên phòng ông này giới thiệu toàn khách nữ.
Ông Trần Chí Cường cho biết: Sự việc xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Đà Nẵng. Do đó, Sở yêu cầu cơ quan chức năng sớm điều tra sự việc. Đồng thời, yêu cầu các khách sạn trên địa bàn thắt chặt an ninh, nâng cao cảnh giác và nâng cao trình độ quản lý của lễ tân, kiểm tra kỹ việc ra vào và nhận chìa khóa phòng của khách sạn.
Ông Lê Hoàng Long, GĐ khách sạn Golden sea 3 xác nhận sự việc xảy ra tại khách sạn. Tuy nhiên, theo ông Long, ông Hà không hợp tác mà copy chụp hình camera an ninh nói để tự điều tra. Trong phòng của khách sạn có két sắt tự động, nhưng khách không bỏ đồ giá trị vào, xảy ra mất trộm lại la làng mất giá trị lớn. Trong khi đó, khách hàng khi ra ngoài đã tự để lộ thông tin phòng khách sạn. Khách sạn có hàng chục phòng, người ra vào nhiều nên lễ tân không thể quản lý hết.
Được biết, khách sạn Golden sea 3 chuẩn 3 sao, vừa đi vào hoạt động thì xảy ra sự việc.
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Đại án 9000 tỷ: Phạm Công Danh xin giảm án cho thuộc cấp
Trong phần nói lời sau cùng, cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Phạm Công Danh đã xin tòa xem xét giảm nhẹ mức án cho nhân viên và khẳng định có thể khắc phục toàn bộ hậu quả do mình gây ra.
Bị cáo Phạm Công Danh, cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Ảnh: Hoàng Triều
Ngày 30-8, sau gần 1,5 tháng xét xử, phiên tòa xét xử đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã kết thúc phần tranh luận, 36 bị cáo được nói lời sau cùng. Theo dự kiến HĐXX sẽ nghị án đến ngày 6-9 tuyên án.
Bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được phát biểu đầu tiên. Phạm Công Danh đã trình bày lời nói sau cùng của mình trong 20 phút xoay quanh việc xin giảm án cho thuộc cấp của mình cũng như trình bày thêm một số vấn đề về nhân thân, truyền thống gia đình.
Trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Danh đã cảm ơn HĐXX đã quan tâm, tạo điều kiện cho bị cáo trình bày quan điểm của mình cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho bị cáo chữa bệnh. Bị cáo Danh mong muốn HĐXX xem xét mức án đối với các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh cũng như nhân viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Theo bị cáo Danh, những người này làm việc theo trách nhiệm, không tư lợi gì. "Trong suốt 3 năm qua, bị cáo suy nghĩ rất nhiều, những nhân viên này làm việc cho bị cáo mà không hề có vụ lợi cá nhân, không nhận được chỉ đạo gì từ bị cáo và tất cả những việc làm sai trái của họ là do tin tưởng tôi. Họ chỉ là những người làm công ăn lương. Họ không hề có động cơ, không hề đòi hỏi gì hết, 5 -10 triệu họ nhận cũng là tiền bị cáo tự đưa. Họ tin tưởng bị cáo, họ đã làm việc hết mình vì muốn vực dậy ngân hàng. Không ít người trong số họ tin tưởng đề án tái cơ cấu là thành công. Bị cáo chấp nhận mang hết tài sản của mình để khắc phục hậu quả nên bị cáo mong HĐXX xem xét, cân nhắc mức án đối với họ".
"Về khoản tiền 3.600 tỉ đồng, tôi trả vào tài khoản cá nhân của bà Phấn chứ không phải vào tài khoản chung nào hết. Khi tôi trả tiền cho bà Sáu Phấn thì khách hàng lớn nhất là nhóm Phương Trang đến yêu cầu bị cáo cần lấy lại ngay. Nhóm Phương Trang đòi bị cáo trả 2.000 tỉ đồng vì bà Phấn đã lấy từ nhóm Phương Trang số tiền này. Đây là con số mà tôi chưa từng công bố tại tòa", bị cáo Danh nói.
Các bị cáo tại phiên tòa
Đối với bản thân, cựu lãnh đạo VNCB nhắc lại tâm huyết của bản thân khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Phạm Công Danh trình bày: "Gần 3 năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình mong vực dậy Ngân hàng Xây dựng. Chúng tôi đã làm được việc mà đến giờ này chưa ai nói. Đó là không để dẫn đến tình trạng mất thanh khoản ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ".
Bị cáo Danh cũng cảm ơn VKS đã đề nghị xem xét, trả lại nhà đang ở cho vợ con mình. Cũng trong phần lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Công Danh cảm ơn VKS đã kiến nghị thu hồi nhiều khoản tiền trong đó có tiền đã chuyển cho bà Hứa Thị Phấn, nhóm Trần Ngọc Bích để khắc phục hậu quả.
"Đây cũng là mong muốn lớn nhất của tôi. Tôi cảm ơn HĐXX đã tạo điều kiện như vừa qua. Tôi tin rằng nếu được tạo điều kiện, tôi có đủ cơ sở khắc phục 100% hậu quả vụ án", bị cáo Danh khẳng định.
Trong phần nói lời sau cùng của mình, bị cáo Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên Tổng Giám đốc VNCB) đã bật khóc. Bị cáo Mai nói: "Suốt 25 tháng qua bị cáo rất day dứt. Bị cáo không hiểu sao mình được Đảng, Nhà nước, gia đình cho ăn học mà trở thành người phạm tội".
Phan Thành Mai nói bản thân đã đi rất nhiều vùng, miền quê đất nước. Bị cáo từng khao khát tất cả người dân đều có nhà ở. Điều đó trở thành nội lực thúc đẩy bị cáo mong muốn phát triển nền kinh tế. Bị cáo từng tham gia cùng chính phủ hoàn thiện thể chế về bất động sản trong đó có gói 30.000 tỷ. Bị cáo từng khao khát có một ngôi nhà chung để phát triển thị trường bất động sản và xây dựng. Đó cũng là lý do bị cáo đến với VNCB nhưng rất hối hận vì để xảy ra sai phạm.
Bị cáo Phan Thành Mai tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các cán bộ ngân hàng. Bị cáo cũng nói mình ân hận vì đã không quan tâm đến Thiên Thanh, đến những số tiền dùng để chăm sóc khách hàng.
"Anh Danh nói bị cáo phải giữ cái đầu mình sạch sẽ để nghĩ ra những điều mới mẻ cho ngân hàng. Bị cáo rất tin tưởng anh Danh nên đã không quan tâm đúng mức", ông Mai nói.
Sau cùng, ông Mai gửi lời xin lỗi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đến các nhân viên ngân hàng, xin lỗi bố mẹ và người thân vì đã làm hoen ố thanh danh, ảnh hưởng đến gia đình. Các bị cáo Mai Hữu Khương (SN 1983, nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và Hoàng Đình Quyết (SN 1983, nguyên Phó Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) thừa nhận có sai phạm, xin HĐXX xem xét. Các bị cáo cảm ơn HĐXX, VKS và các luật sư đã góp phần làm rõ một phần bản chất vụ án. Sau phần trình bày trên, các bị cáo còn lại tiếp tục nói lời nói sau cùng.
Trước đó, đại diện VKSNĐ TP HCM đã đề nghị Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) mức án 30 năm tù "Vi phạm vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" Liên quan đến vụ án, Phan Thành Mai (SN 1971, nguyên TGĐ VNCB) bị đề nghị từ 24 đến 26 năm tù; Mai Hữu Khương (SN 1983, nguyên GĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn) 22 đến 24 năm tù; Hoàng Đình Quyết (SN 1983, nguyên GĐ VNCB Chi nhánh Lam Giang) bị đề nghị từ 20 đến 22 năm tù và Nguyễn Quốc Viễn (SN 1976, nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB) từ 14 đến 16 năm tù. Ngoài ra, 31 bị cáo khác nguyên là giám đốc các công ty, nhân viên VNCB bị đề nghị từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 11 năm tù.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Người nước ngoài trộm 1.600 USD rồi vùng chạy khỏi ngân hàng Giả bộ đổi tiền, người nước ngoài lén trộm 16 tờ tiền mệnh giá 100USD của ngân hàng Vietinbank rồi nhanh chân tẩu thoát. Bị cáo Mehdi (trái) tại tòa Chiều 26-8, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Choobani Shirvani Mehdi (33 tuổi, quốc tịch Iran) 1 năm 1 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản". Theo...