Đà Nẵng và kinh nghiệm “dật tắt” tư tưởng phá rừng trái phép
Rút bài học từ các vụ chặt phá rừng trái phép trong năm 2017, ngay từ đầu năm nay UBND TP. Đà Nẵng cùng với Hạt Kiểm lâm thành phố đã tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét trên các khu vực rừng có nguy cơ xảy ra xâm phạm trái phép nhằm siết chặt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Tăng cường kiểm tra, truy quét vùng giáp ranh
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2017, vùng giáp ranh về phía Bắc của Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà – Núi Chúa có khoảng 30km chiều dài đường ranh giới tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là khu vực rừng giàu, tài nguyên rừng phong phú, trữ lượng gỗ lớn và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Khu vực này được xem là địa bàn xung yếu luôn có nhiều lâm tặc “dòm ngó” trong khi khu vực rừng giáp ranh nằm trải dài trên diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp… nên việc kiểm tra, bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Trồng thêm cây xanh ở Bán đảo Sơn Trà để đảm bảo đa dạng sinh học và tạo môi trường sống cho các loài vọoc.
Để “dập tắt” tư tưởng khai thác rừng trái phép cũng như chặn đứng trước các khả năng xâm phạm rừng, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa liên tục chủ động xây dựng kế hoạch đồng thời phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, UBND xã Hòa Bắc, đặc biệt là Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Bạch Mã tăng cường lực lượng, thành lập các tổ kiểm tra để truy quét, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Tính từ đầu năm 2018 đến nay, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa đã phối hợp tổ chức được 18 đợt kiểm ra, truy quét tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh chủ yếu tại khu vực rừng xung yếu ở các tiểu khu: 1, 2, 3, 5,12 thuộc địa bàn xã Hòa Bắc.
Video đang HOT
Qua đó đã phát hiện và đẩy đuổi 08 lượt người ra vào rừng trái phép, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khai thác gỗ làm ván hòm của người dân sinh sống tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc. Ngoài ra, tại khu vực giáp ranh không xảy ra điểm nóng về các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.
Được biết, trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc thông tin hai chiều với Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Bạch Mã về diễn biến tình hình hoạt động của đối tượng phá rừng để kiểm tra, truy quét, xử lý kịp thời, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác gỗ làm ván hòm tại khu vực này.
Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thống kê các đối tượng chuyên hoạt động nghề rừng trái phép nhằm tổ chức giáo dục, tuyên truyền cá biệt, động viên đối tượng này chuyển đổi ngành, nghề làm việc, không phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Phối hợp tuần tra rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng
Đề án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn TP. Đà Nẵng được triển khai từ năm 2017 với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân sống ven rừng. Đề án đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đặc biệt là sự tham gia của các nhóm hộ sống ven rừng dưới hình thức nhận khoán bảo vệ rừng.
09 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng không có điểm nóng về khai thác gỗ trái phép (một góc rừng Bà Nà – Núi Chúa)
Sau khi ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng và bàn giao rừng trên thực địa cho từng nhóm hộ nhận khoán, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đã xây dựng, ban hành quy chế hoạt động của nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng cung ứng DVMTR và ký quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm, UBND phường Thọ Quang và Kiểm lâm địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR.
Trên cơ sở đó, Hạt Kiểm lâm và các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm tra trên diện tích nhận khoán bảo vệ rừng cung ứng DVMTR. Trong 6 tháng đầu năm 2018, 06 nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại Bán đảo Sơn Trà đã chủ động tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng 114 đợt, trong đó có sự tham gia phối hợp của Hạt Kiểm lâm 43 đợt.
Các đợt tuần tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm nhập trái phép vào rừng để lấy củi, lấy lá, chặt cây, bẫy bắt động vật hoang dã ,… góp phần bảo vệ tốt tài nguyên rừng, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học tại Bán đảo Sơn Trà.
Ngoài ra, trong 09 tháng đầu năm 2018, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng đã triển khai 05 Kế hoạch kiểm tra, truy quét ngăn chặn phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép trên toàn địa bàn thành phố và nhiều đợt kiểm tra rừng tại các khu vực trọng điểm.
Qua kiểm tra, truy quét rừng tại các khu vực Sơn Trà, Nam Hải Vân, Bà Nà – Núi Chúa, vùng giáp ranh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, lực lượng Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng không phát hiện điểm nóng về tình trạng khai thác gỗ trái phép trong rừng.
Đây không chỉ là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng, mà còn là kết quả của sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát môi trường, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và UBND xã, phường, có rừng trên toàn thành phố.
Theo Yến Nhi (Báo TNMT)
Dân ngang nhiên lấn chiếm đất lâm nghiệp
Tại vùng Động Cát, xã Hòa Thắng thuộc tiểu khu 144A do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý nổi lên tình trạng người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) ồ ạt đưa máy móc vào lấn chiếm, tái lấn chiếm đất, phá bỏ cây rừng...
Điều đáng nói, nếu lực lượng quản lý bảo vệ rừng và chính quyền, kiểm lâm kiểm tra, xử lý thì người dân tụ tập lại sẵn sàng dùng hung khí, chống trả. Manh động hơn, người dân còn cấu kết với những thành phần côn đồ, bất hảo tràn vào trụ sở Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận- Xí nghiệp Bắc Bình Thuận dùng dao chém, đe dọa CBCNV công ty trước sự chứng kiến của công an địa phương.
Dân lấn chiếm đất tại vùng Động Cát, xã Hòa Thắng thuộc tiểu khu 144A
Theo công ty này, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng đã diễn ra liên tục từ năm 2017 đến nay. Mặc dù các ban ngành từ huyện tới tỉnh đã tăng cường kiểm tra xử lý, trong đó mới đây nhất, ngày 03/01/2018 UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giải quyết tình hình chặt phá rừng trồng, chiếm đất tại khu vực này nhưng tình hình không thuyên giảm.
Và, từ đó đến nay cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xác định rõ các đối tượng, với hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do xử lý không dứt điểm, chưa đạt hiệu quả, dẫn đến đối tượng càng xem thường pháp luật và ngày càng manh động, hung hăng, sẵn sàng dùng hung khí chống trả chính quyền khi thi hành công vụ.
Năm 2017, tại khu vực động cát Hòa Thắng các đối tượng liên tục thực hiện hành vi hủy hoại, phá nhổ rừng trồng để lấn chiếm đất, với hơn 29ha. Sau đó, tổ liên ngành vào cuộc kiểm tra, xử lý, trong đó UBND huyện Bắc Bình xử phạt 5 trường hợp vi phạm hành chính, song các đối tượng không chấp hành.
Do toàn bộ các vụ việc chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm, nên chưa thu hồi và trồng rừng lại trên diện tích hơn 29 ha đất bị người dân lấn chiếm. Không những thế, từ đầu năm 2018 đến nay các đối tượng càng xem thường pháp luật, manh động chống trả lực lượng bảo vệ rừng của xí nghiệp, cướp đất của công ty. Thống kê 7 tháng đầu năm đã phát sinh thêm 5 hộ dân tái lấn chiếm đất của công ty, với hơn 40 ha, gồm các trường hợp Ngô Thị Lan, Nguyễn Văn Hiền, Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Giang...
Theo ghi nhận của PV Báo NNVN, sau đó 5 hộ dân đã trồng dưa, điều hoặc trồng cây bạch đàn tại đất lấn chiếm được. Người dân còn nghe tin vùng này đang quy hoạch xây dựng thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên càng kéo vào tranh chấp, xây dựng hàng rào, lấn chiếm đất khiến tiểu khu 144 A, vùng Động Cát trở thành điểm nóng lấn chiếm đất lâm nghiệp của tỉnh.
Mới đây, ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, Sở NN-PTNT, UBND huyện Bắc Bình tiếp tục phối hợp thực hiện nội dung, nhiệm vụ được tỉnh chỉ đạo về giải quyết tình hình chặt phá rừng trồng, chiếm đất trồng rừng tại khu vực trên. Trong đó, nhưng đối tượng chống người thi hành công vụ, công ty phối hợp công an xử lý kiên quyết theo NĐ 208/2013/NĐ-CP.
UBND tỉnh giao UBND huyện Bắc Bình kiện toàn tổ liên ngành, rà soát các hồ sơ xử lý, xử phạt vi phạm hành chính. Đối với trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt hành chính đã ban hành thì phải có biện pháp cưỡng chế; ngăn chặn việc mua bán, sang nhượng đất trái phép.
Theo nongnghiep
Dân Phú Yên đổ xô về lòng hồ thủy điện tìm đá đen Mỗi kilogam đá đen có giá hàng triệu đồng, do đó, hàng trăm người kéo về khu vực lòng hồ thủy điện Sông Hinh, huyện Sông Hinh, Phú Yên để khai thác. Hiện nay, tại khu vực khai thác đá đen trong vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên ở các xã Ea Trol, Sông Hinh và Đức...