Đà Nẵng, Quảng Nam thêm 21 ca COVID-19 mới
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo ghi nhận thêm 15 ca COVID-19 mới ở Đà Nẵng và 5 ca ở Quang Nam, đưa tổng số ca bệnh ghi nhận cả nước lên 642.
Thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến ( huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) bị phong tỏa sau khi có bệnh nhân nhiễm COVID-19 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Các ca bệnh ở Quảng Nam đều co lien quan đen Bệnh viện Đa Nang, gồm bệnh nhân 622, 623, 624, 625, 626 và 627. Các bệnh nhân đo tuoi tu 38-83, trong đó 3 ca la nguoi tham tai Khoa Than – Noi tiet, 1 ca la nguoi cham soc bệnh nhân 524, 1 ca tiep xuc bệnh nhân 524 và 1 ca la bệnh nhân khoa Than – Noi tiet.
Hiện 6 bệnh nhân này được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Các bệnh nhân 628, 629, 630, 631, 632, 633, 634, 635, 636, 637, 638, 639, 649, 642 và 642 ghi nhận tai Đa Nang, đo tuoi tu 20-78. Trong đó 12 ca la cac đoi tuong F1, 2 ca la nguoi nha cham soc tai Bệnh viện Đa Nang, 1 ca o quan Hai Chau, kham ngoai tru tai Bệnh viện Gia Đình, Đa Nang.
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong ngày 3-8 có 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là bệnh nhân 397 (nữ, 58 tuổi) được công bố khỏi bệnh tại Bệnh Viện Nhiệt đới Hải Dương.
Như vậy tính đến 18h ngày 3-8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 642 ca mắc COVID-19 (trong đó 307 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay), 374 ca hiện đã khỏi.
Video đang HOT
Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25-7 đến nay là 195 ca. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 103.268 người.
Thủ tướng: Dồn mọi nguồn lực xử lý các ổ dịch, nhất là ở Đà Nẵng
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, Thủ tướng lưu ý không chủ quan. Ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, thảo luận về việc thực hiện mục tiêu kép, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bước sang giai đoạn 2.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ bàn, đề ra các giải pháp xử lý nhiều vấn đề, trong đó có phòng, chống dịch, giải ngân vốn đầu tư công, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tình hình thực hiện các gói cứu trợ vừa qua...
Không để dịch bùng phát trên quy mô lớn
Theo nhận định, những tháng còn lại của năm 2020 còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách thức khó lường. Vì thế, các thành viên Chính phủ sẽ tập trung thảo luận, phân tích tình hình để có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thời gian đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không. Vì vậy, ông yêu cầu dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng.
Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở không được chủ quan, không được để dịch bùng phát trên quy mô lớn.
Ngay sau khi dịch xảy ra ở Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương, Thường trực Chính phủ đã có 3 phiên họp chỉ đạo công tác chống dịch trên tinh thần "thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch".
Thủ tướng lưu ý dịch lần này phức tạp, phải tiếp tục coi "chống dịch như chống giặc". Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch.
Ông đánh giá cao ngành y tế, quân đội, công an đã có các biện pháp mạnh mẽ; đồng thời biểu dương các chiến sĩ áo trắng và nhiều địa phương có các biện pháp sáng tạo, quyết liệt ngăn ngừa dịch lây lan.
2,4 triệu lao động mất việc do dịch Covid-19
Với chủ trương lớn thực hiện mục tiêu kép, không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng đề nghị phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7.
Theo báo cáo, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp do Covid-19 gây ra. Kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm sâu, đến 33%, EU giảm đến 12,1%. Những đối tác chiến lược lớn của Việt Nam đều suy giảm rất nghiêm trọng.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Tuy vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021.
Một tồn tại nữa mà người đứng đầu Chính phủ đề nghị thảo luận thêm là trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020, đã có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng 2,73%; có khoảng 17,6 triệu người giảm thu nhập do dịch Covid-19.
"Nếu chúng ta không quan tâm những vấn đề lao động xã hội thì tình hình sẽ phức tạp", Thủ tướng lưu ý.
Ông đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo thêm về những vấn đề đặt ra trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19. Đặc biệt là về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sắp tới làm sao đảm bảo an toàn, để người dân yên tâm.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định; hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên cả nước cơ bản được triển khai tích cực; nhiều dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ NSNN tháng 7 (tăng 51,8%) và 7 tháng năm 2020 (tăng 27,2%), mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Riêng hoạt động vận tải trong nước sôi động trở lại với mức tăng 7,8% lượng hành khách vận chuyển và tăng 4% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tuy nhiên, vận tải ngoài nước của các hãng hàng không tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng: Thực hiện "chống dịch như chống giặc" ở cấp độ mới Theo Thủ tướng, mỗi người dân phải là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn, bản, xóm, làng, khu phố là một "pháo đài" chống dịch. Kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương là bình tĩnh, chủ động, kiên quyết ngăn...