Đà Nẵng thêm 10 ngày “ở yên”: Siêu thị được bố trí 100% người làm việc
Chính quyền TP Đà Nẵng cho phép các trung tâm thương mại, siêu thị… được bố trí tối đa 100% số người làm việc khi thành phố tiếp tục thực hiện thêm 10 ngày “ai ở đâu ở yên đó”.
Ngày 25/8, UBND TP Đà Nẵng có quyết định bổ sung và điều chỉnh một số biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, toàn TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021, Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố, trong đó xác định rõ các địa bàn với mức độ nguy cơ dịch bệnh tương ứng để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Nhân viên của các siêu thị tất bật giao hàng cho khách.
Cụ thể, những địa bàn có mức độ nguy cơ rất cao (vùng đỏ): Là vùng cách ly tuyệt đối ít nhất 14 ngày. Những địa bàn có mức độ nguy cơ và nguy cơ cao (vùng vàng): Áp dụng các biện pháp theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố.
Những địa bàn có mức độ nguy cơ thấp (vùng xanh): Do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định thiết lập khi 14 ngày liên tục không có ca bệnh nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Video đang HOT
Trong đó, vùng xanh theo quy mô cấp phường, xã: Áp dụng các biện pháp theo quy định tại Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố. Trường hợp phát sinh bệnh nhân Covid-19, căn cứ hướng dẫn của ngành y tế, quyết định chuyển sang vùng vàng hoặc vùng đỏ và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng.
Vùng xanh ở các khu dân cư tại các phường, xã: Áp dụng các biện pháp theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố để bảo vệ vùng xanh, không để có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Thời gian áp dụng từ 8h ngày 26/8 đến 8h ngày 5/9. Đồng thời, chính quyền TP Đà Nẵng cũng bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động mà người dân được phép tham gia.
Cụ thể, hoạt động của các công ty thương mại đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi (chuỗi siêu thị mini) được bố trí tối đa 100% số người làm việc.
Các cơ quan, công sở nhà nước tiếp tục bố trí tối đa 10% số người làm việc (trừ lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch như công an, quân đội, y tế, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp) và thực hiện “3 tại chỗ” (làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ). Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi người làm việc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định và thực hiện từ 7h – 9h ngày 26/8.
Hoạt động tại các nhà máy, cơ sở sản xuất phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; bố trí tối đa 30% số người làm việc; đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi người làm việc, giám đốc/chủ cơ sở, nhà máy sản xuất quyết định và thực hiện việc thay đổi này từ 5h – 9h ngày 26/8.
Đà Nẵng: 2.500 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu và đường ven biển
Đà Nẵng có hai dự án trọng điểm, có tính liên kết vùng, đường ven biển được bố trí vốn 2.500 tỷ đồng.
Ngày 7/4, theo ông Trần Phước Sơn, Bí thư Quận uỷ quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành trung ương và UBND TP.Đà Nẵng về dự kiến kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, đối với TP.Đà Nẵng, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các dự án trọng điểm, dự án có tính liên kết vùng, đường ven biển trên địa bàn là 3.227 tỷ đồng.
Phối cảnh bến cảng Liên Chiểu.
Có 2 dự án trọng điểm, có tính liên kết vùng, đường ven biển được bố trí vốn 2.500 tỷ đồng.
Dự án đường ven biển Nguyễn Tất Thành nối dài 500 tỷ đồng, dự kiến sẽ đầu tư mở tiếp khoảng 3km đường và xây dựng 1 cây cầu nối thẳng đường Nguyễn Tất Thành đi dọc ven biển đến đường Nguyễn Phúc Chu để kết nối khu vực đô thị xung quanh cảng Liên Chiểu.
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung được bố trí vốn ngân sách 2.000 tỷ đồng.
Cảng Liên Chiểu đầu tư xây dựng ở phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu với tổng diện tích quy hoạch 450ha. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu.
Dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng gồm 2 phần, phần cơ sở hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư.
Trong đó, đối với phần cơ sở hạ tầng dùng chung cảng Liên Chiểu sẽ đáp ứng yêu cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển 2 bến ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU; bảo đảm lượng hàng thông qua từ 3,5-5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo theo quy hoạch...
Nơi dự kiến xây dựng cảng Liên Chiểu.
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 3.400 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án là hơn 2.900 tỷ đồng; phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương của TP.Đà Nẵng.
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là chìa khóa tiếp cận công nghệ 4.0 Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng cho biết chuyển đổi số là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển thành phố, hướng đến đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống. Ngày 6/4, tại Đà Nẵng, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức phát động chương trình bình chọn giải thưởng "Chuyển đổi số...