Đà Nẵng sẽ có đường mang tên ông Nguyễn Bá Thanh?
Đà Nẵng vừa thành lập quỹ tên đường, trong đó tên cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa vào danh sách để xem xét chọn một con đường mang tên ông.
Sáng 2.11, trao đổi với Dân Việt, ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao (VH&TT) TP.Đà Nẵng – cho biết, theo chỉ đạo của UBND thành phố, đơn vị này đã lập Hội đồng phối hợp với một số chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lịch sử văn hóa của thành phố để chọn ra quỹ tên đường. Đến nay đã lập ra danh sách 473 cái tên, trong đó có tên của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, Trương Quang Được, Mai Thúc Lân…
Ông Hùng cho biết thêm, quỹ tên đường không chỉ có các nhân vật gắn với lịch sử, văn hóa của thành phố, các danh nhân, trí thức mà có cả tên của các địa phương bạn như Thanh Hóa, Bắc Ninh… và cả tên các hòn đảo của Việt Nam như Lý Sơn, Cồn Cỏ… Bên cạnh đó cũng có tên của các loài hoa, các sự kiện có ý nghĩa.
Cố Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Đà Nẵng. Ảnh: Đình Thiên
“Việc lập ra danh sách này với mục đích nhằm có quỹ tên đường cho sự phát triển đô thị của thành phố trong nhiều năm sau. Danh sách này sẽ được trình lên UBND thành phố xem xét và công bố rộng rãi để lấy ý kiến của người dân, sau đó sẽ được đưa ra các cuộc họp HĐND thành phố hàng năm để ra nghị quyết sau cùng”, ông Hùng nói.
Về trường hợp của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Được hay cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh…, Giám đốc Sở VH&TT TP.Đà Nẵng cho biết, theo quy định, những cựu lãnh đạo của địa phương phải sau 5 năm từ ngày mất mới đưa vào xem xét. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt được ưu tiên đặt tên họ gắn với tên đường sớm hơn dự kiến.
Video đang HOT
Một lãnh đạo TP.Đà Nẵng thông tin thêm, riêng trường hợp của cố Bí thư Nguyễn Bá Thanh, từ năm 2016, người dân và các chuyên gia, cán bộ lão thành của thành phố có ý kiến đề nghị đưa tên ông gắn một con đường nhưng vì một số lý do chưa thể làm được.
Theo Danviet
Cách chức Bí thư Xuân Anh: Bài học điển hình khi đề bạt cán bộ trẻ
"Lựa chọn, quy hoạch cán bộ trẻ làm lãnh đạo là tốt, nhưng người trẻ đó phải thế nào? Người trẻ đó phải là người có bản lĩnh, có trí tuệ, từng trải trong thực tiễn, có những cống hiến được người dân ghi nhận. Còn nếu đưa người trẻ lên nhanh khi họ chưa đủ tâm, đủ tầm dễ thành "chín ép", ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nói.
Đề bạt cán bộ trẻ ít trải nghiệm dễ bị "chín ép"
Ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
"Nếu ở vào trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) còn có thể hiểu được. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Anh, chưa có công lao gì mà phát ngôn mạnh như vậy, nhiều người sẽ cho rằng mang nặng tính trình diễn", ông Cuông đánh giá.Nhìn nhận về việc ông Nguyễn Xuân Anh vừa bị Ban chấp hành T.Ư thi hành kỷ luật, ông Lê Văn Cuông cho biết: Qua tìm hiểu về quá trình thăng tiến và hoạt động gần 2 năm của nguyên Bí thư Đà Nẵng Xuân Anh có thể thấy ông này chưa có đóng góp nào thực sự nổi bật, tuy nhiên nhiều phát ngôn có vẻ mạnh mẽ, thể hiện cá tính.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.
Ông Lê Văn Cuông đánh giá, vụ việc của ông Nguyễn Xuân Anh có thể coi đó là bài học điển hình về công tác cán bộ, nhất là với cán bộ trẻ.Vẫn theo nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh là cán bộ còn trẻ, con đường thăng tiến còn rộng nhưng đã "dính" ngay vào vấn đề lợi ích vật chất như sử dụng xe ô tô biếu tặng, sử dụng nhà doanh nghiệp (kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư-PV). Như vậy là người có tâm không sáng, bản lĩnh không vững vàng, dễ bị cám dỗ nên thất bại là điều không có gì bất ngờ.
"Lựa chọn, quy hoạch cán bộ trẻ làm lãnh đạo là tốt, nhưng người trẻ đó phải thế nào? Phải là người có bản lĩnh, có trí tuệ, có sự từng trải trong thực tiễn, có những cống hiến được người dân ghi nhận. Nếu đưa người trẻ lên nhanh mà họ không đủ tâm, đủ tầm dễ thành "chín ép", ông Cuông nói.
Đồng quan điểm, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Đối với một cán bộ trẻ thăng tiến quá nhanh, vấn đề đặt ra là đã đủ thời gian cho họ rèn luyện, đủ thời gian để tổ chức đánh giá đúng thực chất về tâm, về tầm của người cán bộ chưa.
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Theo ông Lê Như Tiến, trong công tác cán bộ, người chưa đủ tầm, chưa từng trải nhiều lên làm lãnh đạo quá nhanh sẽ khiến họ dễ có sự ngộ nhận cho rằng mình tài giỏi, là người Đảng và Nhân dân đang cần. Từ đó dẫn tới việc chủ quan, không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, của người dân; không tự rèn luyện tu dưỡng, không biết mình là ai, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm.
Trao quyền lực phải kiểm soát
Trong vụ việc của ông Nguyễn Xuân Anh, có một điều cũng cần nhắc tới là việc kiểm soát quyền lực chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng bên Đảng lấn át chính quyền, làm thay việc của chính quyền như kết luận mà Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã chỉ ra.
Mới đây khi trao đổi với báo chí về công tác cán bộ, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, nếu như trong tổ chức có những người quan liêu không nắm rõ cán bộ, thấy có một vài thành tích thì tâng họ lên, không chỉ ra nhược điểm khiến cán bộ tự kiêu, nhược điểm không được khắc phục sẽ khiến họ thoái hóa dần. Việc đó không kịp thời uốn nắn thì cán bộ tốt sẽ trở thành xấu.
"Mất cán bộ là điều rất đau, vì để bồi dưỡng một cán bộ trưởng thành đòi hỏi rất nhiều vấn đề. Mất một người cán bộ tức là thiệt hại cho cách mạng. Cho nên công tác cán bộ đòi hỏi sự công phu, liên tục, không phải bầu ra hoặc bố trí vào các vị trí công tác xong là thôi. Chúng ta chưa có sự giám sát cán bộ đến nơi đến chốn. Chúng ta vẫn nói quần chúng giám sát, cái đó có, nhưng các cấp quản lý trực tiếp và gián tiếp cán bộ lại chưa giám sát chặt chẽ. Việc này mà buông lỏng sẽ dẫn tới chuyện cán bộ có vi phạm nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời", nguyên Tổng Bí thư nói.
Đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực, ông Lê Như Tiến cho rằng, khi tổ chức đã trao quyền lực cho cán bộ nào đó thì thường xuyên kiểm tra, giám sát. "Người có quyền nếu không bị kiểm soát dễ dẫn tới việc họ lạm quyền, lộng quyền rồi chuyên quyền. Quan trọng nhất là phải kiểm soát được quyền lực", ông Tiến nói.
Theo TS Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: Nếu cơ chế kiểm soát quyền lực ngang cấp làm tốt, bên cạnh đó là cơ chế kiểm soát quyền lực theo hệ thống dọc (trên xuống dưới) cũng được làm mạnh, sẽ trở thành hai gọng kìm khiến cho cán bộ tuy ở vị trí quyền lực nhưng không thể lộng quyền, tha hóa quyền lực dẫn tới những hành vi vi phạm. Hiện nay cơ chế này chúng ta đã có vấn đề có phát huy tốt hay không.
Theo Danviet
Bí thư cùng Chủ tịch Đà Nẵng đốc thúc công trình kịp phục vụ APEC Sáng 28.10, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ đã kiểm tra thực tế và đốc thúc công trình hầm chui Nguyễn Tri Phương-Điện Biên Phủ hoàn thành trước hạn phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở GTVT TP.Đà Nẵng - cho biết,...