Đà Nẵng: “Tiêu chuẩn vàng” của làng nghề nước mắm Nam Ô
Làng nghề làm nước mắm truyền thống Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) từ lâu đã nức tiếng gần xa. Từ bao đời, nghề làm mắm truyền thống đã được người dân làng Nam Ô gìn giữ với “tiêu chuẩn vàng”.
Người dân làng Nam Ô làm mắm truyền thống là ủ cá và muối trong những chum sành, xi măng để lưu giữ hương vị đặc trưng của nước mắm.
Mắm truyền thống chỉ cá muối
Gắn bó với nghề làm mắm gần 70 năm, ông Ngô Hiệp (62 tuổi, tổ 58 phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) chia sẻ, gia đình ông đã gần 70 năm làm nước mắm truyền thống, nghề có từ đời mẹ ông và được lưu giữ đến nay.
Ông Hiệp cho biết, “lâu nay tôi chỉ biết làm mắm muối cá theo kiểu truyền thống là mua sẵn muối để ít nhất 5-6 tháng. Sau đó, khi có cá được đánh bắt tươi ngoài biển vào sẽ trộn đều muối và cá với quy trình 3kg cá/1kg muối, và ủ vào những chum sành, hoặc xi măng. Sau khi ủ đủ 12 tháng sẽ lọc lấy nước mắm.
Cách làm nước mắm truyền thống này chỉ có cá và muối, ngoài ra chúng tôi không dùng bất cứ chất bảo quản hay phụ gia nào bỏ vào để muối cá. Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra tiêu chuẩn cho nghề làm nước mắm là không phù hợp với làm mắm truyền thống.
Làm công nghiệp nó mới cần quy trình, truyền thống chỉ có cá trộn đều với muối theo tỉ lệ phù hợp rồi ủ lấy nước mắm. Cá tươi được đánh bắt từ biển về làm sao có dư lượng thuốc thú y hay bảo vệ thực vật trong đó. Nếu đưa tiêu chuẩn quy phạm này vào thực tiễn là không phù hợp sẽ làm mất đi nghề mắm truyền thống”.
Truyền thống làm mắm của người dân làng Nam Ô là muối cá cơm than.
Còn bà Phan Thị Ngọc Bích (65 tuổi) – Cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Hương cho biết, việc đặt ra tiêu chuẩn làm nước mắm truyền thống phải muối cá bằng thùng sáng như thùng inox, hay thêm các chất phụ gia là không phù hợp.
“Gia đình tôi làm nghề nước mắm truyền thống này từ 4 đời nay. Truyền thống muối cá bằng chum sành hoặc xi măng của gia đình đã có từ 100 năm nay, chính điều này mới làm nên hương vị đặc trưng của nước mắm Nam Ô, không thể thay thể được, nếu muối cá bằng thùng sáng inox, muối vào thùng sẽ làm bào mòn, rỉ sắt thùng, đặc biệt không lưu giữ được hương thơm đặc trưng của nước mắm…Không nên bắt buộc làng nghề truyền thống phải sản xuất theo nhu cầu quy trình công nghiệp, người dân chúng tôi chỉ muốn bảo vệ làng nghề truyền thống từ xưa này.”, bà Bích nói.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Hải Nguyệt cũng cho biết, tiêu chuẩn Bộ đưa ra phải ủ cá trong đồ vật sáng như thùng inox là không phù hợp vì muối sẽ làm bào mòn, phân rã, oxi hóa thùng, như vậy nước mắm sẽ không còn mùi vị đặc trưng.
Bà Bích, ông Hiệp cho biết thêm, đến nay, những hộ, cơ sở sản xuất mắm Nam Ô vẫn làm mắm, ủ mắm hoàn toàn thủ công và không hề có hóa chất độc hại. Đây chính là thứ quý giá nhất tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho nước mắm Nam Ô.
Giữ nghề làm mắm của cha ông
Gắn bó với làng nghề từ nhiều năm nay, ông Trần Ngọc Vinh- Chủ tịch Hội làng nghề mắm truyền thống Nam Ô cho biết, cả làng hiện chỉ còn 82 hộ làm nghề mắm truyền thống. Bao đời nay, truyền thống người dân làng làm mắm chỉ có con cá và muối, ủ trong 12 tháng, sau đó lọc lấy mắm.
Đặc thù làng nghề làm mắm truyền thống của bà con nơi đây chỉ làm mắm muối bằng cá cơm than, màu vàng đỏ ánh, mùi hương thơm. Một năm có 2 mùa, mùa cá nam từ Phan Thiết ra tới Đà Nẵng, con cá săn chắc, người dân muối 12 kg cá/ 4kg muối.
Tới tháng 6,7,8 nước khe, sông suối chảy ra biển, nước biển lợ con cá không mặn chắc được, người dân muối cá theo tỷ lệ 10 cá/4kg muối. Tất cả nguyên liệu trộn đều và ươm ủ thời gian 12 tháng liên tục. Sau khi cá chín, người dân sẽ dùng miếng vải sạch chắt lấy những giọt mắm nguyên chất.
Nước mắm sau khi ủ 12 tháng sẽ được chắt lọc lấy nước bằng thủ công.
Theo ông Vinh, để nước mắm ngon, có hương vị đặc trưng phải để mắm bay bớt vị muối. Sau công đoạn 12 tháng muối mắm, sẽ tiến hành lọc mắm. Lọc xong để thêm 10 ngày cho mắm lắng đọng, bay bớt vị muối, nhờ thế mà mắm để lâu không đổi màu, có hương thơm, vị ngọt đặc trưng. Nếu khi lọc xong đổ liền vào chai, mắm sẽ sẫm màu, mau hư và không đảm bảo chất lượng.
Nước mắm Nam Ô đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp Giấy chứng nhận nhãn mác tập thể cho Hội làng nghề. Năm 2018, làng nghề cung cấp ra thị trường trong nước 200.000 lít nước mắm. Mục tiêu chúng tôi năm 2019 là 250.000 lít/năm.
Theo ông Vinh, để nước mắm ngon, có hương vị đặc trưng phải để mắm bay bớt vị muối. Sau công đoạn 12 tháng muối mắm, sẽ tiến hành lọc mắm
“Người dân chúng tôi chỉ mong muốn gìn giữ làng nghề truyền thống. Nếu bảo bà con chúng tôi làm mắm truyền thống theo tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia thì khó có thể chấp nhận được, bởi đó là quy trình công nghiệp…Hiện chúng tôi đang làm hồ sơ để xin chứng nhận làng mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu cả làng nghề làm mắm phải theo dự thảo quy chuẩn đang được các cơ quan chức năng soạn thảo sẽ không còn là làng nghề truyền thống nữa…”, ông Vinh nói thêm.
Theo Dân Việt
'Hé lộ' bất ngờ về nón ngựa siêu bền, sử dụng đến 200 năm chưa hỏng
Nếu như miền Bắc có nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ thì nón ngựa Phú Gia là vẻ đẹp dung dị, đầy hoài niệm của người Bình Định.
Khoảng 400 năm trước, nón ngựa Phú Gia nổi tiếng với vẻ đẹp quý phái dành cho quan binh triều đình. Đến nay, ở miền quê nhỏ của Bình Định vẫn còn lưu giữ nghề làm nón ngựa đậm bản sắc văn hóa miền đất võ, trời văn.
Với tuổi đời làng nón ngót 400 năm, chiếc nón ngựa được làm với nhiều công đoạn lạ, nguyên liệu cũng rất "dị". Thứ nón ấy đã che nắng, che mưa cho nghĩa quân Tây Sơn trong những cuộc hành quân thần tốc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Gọi là nón ngựa bởi nón có sự bền bỉ thích hợp dùng đội khi cưỡi ngựa, nón còn là biểu tượng gắn với đội quân Tây Sơn thần tốc.
Nhờ làng nghề gắn kết với phát triển du lịch nên nhiều năm qua người dân làm nón ngựa có thu nhập ổn định. Nón ngựa nơi đây không chỉ có giá trị về mỹ thuật, là di sản văn hóa độc đáo mà còn là sản phẩm đặc trưng của văn hóa trang phục miền đất võ, trời văn Bình Định.
Làng Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) - cái nôi của nghề làm nón ngựa là một vùng quê yên bình. Cụ Đỗ Văn Lan truyền nhân thế hệ 4 trong gia đình có truyền thống làm nón ngựa cho biết: "Nghề làm nón ngựa ở đây có khoảng 400 năm tuổi. Thời trước, nón ngựa là đồ dùng thượng phẩm của vua, quan và các vị phu nhân quyền quý. Theo thời gian, nón ngựa cũng được cải biến dần, có nhiều loại dành cho tất cả mọi người".
Nón ngựa Phú Gia được kết cấu rất đặc biệt, vô cùng bền chắc. Nón được kết thành 10 lớp, nguyên liệu làm nón là lá kè (lá cọ) mọc tự nhiên trong rừng núi Bình Định, ống giang (cật), rễ dứa. Lá kè làm nón không được quá già hoặc quá non, đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô vừa có được độ mềm dẻo cần thiết, rễ dứa phải là loại rễ đã nằm trong lòng đất 2 - 3 năm, có độ bền chắc, đàn hồi tốt.
Nón ngựa Phú Gia có 3 đến 5 lớp lá dày và sườn giang (hay cật) kết lại bằng rất nhiều lớp rễ dứa nhỏ. Có đến hơn 10 công đoạn làm ra nón ngựa, từ tạo sườn cho đến thêu thuyền, kết lá... Hoa văn trên nón ngựa đa số là các hình ảnh mang đậm bản sắc người Việt như: đám mây, long-ly-quy-phụng, hoa sen, bầu rượu...
Tùy vào chất lượng mà nón ngựa Phú Gia ngày nay có giá dao động từ 50 ngàn - 400 ngàn đồng/chiếc, tùy theo yêu cầu hoặc có thể lên tới hàng triệu đồng.
Theo các nghệ nhân trong làng, mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn độ bền có thể sử dụng 150 đến 200 năm. Nhiều chiếc nón ngựa của 200 năm trước vẫn còn được lưu giữ tại làng Phú Gia để làm kỉ vật.
Theo cụ Đỗ Văn Lan, nón ngựa còn được gọi là nón Gò Găng bởi nón này thường được bày bán ở chợ Gò Găng, phiên chợ quê độc đáo chỉ họp từ 3h đến 5h sáng, không có bảng hiệu, không có đèn đường, người bán kẻ mua mặc cả nhau trong ánh đèn dầu leo lét.
"Đường nét, kiểu dáng của nón ngựa toát ra được sự mạnh mẽ, quyền uy, dứt khoát của con nhà võ. Đây cũng là nón của nghĩa quân Tây Sơn đội khi hành quân thần tốc đại phá vạn quân, trăm trận trăm thắng", cụ Lan nói.
Nón ngựa Phú Gia có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại yêu cầu cách thức khác nhau. Vì thế, người thợ phải có sự tinh tế, dứt khoát, khâu nào ra khâu đó, nếu như khâu nào làm không tỉ mỉ thì sẽ ảnh hưởng giá trị đến chiếc nón.
Dẫu vậy, bà Nguyễn Thị Tâm (68 tuổi) cho rằng, nhiều nghệ nhân cao niên ở làng nón ngựa Phú Gia đang thấp thỏm trước nỗi lo thất truyền. Bởi, nón ngựa truyền thống ít được các nghệ nhân chế tác với số lượng lớn do tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Tính ra, cả ngàn hộ làm nón năm xưa, bây giờ chỉ còn vài chục hộ cố đeo đẳng với nghề. Đa phần trong số đó là những bậc cao niên vẫn còn đam mê với nghề truyền thống, một phần cũng do cuộc sống nhàn hạ nên vẫn gắn bó với nghề nón, phần còn lại muốn níu giữ chút văn hóa ngày xưa.
Theo giadinh.net
Yên Bái: Cả làng triệu phú, tỷ phú với nghề lách cách thành tượng Vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) không chỉ nổi tiếng bởi đá quý ruby hết sức phong phú mà còn nổi tiếng bởi có một trữ lượng lớn đá hoa trắng. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, cộng thêm óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của con người nơi đây, mà giờ làng Chuông (xã Tân Lĩnh, huyện...