Đà Nẵng thiếu nước trên diện rộng: Xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo xem xét trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch.
Chiều tối 13/11, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa ký công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ với nội dung liên quan tới công tác lập quy hoạch và quản lý vận hành cấp nước.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng quyết định giao Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng khẩn trương rà soát các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch trong thời gian qua và báo cáo Sở Xây dựng trước ngày 14/11.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo xem xét trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch.
Ngoài ra, ông Huỳnh Đức Thơ giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẩn trương kiểm tra, rà soát tình hình thiếu nước sạch ở địa phương trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó, các đơn vị cần kịp thời triển khai các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.
Video đang HOT
Đặc biệt, vị lãnh đạo TP Đà Nẵng đề nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch. Qua đó, chấn chỉnh, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm.
Trước đó, như VTC News đưa tin, những ngày đầu tháng 11, hàng trăm người dân ở Đà Nẵng ngao ngán vì nước do Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng cung cấp rất yếu và thường xuyên lâm vào tình cảnh mất nước.
Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch là do nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Đây là nguồn nước chính cung cấp cho nhà máy nước Cầu Đỏ và nhà máy nước Sân Bay.
THANH BA
Theo VTC
Hàng nghìn hộ dân Đà Nẵng chờ đợi hứng từng xô nước sạch
Nhiều năm gần đây, câu chuyện thiếu nước sạch tại Đà Nẵng trở thành quen thuộc, "đến hẹn lại lên". Một trong những nguyên nhân là nguồn nước đầu nguồn bị nhiễm mặn. Hàng nghìn hộ dân sống ở đô thị phải chờ đợi hứng từng xô nước, trong khi chính quyền phải "xin" nước từ thuỷ điện để đẩy mặn.
Nguồn nước bị nhiễm mặn khiến Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: TT
Nước nhiễm mặn, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt
Hơn nửa tháng nay, nguồn nước thô tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ - nơi đang cung cấp hơn 80% lượng nước ngọt cho thành phố Đà Nẵng có thời điểm bị nhiễm mặn cao gấp 8 lần quy định. Tổng giám đốc Cty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết lượng nước sạch cấp vào mạng lưới có thời điểm giảm 70.000m3/ngày, dẫn đến nước cấp cho hàng nghìn hộ dân ở khu vực cuối nguồn thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu rất yếu. Chị Nguyễn Hạnh - người dân quận Sơn Trà cho biết, cứ đến thời điểm giữa trưa và tối là nhà hứng từng giọt nước: "Nhà tôi không dùng bể nên mỗi khi thành phố thiếu nước là phải chịu cảnh lấy xô chậu hứng ngày đêm để dùng dần, rất bất tiện".
Trước tình trạng này, để đảm bảo nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ và sân bay, Dawaco phải kết hợp việc lấy nước tại cửa thu Cầu Đỏ và bơm nước thô từ trạm bơm phòng mặn An Trạch. Tuy nhiên công suất của trạm bơm chỉ đáp ứng 70% công suất cấp nước hiện nay. Nguồn nước chảy về Đà Nẵng phụ thuộc vào ba hồ thuỷ điện A Vương, sông Bung 4, Đak Mi4 (Quảng Nam). Tuy nhiên do khô hạn kéo dài nên hiện nay thuỷ điện A Vương và sông Bung 4 đã xuống dưới mực nước chết khiến các thuỷ điện không phát điện nổi, cũng không thể xả nước về hạ du. Riêng hồ Đak Mi4 cao hơn mực nước chết 5 mét nhưng hồ lại vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo chế độ mùa lũ. Dù hồ Đak Mi4 đang xả nước 3m3/s nhưng lượng nước này là không đủ đẩy mặn cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.
Đáng nói, đây không phải là năm đầu tiên Đà Nẵng bị hạn mặn gây thiếu nước sạch. Từ năm 2010 đến nay, cứ đến mùa nắng, người dân Đà Nẵng lại phản ánh lên công ty nước về tình trạng thiếu nước sinh hoạt nhưng phía công ty cũng "bó tay".
Xin nước đẩy mặn
Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt của hàng nghìn người dân Đà Nẵng, ngày 11.9 vừa qua, Sở NNPTNT Đà Nẵng đã đề nghị đề nghị UBND TP có văn bản gửi Bộ TNMT, UBND tỉnh Quảng Nam để "xin nước" đẩy mặn. Ngay sau đó, Bộ TNMT có công văn yêu cầu thủy điện Đak Mi 4 tăng lưu lượng nước xả về hạ du sông Vu Gia qua cống xả đáy từ 3m3/s như hiện nay lên 12 m3/s. Thêm vào đó, các thủy điện A Vương và Sông Bung 4 cũng phải thường xuyên và tăng cường việc phát điện, xả nước về hạ du nhằm đẩy mặn tại sông Cầu Đỏ.
Nhìn nhận về quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, không phù hợp với thực tế, ông Hoàng Thanh Hoà, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đà Nẵng cho rằng, Bộ TNMT cần sớm nghiên cứu điều chỉnh theo hướng điều phối nguồn nước xả hợp lý trong mùa cạn và mùa lũ. Đặc biệt là việc vận hành các hồ theo mùa lũ, thời gian áp dụng quy trình cần căn cứ vào thực tế chứ không nên cố định từ ngày 1.9 hàng năm. Còn về lâu dài, tỉnh Quảng Nam và Bộ TNMT cần điều chỉnh lại dòng chảy tại một số tuyến sông ở Quảng Huế và Vĩnh Điện để tăng lượng nước về sông Vu Gia, nhằm đẩy mặn cho Đà Nẵng.
NGUYỄN THI
Theo LĐO
Nguồn nước bị nhiễm mặn khiến Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: TT
Lo TNGT chết người, Đà Nẵng tăng giờ cấm xe đầu kéo trên QL14B Ngày 27/9, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban ATGT thành phố Huỳnh Đức Thơ vừa ký công văn về việc đảm bảo trật tự ATGT trên trục Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn (QL14B). Đà Nẵng tăng giờ cấm xe đầu kéo trên QL14B từ 16h đến 20h thay vì 16h đến 18h30 như trước...