Đà Nẵng thất thu ngân sách vì suy thoái
Lần đầu tiên sau 15 năm, thu ngân sách thành phố Đà Nẵng không đạt dự toán do thu tiền sử dụng đất quá thấp, nhiều doanh nghiệp nợ dây chuyền đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thuế…
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách tại Kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII cho thấy năm 2012 kinh tế thành phố chịu sự tác động nặng nề từ suy thoái chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vốn chưa vững chắc càng trở nên khó khăn, nhất là tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận nguồn tín dụng, nhiều doanh nghiệp giải thể…
HĐND TP Đà Nẵng bàn tảo về thu chi ngân sách. Ảnh: Nguyễn Đông
Về lĩnh vực dịch vụ, công nghệ và nông nghiệp, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt kế hoạch. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản giảm 9,1%. Tình trạng hàng giả, vi phạm nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Kết quả thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước không đạt kế hoạch. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 ước đạt 26.843 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; thu hút nguồn vốn ODA đạt khá (332 triệu USD); giải ngân vốn chương trình mục tiêu dự kiến đạt 90%.
Dự toán thu ngân sách năm 2012 chỉ đạt 81,1% dự toán, chi ngân sách là 10.568 tỷ đồng, đạt 81,8%. Sau 15 năm thành phố luôn vượt chỉ tiêu thì đây là năm đầu tiên thu ngân sách thành phố không đạt dự toán. Lý do được thành phố đưa ra là nền kinh tế khó khăn, 7/11 chỉ tiêu không đạt kế hoạch nên hầu hết các lĩnh vực thu đều không đạt như: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,2%, thuế ngoài quốc doanh 61,6%, thuế thu nhập cá nhân 70,1%, thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 37,1%.
Video đang HOT
Cùng với sự đóng băng thị trường bất động sản, việc thực hiện một số giải pháp miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp nên thu ngân sách không đạt theo dự toán. Nguồn thu phát sinh từ kinh tế không những không bảo đảm cân đối nhiệm vụ chi theo dự toán mà còn thấy rõ hơn yêu cầu bức thiết của việc phát triển nguồn thu trên nền tảng sản xuất bền vững.
Thêm vào đó, số doanh nghiệp nợ thuế và nợ tiền sử dụng đất còn nhiều, một số đơn vị nợ dây chuyền đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thuế. Trong xử lý đã áp dụng nhiều biện pháp chế tài để thu nợ đọng thuế nhưng vẫn còn một số đơn vị dây dưa, một số đơn vị, cá nhân có số nợ tiền sử dụng đất lớn và quá hạn vẫn chưa thu được. Riêng nợ thuế đến nay là 561,5 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng thu được là 378 tỷ đồng.
Ông Mai Đức Lộc, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo ông Mai Đức Lộc, Trưởng Ban kinh tế và ngân sách, năm 2013, để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn thu ngân sách, thành phố thực hiện thu đến đâu chi đến đó và chỉ chi vào những mục đích cần thiết. Tuy nhiên dự báo thị trường bất động sản chưa thể phục hồi hên nguồn thu từ bất động sản sẽ khó tăng thêm. Do đó thành phố cần có giải pháp phát triển nguồn thu từ các ngành kinh tế để tăng tỷ trọng trong nguồn thu ngân sách, đảm bảo cân đối thu – chi ngân sách, trú trọng vào các khoản chi cần thiết.
“Thành phố cũng cần tăng cường thu thuế nợ đọng, nợ quá hạn tiền sử dụng đất, trong đó đặc biệt lưu ý khoản nợ các năm trước chuyển sang đã đến kỳ hạn phải trả. Bên cạnh đó cần phải có chính sách phù hợp để đấy nhanh tiến độ chuyển quyền sử dụng đất các lô đất lớn và ở những vị trú thuận lợi. Có kế hoạch tích cự để bảo đảm việc phát hành trái phiếu chính quyền thành phố hiệu quả và đúng thời hạn”, ông Lộc nói.
Trao đổi với VnExpress.net bên lề kỳ họp, ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, trước mắt cần tăng cường thu lệ phí các loại, dứt khoát thu hồi với các khoản nợ quá hạn. “Quan trọng hơn là phải làm ấm lại thị trường bất động sản, phát hành trái phiếu, thanh tra kiểm tra thường xuyên việc thu – chi ngân sách”, ông Chiến nói.
Năm 2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Đà Nẵng tăng 9,1%, trong khi kế hoạch tăng 13 – 13,5%. Giá trị ngành dịch vụ tăng 13,7%, trong khi kế hoạch tăng 16-17%. Công nghiệp tăng 8,6% trong khi kế hoạch tăng 11-12%.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 ước đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng, đạt 95,2%, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn về vốn, thị trường phải thu hẹp, tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giải thể, phá sản. Nhiều dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng do khó khăn về vốn phải tạm ngừng hoặc không triển khai, làm giảm tốc độ tăng trường vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.
Theo VNE
Tạo đột phá cho Thủ đô
Sáng qua, 3-12, kỳ họp thứ 6, HĐND TP Hà Nội khóa XIV đã khai mạc. Trong bối cảnh kinh tế xã hội của Hà Nội cũng như cả nước gặp nhiều khó khăn, kỳ họp lần này HĐND TP sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tạo sự phát triển đột phá về kinh tế xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.
Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh khó khăn hiện tại
Nhiều khó khăn hơn so với dự báo
Năm 2012 là năm thứ 2 liên tiếp Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều thách thức và khó khăn hơn so với dự báo ban đầu. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, thể hiện qua việc triển khai đồng bộ 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 khâu đột phá cùng 9 chương trình công tác của Thành ủy khóa XV, cộng thêm những nỗ lực của nhân dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực. Tuy vậy, theo đánh giá thẩm tra của HĐND TP, vẫn còn đến 10/15 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội mà HĐND TP giao không hoàn thành, tập trung ở cả 3 nhóm: kinh tế tổng hợp, văn hóa - xã hội và đô thị - môi trường.
Báo cáo trước HĐND TP, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý IV ước tăng 8,6%, cả năm 2012 đạt 8,1%. Mức tăng trưởng này thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Về thu ngân sách, ước tính cả năm đạt 138.893 tỷ đồng, chỉ bằng 95% dự toán HĐND TP giao và 95,8% dự toán Chính phủ giao.
Đặc biệt, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn tiếp tục khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, trong năm 2012, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm đáng kể. Ước cả năm 2012 có 15.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 83.000 tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn đăng ký so với năm 2011. Trong khi đó, tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động (tính đến hết tháng 9) lại tăng mạnh, vào khoảng 12.542 doanh nghiệp, bằng 11,4% số doanh nghiệp đang hoạt động. Mức độ khó khăn cũng được thể hiện qua tỷ lệ số doanh nghiệp có phát sinh thuế VAT ở mức rất thấp. Trong 9 tháng, chỉ có 17,5% tờ khai có phát sinh thuế VAT nộp ngân sách với số thuế phát sinh 14.341 tỷ đồng.
Những kết quả đạt được rất đáng khích lệ
Tại buổi khai mạc, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh nêu rõ, năm 2012 chính là năm bản lề, quyết định việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2011-2015. Vì vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được, TP cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, yếu kém đang tồn tại. Đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động của doanh nghiệp và nhân dân như: tiếp cận vốn khó khăn, hoạt động sản xuất đình đốn, lạm thu trong các trường học, lao động thất nghiệp nhiều...
Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, "chúng ta có trách nhiệm phân tích thấu đáo, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xảy ra những yếu kém, nhất là các nguyên nhân chủ quan. Chỉ có như vậy mới tìm ra các giải pháp hữu hiệu, tích cực, quyết liệt, đồng bộ và đột phá trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện".
Theo đánh giá của HĐND TP, những kết quả đạt được trong năm 2012 của TP Hà Nội rất có ý nghĩa, đáng khích lệ, là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013. Trong đó, TP sẽ tiếp tục tập trung vào mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, phục hồi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định chỉ số giá tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Năm 2013, UBND TP dự tính, tốc độ tăng GDRP trên địa bàn đạt 8,0-8,5%, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển đạt 15,0-16,5%, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9,0-10,0%, thu ngân sách nhà nước đạt 100% dự toán Trung ương giao... Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, quỹ nhà tái định cư cho nhân dân trong khu vực bị giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cũng cho biết, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (khóa XIII) đã quyết nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của HĐND. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô, có hiệu lực từ ngày 1-7-2013, trong đó Hà Nội sẽ có 13 cơ chế chính sách đặc thù, giao thẩm quyền cho HĐND thành phố quyết định. Đây là những vấn đề rất quan trọng mà HĐND thành phố phải triển khai trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
Các Ban chuyên môn của HĐND TP Hà Nội đề xuất một số chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong năm 2013 để các đại biểu HĐND thảo luận, bổ sung, làm rõ và quyết định tại kỳ họp này. Cụ thể, gồm:
Bổ sung chỉ tiêu về GRDP bình quân đầu người.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 xác định là 5,2%, trong khi năm 2012 là 4,8% và năm 2011 là 4,5%. Làm rõ số lao động thất nghiệp trong năm 2013 và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Chỉ tiêu giải quyết việc làm.
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu năm 2013 giảm 1%, trong khi năm 2012 thực hiện giảm 1,5%.
Lý do loại bỏ chỉ tiêu phổ cập giáo dục bậc THPT.
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đề ra năm 2013 là 0,3%, trong khi năm 2012 ước thực hiện giảm 0,4%.
Cần chỉ rõ những nguyên nhân không đạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Chiều 3-12, các đại biểu HĐND TP Hà Nội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và những nội dung quan trọng khác. Đa số ý kiến các đại biểu cho rằng, 6 nhóm giải pháp cũng như chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội mà UBND TP đề ra là phù hợp, song cần cụ thể, rõ ràng.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế - HĐND TP (ĐB quận Hai Bà Trưng) cho biết, năm 2012, đã có 10/15 chỉ tiêu về kinh tế xã hội mà HĐND TP giao không hoàn thành. Cần phải chỉ rõ nguyên nhân vì sao không đạt được các chỉ tiêu này, cái nào do khách quan, cái nào do chủ quan để quy trách nhiệm cụ thể. Từ đó làm căn cứ, cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu cho năm 2013, chứ không phải cứ đề ra chỉ tiêu cho có, rồi thực hiện được hay không lại đổ hết do khách quan.
Đồng quan điểm này, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy (ĐB quận Hai Bà Trưng) cho rằng, bên cạnh các nguyên nhân khách quan cần phải chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, yếu kém trong điều hành, quản lý. Chỉ có phân tích sâu, toàn diện các nguyên nhân mới đưa ra được chỉ tiêu phù hợp cho năm 2013. Còn nếu các mục tiêu đưa ra không sát thì cuối cùng chỉ là đưa ra để hướng đến, phấn đấu chứ không phải để thực hiện.
Theo ANTD
Nghệ An cần khai thác tốt hơn tiềm năng nông nghiệp Ngày 1.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và làm việc với tỉnh Nghệ An. Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tăng cường thu hút đầu tư các dự án có tính khả thi và hiệu quả với công nghệ hiện đại; quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách. Thủ tướng nhấn mạnh, Nghệ An cần khai thác tốt hơn...