Đà Nẵng: Tàu bắt được toàn cá khủng, nhưng dân buồn vì bán rẻ
Những ngày cuối năm, cảng cá Thọ Quang mỗi lúc một nhộp nhịp, các chuyến tàu của ngư dân liên tục cập bến với đầy cá tôm, trong đó có nhiều loại cá trọng lượng khủng nhưng ngư dân lại “vui buồn lẫn lộn” khi chuyến trở về lần này trúng cá nhưng không được giá.
Chiều cuối năm ngày 23/1 (29 tháng Chạp), Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) bỗng trở nên nhộn nhịp hẳn lên, tàu tấp nập trở về mang theo những mẻ cá, tôm cuối cùng trong năm cùng hi vọng của người ngư dân về một mùa Tết ấm no.
Tàu tấp nập cập bến.
Thuyền trưởng Trần Ngọc Sen (49 tuổi, Quãng Ngãi) đang hối hả cùng các thuyền viên của mình đưa cá lên bờ cho thương lái thu mua, một số tất bật đậy các nắp hầm đá, chuẩn bị nổ máy cho tàu rời cầu cảng.
Theo ông Sen, thời tiết tháng cuối năm nay rất thuận lợi cho việc đánh bắt, nhờ mưa thuận gió mà mà sản lượng đánh bắt cao hơn nhiều so với những tháng biển động. Cuối năm đi biển thu về được hơn 300 triệu đồng. Mỗi thuyền viên đi cùng tàu đều mang về cho gia đình được 13 – 15 triệu đồng cũng vì vậy khi thuyền rời bến mang theo hi vọng thì lúc trở về các thuyền viên ai cũng trong tâm trạng háo hức và phấn khởi về đoàn tụ cùng gia đình.
Chuyến ra khơi cuối năm trúng luồng cá khủng…
“Chuyến biển này chúng tôi đi khoảng 45 ngày. Trước giờ lên đường anh em đặt nhiều hi vọng lắm, bởi ở nhà vợ con đang trông chờ chuyến biển này để sắm sửa Tết chào đón năm mới. Cuối năm nay, được cá nhưng không được giá, so với ngày thường giá cá có phần rẻ hơn nhưng không sao, Tết mà, bây giờ được về nhà là vui rồi”, thuyền trưởng Sen cười nói.
Video đang HOT
…nhưng mất giá.
Tàu vừa cập cảng, ngư dân Đặng Quốc Phong (Bình Định) luôn tay đưa cá lên bờ cho thương lái. Trò chuyện với PV Dân Việt, anh Phong cho biết, khi xuất bến cho chuyến đi lần này ai cũng tràn đầy niềm tin, hi vọng vì đã là chuyến ra khơi cuối cùng của năm cũ.
Ngư dân nhanh chóng thu xếp để sớm trở về đón Tết cùng gia đình.
“Chuyến này được mùa cá nhưng giá lại không được như mọi năm, cũng buồn. Anh em ai cũng ráng làm cho nhanh trong ngày rồi còn về quê đón Tết. Tết cũng đã cận kề lắm rồi, giờ chắc ở nhà mọi người đang trông lắm!”, anh Phong chia sẻ.
Nụ cười cuối năm của “Lão ngư”.
Ông Huỳnh Văn Phương – Trưởng Ban Quản lý Cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang cho biết, trong những ngày cuối năm Kỷ Hợi, trung bình mỗi ngày có hơn 50 tàu thuyền lớn nhỏ cập bến với sản lượng hơn khoảng 400 tấn hải sản được ngư dân đánh bắt và mang vào bờ, các sản phẩm chính như cá thu, cá cam, cá hố, ….
Hiện những chuyến tàu của ngư dân vẫn tiếp tục cập bến trong những ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp Tết. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Cảng cá luôn được chú trọng đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc hải sản, chống đánh bắt, khai thác trái phép và công tác lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm.
“Những chuyến biến cuối năm kết thúc muộn nhất vào sáng sớm ngày 30 tháng Chạp của năm. Sau khi đón Tết cùng gia đình, sớm nhất là mùng 4 Tết, ngư dân lại bắt đầu chuyến biển đầu năm trong hi vọng về một năm thắng lợi”, ông Phương thông tin.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Trồng hoa chậu mini công nghệ cao, kiếm bộn tiền
Nhận thấy mô hình trồng hoa chậu mini đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Thái Văn Công (SN 1981, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư.
Đến nay, trang trại hoa mini công nghệ cao của anh Công được xem là mô hình trồng hoa điển hình nhất tại địa phương.
Không khó để tìm đến trang trại hoa của anh Thái Văn Công tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) bởi sự nổi tiếng của thương hiệu hoa chậu "mini", người dân nơi đây trìu mến gọi anh là "Công hoa".
Theo chân anh Công đến khu vườn trồng hoa, đập vào mắt là những luống hoa chạy dài ngập tràn màu sắc với đủ các loại như: Hoa ly, đồng tiền, dạ yến thảo, mai địa thảo, thu hải đường... Tất cả các loại hoa này, được trồng trong chậu nhựa có dây treo để đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa, quán xá ngày càng đa dạng của khách hàng.
Anh Công bên mô hình hoa đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Vốn yêu và mong muốn nuôi sống gia đình từ trồng hoa, anh Công cho biết: "Khi còn học phổ thông, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi phải đi làm thêm tại các vườn hoa để phụ giúp gia đình. Năm 2003, tôi vừa đi làm cho một công ty vừa trồng hoa ở nhà để bán kiếm thêm thu nhập. Nhưng vì niềm đam mê, năm 2012, tôi quyết định nghỉ việc tại công ty để trồng hoa".
Năm 2009, anh Công thuê 2.000 m2 đất địa phương, đầu tư 200 triệu đồng làm giàn, mua các loại giống hoa về trồng. Thời gian đầu, việc trồng hoa cũng gặp lắm khó khăn, hoa mang lại hiệu quả không cao, anh Công đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân và rồi anh nhận ra với việc canh tác cũ, cây trồng khó mà phát triển mạnh mẽ do yếu tố thời tiết, hoa cũng có thể bị phá hỏng bới các loại côn trùng...
"Tôi rất vui vì được Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Thành phố hỗ trợ đưa mô hình trồng hoa công nghệ cao áp dụng tại gia đình. Với diện tích 2.000 m2, tôi tiến hành cải tạo mặt bằng, vườn tạp, gia đình đã tiến hành đầu tư mảng phủ chống cỏ dại, hệ thống mái che, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động", anh Công chia sẻ.
Hiện mỗi tháng anh bán hơn 3.000 chậu với giá từ 35.000 đến 40.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng, mỗi năm kiếm trên 100 triệu đồng.
Sự thay đổi trong cách thức canh tác, trồng hoa cũng thay đổi luôn cuộc sống của gia đình anh. Sau thời gian mày mò, thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng anh Công cũng đã thành công. Các khóm hoa bắt đầu phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, màu sắc đẹp. Đến nay, mô hình hoa treo trang trí của anh Công tạo việc làm ổn định cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Hoa được anh bán cho các chợ, cửa hàng hoa trên địa bàn thành phố và các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Bình... Hiện nay, mỗi tháng anh bán hơn 3.000 chậu với giá từ 35.000 đến 40.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, anh thu về hơn 10 triệu đồng hàng tháng, mỗi năm kiếm trên 100 triệu đồng.
Theo anh Công, hoa treo trang trí có lợi thế hơn nhiều so với các loại hoa cắt cành vì giá khá "mềm" và thời gian sử dụng lâu. Đặc biệt, do số lượng hoa trên một chậu dày và có nhiều màu sắc rất bắt mắt nên thu hút được người tiêu dùng.
Theo anh Công, trồng hoa trang trí đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, phải chú ý đến cách sử dụng các loại thuốc dưỡng và tưới nước hợp lý để cây phát triển.
Anh Công chia sẻ: "Trồng hoa trang trí đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Người trồng phải chịu khó quan sát và để ý đến vườn hoa nhằm tránh các mầm bệnh làm hại cây. Trồng hoa trang trí phải chú ý đến cách thức sử dụng các loại thuốc dưỡng và tưới nước hợp lí nhằm giúp cây phát triển ổn định".
Thời gian tới, anh Công cho biết sẽ mở rộng diện tích lên gấp đôi diện tích hiện tại và trồng thêm một số loại hoa khác đẹp hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, làm phong phú nguồn hàng. Đặc biệt, anh Công cũng đang từng bước xây dựng một thương hiệu hoa trang trí cho riêng mình.
Một góc khu vườn hoa chậu mini của anh Công.
Ông Hồ Biết - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Minh nhận xét: "Trên địa bàn phường, mô hình trồng hoa chậu của anh Công hoạt động rất tốt, đây cũng là mô hình trồng hoa tiêu biểu nhất tại phường Hòa Minh. Ngoài mô hình trồng hoa của anh Công, trên địa bàn còn có nhiều mô hình trồng hoa cúc, hoa hồng cũng đang sản xuất hiệu quả.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Nhà trường không được 'bán' thông tin của phụ huynh, học sinh "Các Phòng Giáo dục, các trường trực thuộc Sở không được tự tiện chia sẻ những thông tin cá nhân của phụ huynh, học sinh ra bên ngoài nhà trường nếu không được phụ huynh cho phép!" - Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng nói. "Các nhà trường không được tự tiện chia sẻ thông tin cá nhân...