Đà Nẵng vẫn nghiên cứu xây cầu vượt hay hầm chui qua sông Hàn
Tại phiên thảo luận chung, ngày làm việc thứ 2 kỳ họp 15 HĐND khóa 8 TP.Đà Nẵng, nhiều ý kiến tranh luận về việc xây dựng cầu qua sông Hàn cũng như tình hình ô nhiễm nghiêm trọng “cứ nói mãi” tại thành phố môi trường này.
ĐB Thái Thanh Hùng cho biết “xấu hổ với người dân” vì các vân đề ô nhiễm không được giải quyết
Theo ông Hùng, Đà Nẵng là thành phố môi trường nhưng vấn đề ô nhiễm “cứ nói mãi”.
Dẫn ra một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường như: âu thuyền Thọ Quang, bãi rác Khánh Sơn, kênh Phú Lộc…, ĐB này nói: “ĐB không muốn kiến nghị vì không giải quyết được gì và vẫn cứ ô nhiễm”.
Ông Hùng cho biết, tại một số cuộc tiếp xúc cử tri, ĐB đã nhận lỗi với bà con nhân dân bởi vì cảm thấy “thấy xấu hổ” do không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường khiến bức xúc nhân dân kéo dài.
ĐB Lê Vinh Quang ủng hộ chủ trương xây dựng thêm cầu qua sông Hàn
“Mới đây cử tri rất mừng vì thấy Bí thư Thành ủy đi đến nơi, tận gốc những điểm ô nhiễm để kiểm tra nhưng chúng tôi lại thấy lo vì liệu có giải quyết được không?”, ông Hùng đặt vấn đề.
Ở lĩnh vực đầu tư, ĐB Mai Đức Lộc cho rằng, lãnh đạo TP cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư. Lãnh đạo phải có “tuyên ngôn” rằng: TP.Đà Nẵng yên bình và cũng xứng đáng để các nhà đầu tư đến.
Video đang HOT
Ông Lộc cho biết “việc bán sân Chi Lăng HĐND không biết” và đề nghị các dự án lớn về sau cần được công khai.
Đồng quan điểm, ĐB Lê Thị Nam Phương cho hay, việc thu hút đầu tư cần phải có giải pháp lâu dài, rõ ràng và quyết liệt hơn. “Chúng ta làm cái gì cho nhà đầu tư như thái độ ban phát là điều nguy hiểm”, bà Phương nói và khẳng định qua thời kỳ như vậy.
ĐB Mai Đức Lộc cho biết việc bán sân Chi Lăng HĐND TP không biết
Ngoài ra, trong lĩnh vực quy hoạch, ĐB Nam Phương cho rằng, kiến trúc, kiến thiết TP trong thời gian dài thì cần phải được nghiên cứu cẩn thận với sự góp ý của chuyên gia cả trong và ngoài nước.
Một số đại biểu khác kiến nghị, TP cần sớm công bố quy hoạch 2 bờ sông Hàn. “Lưu ý việc quy hoạch này phải có sự theo dõi và giám sát. Tài sản của TP là cả sông Hàn nên phải gìn giữ cẩn thận”, một ĐB nói.
*Cũng tại buổi thảo luận, trước ý kiến của ĐB Trần Đình Hồng về việc cân nhắc khi xây cầu vượt tại nút giao thông Lê Độ – Nguyễn Tri Phương, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Trần Thọ đã đặt vấn đề, cử tri mong muốn thay vì làm cầu vượt thì việc nên làm là cải tạo nút giao thông này.
Ông Thọ cho biết, nhiều người dân mong muốn, tại vị trí đã nêu cần bóp bùng binh “càng nhỏ càng tốt”, làm hệ thống đèn giao thông và cấm xe lớn vào giờ cao điểm để giữ cảnh quan cả khu vực.
Một ĐB cho biết, nút giao này thường xuyên xảy ra tai nạn do xe container gây ra nên cần thiết phải triển khai phương án xây cầu vượt.
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, do ngân sách địa phương eo hẹp, có đi vay mượn để xây dựng thì sau này cũng phải trả nợ nên trước mắt là nên cải tạo nút giao này.
Việc xây dựng thêm cầu qua sông Hàn nhận được nhiều ý kiến trái chiều
ĐB Nguyễn Hoàng Sơn đánh giá: “Điểm đó xây cầu vượt cũng đúng và xây cầu vượt là một xu thế của các nước”.
Thảo luận thêm về việc có nên xây dựng cầu qua sông Hàn, ĐB Lê Vinh Quang cho rằng, việc xây dựng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh phương tiện gia tăng và tình hình giao thông TP đã ùn tắc như hiện nay.
Ông Quang cho biết, trước đây, việc xây cầu Rồng và cầu Thuận Phước cũng có nhiều ý kiến trái chiều và phân vân nhưng khi đã thực hiện thì về sau mới thấy hiệu quả.
Chốt lại vấn đề này, ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho hay, nghị quyết của Thành ủy là nghiên cứu phương án về các dự án đã nêu. “Bao nhiêu tiền, xây dựng hầm chui hay cầu nổi, nguồn ở đâu”, ông Thọ nói và cho biết, xây dựng 2 công trình cần phải tiếp tục nghiên cứu tùy theo quy mô.
Chiều nay, HĐND TP.Đà Nẵng tiếp tục làm việc với phiên chất vấn.
Hoàng Sơn
Ảnh: Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Bất tiện cầu phao qua sông Hàn
30 năm qua, người dân hai huyện ngoại thành là Vĩnh Bảo và Tiên Lãng của TP.Hải Phòng vẫn phải đi lại bằng 2 cây cầu phao xuống cấp và lạc hậu bắc qua sông Hàn.
Cây cầu phao xuống cấp, nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải sử dụng để qua song - Ảnh Lê Tân
Cầu phao Đăng (được dựng năm 1990) nối liền xã Kiến Thiết, H.Tiên Lãng với xã Tam Đa, H.Vĩnh Bảo và cầu phao Hàn (xây dựng năm 1980) nối xã Kiến Thiết với xã Hòa Bình, H.Vĩnh Bảo. Hai cầu phao này nối liền các tuyến đường 351, 352, 354, 402 với QL37, QL 10 và là con đường nhanh nhất từ nội thành Hải Phòng đi Thái Bình.
Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Cả hai cầu phao được ghép bằng những chiếc đò cũ, trên mặt ghép tôn sắt, gỗ rất ọp ẹp và mất an toàn. Đó là chưa nói, khi đi qua 2 cầu phao này người dân phải đóng phí, mỗi lượt xe máy là 4.000 đồng - 7.000 đồng. Riêng ô tô thì mua vé tùy theo chỗ ngồi và tải trọng.
Do đôi đường cách trở nên những người phải qua sông làm việc gặp rất nhiều tình huống éo le. Ông Nguyễn Trần Cần, Giám đốc Điện lực H.Vĩnh Bảo kể: "Có lần bão về Hải Phòng, lưới điện bị sự cố, tôi phải đi từ nhà ở Kiến An vào Vĩnh Bảo xử lý, nhưng đi đến cầu phao mới biết không được qua cầu vì mưa gió nguy hiểm, lại phải vòng lại đi đường khác".
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết (H.Tiên Lãng) cho biết: "Khi thời tiết xấu, người dân thường không dám qua các cầu phao mà phải quay lại đi đường vòng xa hơn 10 km để về nhà. Có người ngại đi xa lại gọi đò ngang chở qua sông, rất nguy hiểm".
Còn ông Lê Đức Thuận, Chủ tịch xã Tam Đa (H.Vĩnh Bảo) cho rằng: "Khổ nhất là công nhân. Hai huyện đều có những khu công nghiệp lớn thu hút hàng nghìn lao động. Ngày nào họ cũng phải qua cầu 2 lần như vậy, mỗi tháng phải phát sinh thêm mấy trăm nghìn tiền vé".
Không chỉ có giao thông đường bộ bị ảnh hưởng, giao thông đường thủy cũng gần như bị ngưng trệ. Lãnh đạo các xã Kiến Thiết, Tam Đa, Hòa Bình đều cảm thấy rất bế tắc trước việc tìm hướng cho bến tàu thủy tồn tại từ rất lâu ở sông Hàn đang "sống dở chết dở" vì hai cầu phao này. Theo đó, hai cầu phao như cái barie chắn ngang dòng sông. Tàu thuyền ra vào phải được sự cho phép của đơn vị quản lý cầu, phải mất phí đóng cầu và hầu như chỉ được lưu thông vào ban đêm.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Xuân Phương, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng cho biết, TP. Hải Phòng và Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch xây cầu Hàn và đập tràn thủy lợi thay thế cho hai cầu phao này. Tuy nhiên chưa rõ bao giờ mới có thể thực hiện dự án.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Đà Nẵng đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ 600 tỷ đồng Số tiền 600 tỷ đồng mà Đà Nẵng đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ có liên quan đến việc di dời Nhà máy Sông Thu (thuộc Bộ Quốc phòng) ra khỏi khu vực sông Hàn. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng (hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng ủy quyền),...