Đà Nẵng sẽ có dịch vụ xe đạp công cộng như các nước phát triển?
Với tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới cá nhân ngày càng cao, vấn đề ùn tắc giao thông của Đà Nẵng dự báo sau năm 2020 sẽ trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy TP.Đà Nẵng đang tính đến phương án đưa vào sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng như các nước phát triển.
Ngày 24/6, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.Đà Nẵng cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu để thí điểm phát triển dịch vụ xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố.
Theo Sở GTVT TP.Đà Nẵng, tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng ngày càng cao, du lịch tăng mạnh dẫn đến mật độ dân số không ngừng tăng kéo theo các vấn đề về liên quan như vấn đề về môi trường và giao thông…Đặc biệt theo dự báo của các chuyên gia giao thông, với tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới cá nhân ngày càng cao (ô tô tăng bình quân 12%/ năm, xe máy 10.5%/ năm), giai đoạn 2016-2020 tại Đà Nẵng vấn đề ùn tắc giao thông sẽ xuất hiện, sau năm 2020 sẽ gia tăng nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng nếu thành phố không có các chính sách phát triển, quản lý giao thông bền vững.
Để kiểm soát hạn chế sự gia tăng phương tiện cơ giới cá nhân, Sở GTVT TP.Đà Nẵng đang xúc tiến nghiên cứu dự án Thí điểm phát triển dịch vụ xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố nhằm cung cấp một loại hình giao thông giá rẻ và thuận tiện, tăng tính kết nối, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận xe buýt được thuận lợi hơn, dần thay thế thói quen sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân để di chuyển, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trong khu vực trung tâm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí phát thải và giảm lượng tiêu thụ xăng dầu cho toàn thành phố.
Ngoài ra, việc phát triển một loại hình dịch vụ thân thiện với môi trường, khuyến khích các hoạt động nâng cao sức khỏe là xu hướng chung của các thành phố du lịch trên thế giới, giúp quảng bá hình ảnh đẹp của thành phố du lịch Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nhờ thu hút lượng lớn khách du lịch.
Video đang HOT
Khi đưa vào sử dụng, dịch vụ xe đạp công cộng Đà Nẵng sẽ được quản lý vận hành thông minh. Ảnh: Lam Hàn
Sở GTVT TP.Đà Nẵng thông tin thêm, sau khi khảo sát mô hình xe đạp từ các nước phát triển và tham vấn nhiều đơn vị và thực trạng của thành phố, Sở GTVT chọn quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà để áp dụng thí điểm hệ thống xe đạp công cộng. Qua đó dự kiến giai đoạn đầu sẽ đầu tư khoảng 30-40 điểm đặt xe đạp, mỗi điểm đặt 05-10 xe, ưu tiên vị trí các điểm đặt xe đạp trên các tuyến đường trọng điểm, gần trạm chờ xe buýt, các điểm du lịch trên địa bàn thành phố và khu vực đông dân cư…
Khi thí điểm, dự án trên sẽ có sự hỗ trợ quản lý và vận hành bằng công nghệ thông tin rất đơn giản, dể sử dụng, khuyến khích người dân sử dụng công nghệ trong đời sống, nâng tầm nhận thức và xây dựng văn hóa nếp sống đô thị thông minh trong tương lai.. Người dùng sẽ sử dụng quét mã QR code để mở khóa xe đạp để sử dụng, Sở GTVT TP.Đà Nẵng thông tin.
Về cước phí thanh toán, Sở GTVT TP.Đà Nẵng cho biết, cước phí sẽ tương ứng với thời gian sử dụng và người dân có thể lựa chọn hình thức thanh toán online trên ứng dụng hoặc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tại các trạm hỗ trợ dịch vụ đặt tại các nhà hàng, khách sạn… Người dùng sau khi sử dụng có thể trả xe tại trạm hoặc ở bất cứ nơi nào được phép để xe đạp. Trong trường hợp không trả ở trạm, hệ thống sẽ thu thêm một khoản phí thu gom xe đạp ngoài trạm.
Theo Danviet
Hầu hết nhà hàng ven biển đều gây ô nhiễm, Đà Nẵng khẩn trương xử lý
Qua kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng phát hiện hầu hết các nhà hàng, quán tạm trên địa bàn thành phố đều gây ô nhiễm môi trường. Sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Sở Xây dựng đã đưa ra một số biện pháp cấp bách.
Sáng 29/5, ông Thái Ngọc Trung - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng thông tin, sau chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc xử lý các nhà hàng quán tạm mà Dân Việt đã đưa tin ngày 28/5, đơn vị này đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), UBND các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê.
Ông Trung cho biết, qua kiểm tra rà soát từ địa phương và các ban ngành cho thấy, hầu hết các công trình nhà hàng quán tạm trên địa bàn các quận đều không có bể xử lý nước thải. Một số ít công trình có bể xử lý nước thải nhưng không đảm bảo chất lượng. Các nhà hàng này đấu nối trực tiếp vào cống thoát nước chung của thành phố gây ô nhiễm môi trường.
Để lập lại trật tư, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng đã đề nghị UBND các quận huyện khẩn trương thực hiện một số giải pháp cấp bách. Bên cạnh việc không cấp giấy phép xây dựng (tạm) có thời hạn đối với các công trình nhà hàng quán tạm, sẽ xử lý tháo dỡ các nhà hàng quán tạm không có giấy phép xây dựng, không cho phép gia hạn đối với các công trình hết thời hạn...
Nhiều nhà hàng quán tạm ven biển Đà Nẵng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các bãi biển. Ảnh: Đình Thiên
Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho biết thêm, đối với các nhà hàng quán tạm còn thời hạn sử dụng sẽ kiên quyết tháo dỡ đối với những trường hợp xây sai phép. Trong đó, vấn đề thu gom rác và xử lý nước thải sẽ được cơ quan chức năng đặc biệt lưu tâm. Các chủ cơ sở không đáp ứng được yêu cầu này sẽ buộc dừng kinh doanh.
Ngoài ra, qua kiểm tra, hiện còn nhiều nhà hàng chỉ mới làm bể tách mỡ rồi cho phép đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị là chưa xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm của nước thải nhà hàng. Về vấn đề này, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng đề nghị Sở TNMT chủ trì phối hợp với các quận huyện rà soát lại quy trình thẩm duyệt cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng sẽ sớm nghiên cứu, đề xuất việc sử dụng các khu đất trống và các khu đất có công trình nhà hàng, quán tạm sau khi hết thời hạn sử dụng vào loại hình phục vụ công cộng như bãi đỗ xe, công viên vườn dạo, khu vui chơi trẻ em...
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, qua rà soát, từ ngày 10/9/2014 đến nay, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng đã cấp 743 giấy phép xây dựng tạm (giấy phép có thời hạn) cho các công trình trên tuyến đường có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan. Trong đó, 515 giấy phép về nhà ở và 228 công trình khác, chủ yếu là nhà hàng, quán tạm kinh doanh trên các tuyến đường biển như Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp...
Nhiều nhà hàng nổi tiếng như Bé Mặn, Bà Cường, Hàu Sữa, Cua Biển... sẽ bị dẹp bỏ để dành đất làm công viên, bãi đỗ xe. Ảnh: Đình Thiên
Trong số này có 17 công trình nhà hàng không phép, 6 công trình hết hạn giấy phép và 17 công trình chuyển đổi công năng từ nhà ở, biệt thự sang nhà hàng. Sai phạm chủ yếu là các nhà hàng, quán tạm xây dựng lấn chiếm phần diện tích khoảng lùi 4m để kéo bạt, phục vụ buôn bán.
Nhiều nhà hàng xây dựng không phép hoặc sai phạm về cảnh quan đã trở thành những nhà hàng hải sản nổi tiếng với người dân thành phố và khách du lịch như quán Bé Mặn, Bà Thôi, Thơ Ý, Cua Biển, Hàu Sữa, Bà Cường...
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu không cho phép gia hạn đối với các công trình nhà hàng, quán khi hết giấy phép hoạt động tạm. Đặc biệt, ông Huỳnh Đức Thơ chỉ đạo cơ quan ban ngành nghiên cứu, đề xuất việc sử dụng các khu đất trống khi thu hồi giấy phép xây dựng tạm để làm bãi đỗ xe, công viên công cộng phục vụ nhân dân.
Theo Danviet
Ông Huỳnh Đức Thơ làm Trưởng Ban chỉ đạo Lập Quy hoạch TP.Đà Nẵng Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Lập Quy hoạch TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ngày 21/5, thông tin từ Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Lập Quy hoạch TP.Đà Nẵng đến năm...