Đà Nẵng tiêm vắc xin Covid-19 cho Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công
Ngày 7.8, TP.Đà Nẵng chính thức khởi động chương trình tiêm vắc xin an toàn, chủ động phòng, chống Covid-19 cho nhóm đối tượng ưu tiên, là các Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công cách mạng…
Tiêm vắc xin Covid-19 cho các Mẹ Việt Nam anh hùng và người có công tại Đà Nẵng . ẢNH: AN QUÂN
Đợt này, có khoảng gần 1.500 liều vắc xin Pfizer được triển khai tiêm trong 3 ngày (từ ngày 7 đến 9.8) cho nhóm đối tượng ưu tiên là người cao tuổi bị bệnh mạn tính tại Đà Nẵng. Đặc biệt ưu tiên tiếp cận vắc xin Covid-19 sớm là nhóm bệnh nhân thận nhân tạo BV quân y C17; BV 199 ( Bộ Công an); Mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; người hoạt động cách mạng trước năm 1945, trước tiền khởi nghĩa; người bị bệnh mạn tính từ 75 tuổi trở lên; đối tượng chính sách, người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Đà Nẵng…
Toàn bộ danh sách được các đơn vị liên quan thống nhất gửi về Trung trâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng để tiến hành phân bổ vắc xin phù hợp với mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng Covid-19, đạt tỉ lệ 100% đối tượng được tiêm chủng theo kế hoạch này.
Video đang HOT
Bệnh viện Đà Nẵng hỗ trợ chăm sóc toàn diện cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt là Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công… AN QUÂN
ThS.BS Phạm Trần Xuân Anh, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết, đây là nhóm đối tượng cao tuổi đặc biệt nên BV Đà Nẵng tổ chức tiêm và huy động các lực lượng chuyên môn theo dõi hỗ trợ, chăm sóc toàn diện trong điều kiện chống dịch Covid-19. “Hiện tại, bệnh viện hạn chế toàn bộ người nhà vào bệnh viện để kiểm soát dịch Covid-19, đảm bảo môi trường điều trị an toàn cho các bệnh nhân, nên nhân viên y tế tại bệnh viên hỗ trợ hoàn toàn trong việc di chuyển, phục vụ các đối tượng người cao tuổi đặc biệt này”, BS Xuân Anh nói.
Cũng theo BS Xuân Anh, đây là đối tượng cao tuổi, có bệnh nền nặng nên BV huy động các y bác sĩ theo từng chuyên môn bệnh theo dõi, đặc biệt là theo dõi sau tiêm chủng. Sau thời gian theo dõi an toàn tiêm chủng, các nhân viên y tế sẽ đẩy xe đưa các mẹ, các cụ từ khu vực tiêm vắc xin Covid-19 ra bên ngoài để người nhà đón, đảm bảo an toàn kép bao gồm an toàn phòng chống dịch và an toàn sau tiêm chủng…
Bệnh nhân COVID-19 nặng hơn cả phi công Anh được công bố khỏi bệnh
Sáng nay 27-3, bệnh nhân 1536, ca được coi là nặng nhất từ đầu mùa dịch COVID-19, đã được công bố khỏi bệnh và về TP.HCM điều trị phục hồi.
Bệnh nhân 1536 là nữ, 79 tuổi, địa chỉ thường trú ở quận 5, TP.HCM, từ Mỹ nhập cảnh Đà Nẵng ngày 13-1-2021, đến 14-1 có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Tình trạng bệnh của bệnh nhân 1536 diễn biến xấu rất nhanh, gặp biến chứng "cơn bão cytokine" 2 phổi đông đặc, phải sử dụng máy thở, có chỉ định đặt ECMO từ ngày 2-2, có tiền sử đái tháo đường 10 năm nay, tăng huyết áp. Từ ngày 25-1 bệnh nhân bắt đầu ăn uống giảm, phù toàn thân, thể trạng suy kiệt...
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân liên tục ở trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng tử vong cao, được coi là bệnh nhân nặng nhất kể từ đầu mùa dịch, nặng hơn cả bệnh nhân 91 - phi công người Anh.
Các y bác sĩ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và tổ hội chẩn điều trị bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã không bỏ cuộc. Êkip 18 người thuộc 6 bệnh viện của Đà Nẵng đã chia 4 kíp làm việc xuyên Tết Nguyên đán, hi vọng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn và có thể phục hồi.
Những biến chuyển sau quá trình chăm sóc của y bác sĩ đã có kết quả. Đến ngày 28-2, bệnh nhân đã đủ điều kiện để ngừng ECMO, sau đó cai dần máy thở, tình hình huyết động và các cơ quan khác ổn định dần. Bệnh nhân được chăm sóc dinh dưỡng và phục hồi chức năng, các kết quả xét nghiệm đều đã âm tính với COVID-19.
Sáng 27-3, giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng Lê Thành Phúc đã có văn bản gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh, Sở Y tế TP.HCM và Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đã công bố khỏi bệnh cho bệnh nhân 1536, chuyển bệnh nhân về điều trị bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp) và biến chứng tại Bệnh viện Chợ Rẫy theo nguyện vọng của gia đình.
Dự kiến, bệnh nhân rời Đà Nẵng trong sáng nay và về đến TP.HCM trong đêm 27-3. Đây tiếp tục được coi là một thành công lớn của các y bác sĩ Việt Nam trong việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng.
Trong đợt dịch này, mặc dù là đợt dịch có đông bệnh nhân nhất, nhiều chủng virus biến thể xuất hiện nhất (chủng Anh, chủng Nam Phi...), ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng, phải điều trị ECMO, nhưng tất cả các ca bệnh nặng nhất, trong đó có bệnh nhân 1536 kể trên, đã đều được cứu sống.
Hai tháng Hải Dương vẫn chưa hết dịch COVID-19, vì sao? Lãnh đạo Hải Dương cho rằng dịch COVID-19 ở tỉnh xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh khác Đà Nẵng, chủng loại virus cũng khác, do đó không thể so sánh sao Hải Dương dập dịch lâu hơn. Một chốt phong tỏa ở TP Hải Dương - Ảnh: CƯỜNG ĐẠT Trươc viêc co dư luân dich vân "dây dưa" ơ Hai Dương khi...