Đà Nẵng: Tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa
Sáng 21/4, hai tàu USS Chung-Hoon (DDG 93) và USNS Slavor của Hải quân Hoa Kỳ do Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney thuộc Lực lượng Hậu cần Vùng Tây Thái Bình Dương làm trưởng đoàn cùng 380 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Đại diện Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cùng đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón đoàn ngay tại cảng Tiên Sa.
Lễ đón đoàn được tổ chức trọng thể tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
Tàu USS Chung – Hoon (DDG 93)
Tàu USNS Slavor
Theo kế hoạch, trong 5 ngày, từ 21-25/4, hải quân hai nước sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực điều khiển và bảo trì trao đổi về các chuyên môn y tế, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai tập huấn lặn, cứu hộ, y học dưới nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hải quân hai nước còn tham gia các hoạt động thi đấu giao hữu thể thao, tham quan các danh lam thắng cảnh của địa phương.
Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney chia sẻ: “Đây là lần thứ ba diễn ra hoạt động trao đổi, giao lưu của hải quân hai nước. Và chúng tôi mong rằng các hoạt động trong chương trình lần này cũng đạt được hiệu quả thiết thực và có chiều sâu như các lần trước”.
Được biết, tàu USS Chung – Hoon là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập hoặc trong các nhóm tiêm kích, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm hành động hải lục quân, nhóm hành động dưới nước. Tàu có tên lửa dẫn đường có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi
Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh tàu USS Chung- Hoon của Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng):
Video đang HOT
Máy bay bên trong tàu USS Chung-Hoon
Khu vực kiểm soát tốc độ tàu
Nguồn điện trên tàu có khả năng cung ứng điện cho một thành phố nhỏ
Buồng Chỉ huy
Buồng lái tàu USS Chung – Hoon
Mũi tàu nhìn từ buồng lái
Giá đỡ và bệ phóng tên lửa phía mũi tàu
Theo Dantri
Nguy cơ chiến tranh: Hàn Quốc sắm 36 "Kẻ hủy diệt xe tăng"
Ngày 17-4, Cơ quan mua sắm quốc phòng (DAPA) của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố quyết định chọn mua phi đội máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian của Hãng Boeing (Mỹ) để thay thế số máy bay trực thăng cũ của Lục quân.
Theo hợp đồng trị giá 1,8 nghìn tỷ won (1,6 tỷ USD), công ty Boeing của Mỹ sẽ cung cấp 36 chiếc Apache Guardian cho các tiểu đoàn Lục quân Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, cùng với gói hỗ trợ huấn luyện và hậu cần, DAPA cho biết.
Tham gia cuộc đua giành hợp đồng này, lần đầu được Lục quân Hàn Quốc công bố năm 2008, với Apache của Boeing còn có trực thăng AH-1Z Cobra của công ty Bell - Mỹ, và trực thăng T-129B của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ.
AH-64E Apache Guardian được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt xe tăng"
"Số máy bay trực thăng tấn công trang bị vũ khí hạng nặng này sẽ thay thế các máy bay trực thăng cũ, để đối phó với những mối đe dọa của các đơn vị thiết giáp và ngăn chặn các hành động khiêu khích của Quân đội Triều Tiên", ông Baek Yoon-hyeong, phát ngôn viên DAPA, cho biết trong một cuộc họp báo.
AH-64E Apache Guardian là phiên bản nâng cấp của trực thăng tấn công hàng đầu thế giới AH-64D Apache Longbow, với nhiều cải tiến mới nhằm mục đích nâng cao khả năng chiến đấu của loại trực thăng này. Phiên bản mới chủ yếu được nâng cấp về khả năng hoạt động, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống động cơ. Trong khi, vũ khí hầu như vẫn giữ nguyên so với phiên bản cũ.
Cụ thể những thiết bị được nâng cấp mới bao gồm: bộ liên kết kỹ thuật số cải tiến, hệ thống vô tuyến điện chiến thuật liên quân, động cơ mới T700-GE-701D mạnh hơn, hệ thống lái tự động, cánh quạt composite mới, và bộ hạ cánh cải tiến giúp nó có thể mang được nhiều thiết bị và bay xa hơn so với phiên bản cũ.
AH-64E Apache Guardian khi mang theo 16 quả tên lửa chống tăng
Máy bay trực thăng tấn công hai động cơ AH-64E Apache Guardian, được biết đến với biệt danh là "Kẻ hủy diệt xe tăng", được trang bị súng máy M230 30mm, và có thể mang được tối đa 16 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire hoặc AIM-9 Sidewinder hoặc AGM-122 Sidearm hoặc AIM-92 Stinger và các ống phóng hoả tiễn (rocket pod) với 76 hỏa tiễn Hydra 70. Thường trong tác chiến, AH-64E Apache Guardian mang theo 8 quả tên lửa và 2 hệ thống phóng rocket dạng ổ quay 19 nòng (Mỗi bên cánh 4 quả tên lửa và 19 quả rocket)
Máy bay có chiều dài 17,73m (chỉ tính chiều dài thân máy bay là 15,06m), đường kính cánh quạt 14,63m, chiều cao 3,87m, tổ lái gồm 2 phi công. Máy bay có trọng lượng rỗng là 5.165kg, trọng lượng có tải 8.000kg và trọng tải cất cánh tối đa 10.433kg.
Tốc độ máy bay đạt 265 km/giờ, tốc độ tối đa đạt 293 km/giờ. Máy bay có phạm vi hoạt động 476 km, bán kính chiến đấu 480 km và trần bay cao 6.400m.
AH-64E Apache Guardian mang theo 8 quả tên lửa và 38 quả rocket hydra 70
Với hợp đồng này, Hàn Quốc sẽ mua loại trực thăng tấn công hạng nặng này sau Mỹ, Đài Loan và Ả-rập Xê-út. Phi đội máy bay trực thăng này sẽ thay thế phi đội trực thăng tấn công AH-1 Cobra đã được biên chế cho Lục quân Hàn Quốc từ nhiều thập kỷ trước.
Cũng trong ngày 17-4, DAPA đã chọn Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) là nhà thầu sản xuất máy bay trực thăng cho các hoạt động đổ bộ của lực lượng hải quân đánh bộ.
Theo thỏa thuận này, KAI sẽ cung cấp tổng số 40 chiếc máy bay trực thăng cho lực lượng này vào năm 2023, DAPA cho biết.
KAI là nhà sản xuất máy bay duy nhất của Hàn Quốc đã nghiên cứu và phát triển thành công máy bay trực thăng đa dụng mang tên Surion.
Máy bay trực thăng Surion đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3-2010, và bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2012. Khoảng 200 chiếc Surion đã được Quân đội Hàn Quốc đặt mua để thay thế số máy bay trực thăng quân sự cũ trong vài năm tới.
Cận cảnh hệ thống súng máy M230 30mm
Công bố này được đưa ra khi Seoul vẫn đang chờ Lầu Năm Góc phê chuẩn cung cấp cho một phi đội tấn công - trinh sát không người lái Global Hawk, khi nước này đang nỗ lực cải thiện khả năng chiến đấu của mình, trước khi tiếp quản quyền kiểm soát hoạt động thời chiến từ Washington vào tháng 12 năm 2015.
Theo ANTD
Ấn Độ chi hơn 200 triệu USD mua 2.000 tên lửa Pinaka Chính phủ Ấn Độ đã duyệt chi một loạt kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị, trong đó đáng chú ý là hạng mục đầu tư 227 triệu USD mua 2000 quả tên lửa Pinaka. Ngày 24-3, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ đưa tin, chính phủ nước này đã phê chuẩn đề xuất của bộ quốc phòng sản xuất hơn...