Đà Nẵng: Tặng bằng khen cho 15 thuyền trưởng tàu cá
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen cho 15 thuyền trưởng tàu cá đã tham gia xuất sắc bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 2014, trong đó có thuyền trưởng tàu ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm
Ngày 10/6, Sở Nội vụ Đà Nẵng cho hay, bất chấp những sự đe dọa của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Đà Nẵng cùng ngư dân miền Trung vẫn cương quyết bám biển để mưu sinh và giữ gìn chủ quyền lãnh hải.
Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân thuật lại cho PV James Borton báo Washington Times (Mỹ) vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ông chiều 26/5
Trong quá trình đánh bắt hải sản, nhiều ngư dân Đà Nẵng đã mưu trí, quyết tâm không rời bỏ vị trí khai thác và cùng với các lực lượng chức năng kiên quyết sử dụng các biện pháp đấu tranh hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, đưa các phương tiện hoạt động trái phép ra khỏi vùng biển nước ta.
Để kịp thời động viên và tuyên dương những ngư dân trên, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa ký Quyết định số 3623/QĐ-UBND tặng thưởng bằng khen cho 15 thuyền trưởng đã có thành tích xuất sắc tham gia bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 2014.
Trong đó có ông Đặng Văn Nhân (tổ 37 phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) là thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152. Lúc 16h chiều 26/5, tàu này đang hoạt động đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì bị tàu vỏ sắt Trung Quốc mang số hiệu 11202 truy đuổi và đâm chìm lơ lửng tại vị trí có tọa độ 15016 Bắc – 111002 Đông (cách vị trí giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý về hướng Tây Nam).
Ông Nguyễn Đình Sinh (tổ 01 phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê), thuyền trưởng tàu ĐNa 90508 đã cứu vớt 10 ngư dân tàu ĐNa 90152 rơi xuống biển sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm cũng được tặng bằng khen dịp này. Bên cạnh đó có các ông Lê Dũng (trú tổ 05 phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), thuyền trưởng tàu ĐNa 90098); Lê Văn Chiến (trú tổ 10 phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), thuyền trưởng tàu ĐNa 90351.
Được biết, cũng trong chiều 26/5, hai tàu này đang hoạt động tại vị trí có tọa độ 15019 Bắc – 1110 01 Đông trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam (cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 18 hải lý về hướng Tây Nam) thì bị các tàu vỏ sắt Trung Quốc mang số hiệu 11209, 11202, 98007, 11212, 11203 ngăn cản, xua đuổi. Tàu ĐNa 90098 của ông Lê Dũng gồm 10 thuyền viên và ĐNa 90351 của ông Lê Văn Chiến gồm 10 thuyền viên bị tàu vỏ sắt Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm vào gây hư hỏng nhẹ…
Video đang HOT
Theo Infonet
Gặp nông dân xây đền thờ Bác Hồ tại nhà
Gia đình không khá giả nhưng nông dân Nguyễn Văn Bạch (SN 1969, ngụ ấp Phước Trung, Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) đã dành dụm số tiền tích góp xây dựng đền thờ Bác Hồ ngay tại nhà để tỏ lòng tôn kính vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bạch đang lúc ông cùng mấy nhân công hì hục với xi măng, nước sơn xây dựng công trình đền thờ Bác Hồ phía trước nhà. Hỏi về ý tưởng xây dựng đền thờ Bác, ông Bạch cười xòa: "Có gì đâu, tôi nghĩ mình sống trong hòa bình, độc lập tự do nên nhớ đến công ơn của Bác Hồ mới có ý tưởng xây dựng đền thờ này để ngày ngày hương khói. Trước đây cha tôi từng được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có công trong kháng chiến chống Mỹ; gia đình tôi cũng có chú ruột, cậu ruột là liệt sỹ nên rất hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do. Là thế hệ đi sau hưởng hòa bình nên tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó để tưởng nhớ đến công ơn của Bác Hồ".
Cổng vào đền thờ Bác Hồ
Từ ý nghĩ đó, năm 2009 ông Bạch tự mình thiết kế để xây dựng và hoàn thành đền thờ Bác Hồ ngay trong năm với khu thờ Bác, phía trước là hồ sen có búp măng non... Đến năm 2012 thấy đền thờ Bác Hồ hơi thấp nên ông Bạch tiến hành cải tạo, xây dựng mới cho hoàn chỉnh. Hiện tại đền thờ Bác Hồ đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đến dịp 19/5/2015 sẽ khánh thành.
Toàn bộ công trình đều do ông Bạch tự tay thiết kế, xây dựng
Điều đáng quý là kinh tế gia đình ông Bạch không thuộc diện giàu có ở địa phương nhưng ông đã tích góp từng đồng từ những lứa heo, huê lợi từ vườn cây để xây dựng đền thờ Bác Hồ. Ông Bạch cho biết: "Gia đình tôi có tới 9 anh, chị em nên tôi được cha mẹ cho chỉ mấy công đất để trồng dừa và các cây tạp. Sau đó tôi nuôi heo để có thêm thu nhập, tích góp từ từ kinh tế mới đỡ hơn". Hiện tại ông Bạch nuôi 10 con heo nái cho đẻ con sau đó nuôi heo thịt để bán ra thị trường. Sau mỗi lứa heo xuất chuồng ông lại dành dụm một số tiền để mua vật tư để hoàn thành từng công đoạn công trình đền thờ Bác Hồ.
Ông Bạch bên đền thờ Bác Hồ
Hiện tại công trình đền thờ Bác của ông Bạch chưa hoàn thành nhưng có nhiều đoàn học sinh, đoàn viên, cán bộ đến tham quan, viếng Bác trong những dịp lễ. Trong khuôn viên rộng khoảng 500 m2 được ông Bạch thiết kế vườn hoa, hồ sen, búp măng non ở phía trước để tạo cảnh quan đẹp. Riêng khu vực thờ Bác Hồ ở trêu lầu được thiết kế với bức tượng Bác bằng thạch cao đặt trang trong trong tủ kính ở chính giữa bàn thờ, cờ tổ quốc phía trên, 2 bên là di chúc của Bác và tủ trưng bày ảnh các vị anh hùng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế giới... Phía dưới tầng trệt là tủ sách viết về cuộc đời, sự nghiệp bác hồ, các tác phẩm thơ, văn của bác; bộ bàn ghế bằng đá để khách đến tham quan, nghỉ ngơi...
Tủ sách trong đền thờ
Công trình xây dựng trong nhiều năm chủ yếu là tiền tích góp nên ông Bạch chưa tính chính xác số tiền bỏ ra nhưng theo ông để hoàn thành kinh phí phải hơn 1 tỷ đồng. Điều ông Bạch mừng nhất là lâu lâu có đoàn cán bộ cấp xã, huyện đến thăm, động viên việc làm ý nghĩa của mình. Gia đình, vợ con ông đều hết lòng ủng hộ nên tiếp sức cho ông Bạch tiếp tục xây dựng khu đền thờ Bác trong suốt mấy năm liền.
Khuôn viên phía trước đền thờ Bác Hồ
Hằng ngày ông Bạch đều thắp nhang, đọc những cuốn sách viết về Bác. Tới những ngày lễ lớn gia đình đều nấu mâm cơm cúng Bác bằng tất cả tấm lòng thành của mình với vị lãnh tụ của dân tộc. Ông Bạch tâm sự: "Đọc những cuốn sách viết về Bác mới thấy hết những công lao to lớn của bác với dân tộc, càng đọc mình càng muốn làm điều gì đó có ý nghĩa để sống thật có ích cho xã hội". Ở địa phương ông Bạch là người tích cực đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn, giúp nguồn heo giống để những hộ dân khó khăn trong xóm chăm nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Mỗi ngày ông Bạch đều thắp hương cho Bác
Ông Phạm Văn Bé, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Phước Mỹ Trung cho biết: "Việc làm của ông Bạch hết sức có ý nghĩa thể hiện tấm lòng của người dân đối với Bác Hồ được chính quyền địa phương rất ủng hộ, khuyến khích. Dù chưa hoàn thành nhưng tôi đã dẫn nhiều đoàn từ các địa phương khác đến đây tham quan, viếng Bác. Sắp tới nơi đây sẽ là điểm sinh hoạt của đội thiếu niên, đoàn viên nhằm góp phần cho việc giáo dục, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Với những đóng góp ý nghĩa, ông Bạch được vinh dự ra Hà Nội báo cáo thành tích "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều giấy khen, bằng khen ở cấp xã, huyện, tỉnh...
Những bằng khen, giấy khen của ông Bạch
Hiện tại gia đình ông Bạch tích cực chăn nuôi, trồng trọt để tích lũy nguồn vốn mua vật tư xây dựng, hoàn thiện công trình đền thờ Bác Hồ. Nguyện vọng lớn nhất của ông Bạch là đến 19/5/2015 công trình hoàn thành để mời bà con láng giềng, chính quyền địa phương đến làm lễ sinh nhật Bác cũng là dịp mừng khánh thành đền thờ Bác Hồ.
Minh Giang
Theo Dantri
Sẽ kiện Trung Quốc vụ đâm chìm tàu cá ĐNa-90152 "Chúng tôi sẽ nhờ Hội luật gia tư vấn, hỗ trợ để hoàn thiện hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa vì đã đâm tàu cá ĐNa-90152", ông Trần Văn Lĩnh - quyền chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng nói. Chiều 2/6, tàu cá ĐNa-90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hòa, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng)...