Đà Nẵng ra quân tổng kiểm tra phương tiện giao thông
Ngoài tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, lực lượng CSGT Đà Nẵng tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm phương tiện có dấu hiệu vi phạm.
Ngày 15/5, Phòng CSGT – Công an TP Đà Nẵng ra quân thực hiện đợt cao điểm tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn.
CSGT Đà Nẵng ra quân thực hiện đợt cao điểm tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn.
Đại tá Lê Quốc Dân, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết: Thời gian qua, tình trạng tụ tập đua xe mô tô trái phép, lạng lách, đánh võng, bốc đầu máy đang trở thành mối lo lắng, bức xúc với người dân. Do đó, trong đợt ra quân lần này, lực lượng CSGT các đơn vị tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các loại phương tiện này.
Ngay trong ngày, lực lượng CSGT các đơn vị, địa phương của Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân tiến hành tổng kiểm soát tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B (Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, đường 2 Tháng 9, Cách Mạng Tháng tám, Trường Sơn…); tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (khi có yêu cầu phối hợp của đơn vị phụ trách).
Đại tá Phan Ngọc Truyền – Trưởng phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho hay: Ngoài tập trung xử lý vi phạm, các đơn vị tập hợp thông tin, phân tích đầy đủ số liệu cụ thể theo quy định hướng dẫn để lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng có phương án chỉ đạo kịp thời.
“Các lực lượng, đơn vị tập trung giải quyết những vấn đề nổi lên trên địa bàn, không để xảy ra ùn tắc giao thông, hình thành các điểm nóng về trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí”, Đại tá Phan Ngọc Truyền nhấn mạnh.
Tai nạn giao thông trong 7 ngày tết giảm
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong bảy ngày tết, số vụ tai nạn giao thông liên quan nồng độ cồn giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 29-1, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) có số liệu chính thức về tình hình giao thông trong bảy ngày nghỉ tết Canh Tý 2020 từ ngày 23 đến 29-1 (tức từ ngày 29 đến mùng 5 tết).
Video đang HOT
Theo báo cáo, toàn quốc xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 133 người, bị thương 174 người. So với tết Kỷ Hợi 2019, TNGT giảm cả ba tiêu chí: Giảm 24 vụ (10,8%), giảm bảy người chết (5%), giảm 38 người bị thương (17,9%).
Bốn vụ tai nạn liên quan nồng độ cồn
Các địa phương có số người chết giảm nhiều: Sóc Trăng (giảm sáu người chết); Kiên Giang (giảm năm người chết); Bắc Giang (giảm bốn người chết); Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau mỗi nơi giảm ba người chết.
Các địa phương có số người chết tăng cao: Bến Tre tăng năm người chết; Tây Ninh tăng ba người chết; Đồng Nai, Phú Thọ, Tiền Giang mỗi nơi tăng hai người chết.
Trong số các vụ tai nạn trên, có hai vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết sáu người tại Đắk Lắk và Tây Ninh.
Về nguyên nhân tai nạn, số liệu của C08 xác định có bốn vụ do lái xe vi phạm nồng độ cồn (chiếm 2%); vi phạm phần đường chiếm 18,4%; vi phạm tốc độ chiếm 6,8%; còn lại đang điều tra, chưa rõ nguyên nhân.
Về tuyến đường xảy ra tai nạn, quốc lộ chiếm hơn 50%, thời gian xảy ra tai nạn là buổi tối đến sáng hôm sau (từ 18 giờ đến 6 giờ) chiếm gần một nửa trong các vụ tai nạn trên toàn quốc.
Cũng theo C08, về vi phạm nồng độ cồn, CSGT đã kiểm tra 35.822 trường hợp và phát hiện, xử lý 3.194 trường hợp (chiếm 8,9%).
Ngày 29-1, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, cho biết nguyên nhân một số địa phương có số người chết tăng chủ yếu ngoài khu vực các thành phố lớn.
Lý do lực lượng chức năng xử lý vi phạm nồng độ cồn chủ yếu tập trung ở các tuyến quốc lộ, đô thị lớn. Tại các vùng nông thôn, dịp tết số lượng thực thi nhiệm vụ trên đường lẫn thiết bị còn rất hạn chế nên chưa xử phạt triệt để người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.
"Theo tôi, để thực hiện tốt Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ý thức của người dân là chính. Tất nhiên, thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa lực lượng chức năng để xử phạt thật nghiêm tài xế sử dụng rượu, bia. Công tác này phải thực hiện liên tục, không được chùng xuống để người dân hình thành ý thức đã uống rượu, bia không lái xe..." - ông Thái nói.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến một bé trai học lớp 6 tử vong ở Đà Nẵng vào mùng 3 tết. Ảnh: HẢI HIẾU
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, trật tự ATGT trong bảy ngày tết trên toàn quốc về cơ bản được bảo đảm.
Số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy số vụ nhập viện do TNGT đã giảm trên 17% so với cùng kỳ; tai nạn thương tích nói chung và TNGT nói riêng liên quan tới nồng độ cồn đã giảm sâu, số liệu thống kê tại các bệnh viện tuyến trên cho thấy các vụ TNGT nhập viện có liên quan tới nồng độ cồn tại BV Việt Đức, Chợ Rẫy chỉ ở khoảng 7%-8%, giảm trên 60% so với số liệu dịp tết Kỷ Hợi (khoảng 18%-20%).
Tuy nhiên, số vụ TNGT nặng vẫn liên quan tới vi phạm quy định nồng độ cồn khi lái xe và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. 3,5 là số người chết giảm bình quân mỗi ngày so với bình quân năm 2019, tương đương giảm 16,7% sau 28 ngày Nghị định 100/2019 có hiệu lực.
Đà Nẵng: Không có tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn trong tết
Trong những ngày trong tết, toàn TP Đà Nẵngxảy ra hai vụ TNGT làm hai người tử vong và hai người bị thương. Trong đó có một vụ tai nạn tự gây là nam thanh niên đi xe máy tông vào một xe tải đang đậu trên đường. So với cùng kỳ năm 2019 thì không tăng về số vụ cũng như số người thương vong. Không xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn. Trong những ngày tết, giao thông Đà Nẵng diễn ra thông suốt, không ùn ứ.
Theo Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trưởng phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, thực hiện chuyên đề nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019, CSGT Đà Nẵng kiểm tra 325 ô tô nhưng không phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn. Trong khi đó, khi dừng kiểm tra 111 xe máy thì phát hiện hai người vi phạm và ra quyết định xử phạt 11,5 triệu đồng, đồng thời tạm giữ phương tiện.
"Trong những ngày sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung lực lượng kiểm tra các xe chở khách qua địa bàn vì những ngày này người dân sẽ di chuyển về lại nơi làm việc sau kỳ nghỉ tết. Ngoài ra, CSGT sẽ tăng cường kiểm tra nồng độ cồn để thực hiện mục tiêu giảm TNGT trong năm nay" - Đại tá Truyền nói.
Ở TP.HCM, CSGT đã kiểm tra gần 1.500 trường hợp về nồng độ cồn, phát hiện 49 người vi phạm (43 xe máy và sáu ô tô).
Tai nạn giao thông ở 5 thành phố trực thuộc trung ương
Hà Nội: Xảy ra năm vụ làm năm người chết, một người bị thương (giảm một vụ, giảm hai người chết, giảm một người bị thương);
TP.HCM: Có 29 vụ TNGT đường bộ, làm tám người chết, 21 người bị thương. Trong đó không có vụ TNGT nào đặc biệt nghiêm trọng. So với bảy ngày tết năm 2019, giảm tám vụ, giảm một người chết, giảm ba người bị thương.
TP Hải Phòng: Xảy ra một vụ, một người chết (không tăng, không giảm);
Đà Nẵng: Xảy ra hai vụ, hai người chết, hai người bị thương (không tăng, không giảm số vụ và số người chết, tăng một người bị thương);
Cần Thơ: Xảy ra hai vụ, hai người chết (giảm một vụ, giảm một người chết, giảm hai người bị thương).
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo PLO
Ngày đầu ra quân kiểm tra phương tiện giao thông, nhiều trường hợp bị phạt vi phạm tốc độ Sáng ngày 15/5, Các đơn vị đội, trạm thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hồ Chí Minh đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố. Bất kỳ phương tiện tham gia giao thông có biểu hiện vi phạm đều bị dừng xe để kiểm tra....