Đà Nẵng triển khai các giải pháp ứng phó COVID-19, phát triển KT-XH
Đà Nẵng tập trung phát huy tinh thần trách nhiệm, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang khi ra đường để phòng chống dịch. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Nhằm ứng phó với dịch COVID-19 một cách hiệu quả, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh-quốc phòng năm 2020, ngày 17/4, Thành ủy Đà Nẵng đã triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý 2/2020.
Trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng tập trung phát huy tinh thần trách nhiệm, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần bình tĩnh, không hoang mang, không chủ quan, bị động, kiên quyết thực hiện các biện pháp cách ly, không để dịch lây lan.
Thành phố cũng tăng cường lãnh đạo, thực hiện tốt các kịch bản, giải pháp điều hành phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 với quyết tâm chính trị cao nhất, hạn chế thiệt hại do tình hình dịch bệnh gây ra.
Thành phố triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương có liên quan đảm bảo tiến độ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thành phố thực hiện có hiệu quả Chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư;” chuẩn bị chu đáo các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tại thành phố Đà Nẵng, Diễn đàn Thị trưởng các thành phố hợp tác và phát triển, Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2020.
Thành phố cũng chuẩn bị các chương trình, biện pháp kích cầu tiêu dùng, cơ cấu ngành du lịch và có các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút du khách ngay sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, khôi phục hoạt động kinh doanh…
Các cán bộ tổ dân phố Phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, đến nhà dân thu thập, ghi chép thông tin người cần hỗ trợ. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Đà Nẵng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tốt công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; tăng cường công tác chính trị tư tưởng, quản lý hoạt động báo chí, mạng xã hội, định hướng dư luận đối với những vấn đề nổi lên.
Video đang HOT
Thành phố tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, triển khai tốt Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 2020; thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm điểm, rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo Thông báo số 757-TB/UBKTTW ngày 12/1/2020 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng…
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết thời gian tới, Đà Nẵng tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, sức mạnh, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để lây lan, bùng phát dịch bệnh trên địa bàn.
Thành phố tăng cường lãnh đạo, thực hiện tốt các kịch bản, giải pháp điều hành phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tập trung giải phóng mặt bằng, hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, nhất là đối với các dự án ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, dự án mang tính động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội thành phố. Các đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự-quốc phòng địa phương; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp tội phạm.
Đồng thời, Đà Nẵng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo tiến độ đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 103-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy…
Những tháng đầu năm 2020, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội của cả nước. Trước tình hình đó, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và toàn hệ thống chính trị chủ động, nhanh chóng triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch.
Thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và chủ động rà soát, kịp thời xây dựng các kịch bản tăng trưởng, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng năm 2020; triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo ổn định hàng hóa thị trường. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố đến nay cơ bản đang trong tầm kiểm soát, chưa có trường hợp tử vong.
Quý 1/2020, tổng thu ngân sách của Đà Nẵng ước đạt 5.867 tỷ đồng, bằng 18,9% dự toán; trong đó thu nội địa ước đạt 5.021 tỷ đồng (bằng 18,7%), thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt 845 tỷ đồng (bằng 21,3%)./.
Nguyễn Sơn
Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài
Trong thời điểm này, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một bộ phận người lao động đã chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của người lao động.
Nếu khó khăn về việc làm, người lao động cần cân nhắc khi lựa chọn bảo hiểm xã hội một lần (Ảnh minh họa: Duy Linh).
Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt
Lý do hiện nay, nhiều người lao động (NLĐ) lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần do khó khăn khi tìm lại việc làm trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) bùng phát. Vì gánh nặng mưu sinh, NLĐ mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống.
Bên cạnh đó, một bộ phận NLĐ vẫn còn quan niệm "trẻ cậy cha, già cậy con".Họ chưa hình thành thói quen tự bảo đảm an sinh xã hội khi về già. Nếu chọn đóng BHXH, khi hết tuổi làm việc, người lao động có lương hưu, chủ động với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào con cái.
Việc NLĐ ra khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau. Nhận BHXH một lần chỉ có thể giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt, nhưng về lâu dài, sẽ rất thiệt thòi cho NLĐ khi hết tuổi lao động.
Năm hạn chế khi nhận bảo hiểm xã hội một lần
Khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của NLĐ sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu. Cụ thể như:
Thứ nhất, nếu nhận BHXH một lần, sau này tham gia lại BHXH, NLĐ sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH, mà tính thành thời gian đóng BHXH mới. Như vậy, NLĐ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động. Hoặc nếu khi nghỉ hưu vẫn đủ thời gian được hưởng lương hưu, do thời gian đóng BHXH ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, mất nguồn tài chính hỗ trợ và ổn định cuộc sống lâu dài khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động.
Thứ hai, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu (độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người), NLĐ được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí do người nghỉ hưu có lương hưu không phải tự mua thẻ BHYT. Đồng thời, được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh (KCB) BHYT. Khi người hưởng lương hưu không may qua đời, người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu chết và thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.
Thứ ba, khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là của để dành, vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng. Người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ đóng của Nhà nước. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết, gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định.
Thứ tư, việc nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi với 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và hai tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Thứ năm, người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, khi NLĐ nhận BHXH một lần, NLĐ sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí KCB chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
Cân nhắc khi lựa chọn
BHXH Việt Nam khuyến nghị, người lao động cân nhắc, lựa chọn nhận BHXH một lần là điều hết sức quan trọng với mỗi NLĐ. Không nên vì lợi ích trước mắt, bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ BHYT để chăm sóc sức khỏe khi về già.
Trong thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, NLĐ nên đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề; đăng ký nhận chế độ hỗ trợ từ Gói an sinh xã hội của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đợi qua đợt khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nền kinh tế tiếp tục được vận hành, NLĐ có cơ hội việc làm, trở lại thị trường lao động, tiếp tục đóng BHXH để cộng nối thời gian tính hưởng lương hưu sau này.
Trong thời gia qua, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông, để NLĐ và nhân dân thấy rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong việc ổn định đời sống người dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp và khó khăn này.
PHƯƠNG CHI
Kiều bào góp sức cùng đất nước vượt qua dịch bệnh Đóng góp của 4,5 triệu kiều bào là không thể cân đong đo đếm được. Không chỉ là nguồn kiều hối gần 17 tỷ USD/năm (năm 2019), quan trọng chính là nguồn trí lực, mạng lưới thông tin, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đầu tư kinh doanh ra nước ngoài. Ông Peter Hồng (thứ 2, từ phải...