Đà Nẵng, Quảng Bình: Từ sự tương đồng đến điểm hẹn cùng tỏa sáng
Nhắc đến Đà Nẵng, người ta nhớ đến sự phát triển thần kỳ một thời đã làm rung động công chúng, giấc mơ của bất cứ vùng đất nào. Đâu là lý do cho sự phát triển ấy, và Quảng Bình – điểm đến đầu tư mới có gì nổi bật để trở thành vùng đất cất cánh tiếp theo?
Thời gian qua, Quảng Bình đang là cái tên được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ sở hữu những lợi thế sáng giá, hội tụ cả nội lực và cơ hội để bứt phá. Câu chuyện về Quảng Bình khiến thị trường liên tưởng đến sự phát triển thần kỳ của Đà Nẵng. Cùng nằm trên dải đất ven biển miền Trung, từ điểm mạnh nội tại đến cơ hội cất cánh, Quảng Bình sở hữu nhiều lợi thế để trở thành Đà Nẵng thứ 2.
Thiên đường nghỉ dưỡng biển và hơn thế
Nếu như Đà Nẵng trải dài 92km đường bờ biển với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: biển Mỹ Khê, Núi Chúa (Bà Nà Hills), Ngũ Hành Sơn, Đèo Hải Vân, Bán đảo Sơn Trà,… thì Quảng Bình cũng là một trong những thiên đường biển được với 116,04 km đường bờ biển kéo dài, những bãi biển hoang sơ tuyệt diệu và loạt thắng cảnh vang danh quốc tế. Những bãi biển xinh đẹp: Nhật Lệ – Bảo Ninh, bãi Đá Nhảy, Quang Phú,… Trong đó, Nhật Lệ – Bảo Ninh được bình chọn là 1 trong 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam.
Hơn thế, Quảng Bình sở hữu hệ thống hơn 400 hang động lớn nhỏ, nguyên sơ, huyền bí, được hình thành từ hàng trăm năm như: Sơn Đoòng, Phong Nha, Thiên Đường, Tiên Sơn, Hang Én, Hang Tối,…
Đến với Quảng Bình, du khách còn có cơ hội trải nghiệm du lịch văn hóa địa phương đặc sắc như Quảng Bình Quan, lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… cùng thế giới ẩm thực hấp dẫn. Tất cả đều là điểm chạm tuyệt vời cho một điểm đến ấn tượng của du khách trong và ngoài nước.
Điểm đến quốc tế – Kết nối đồng bộ
Tương tự như Đà Nẵng, Quảng Bình cũng sở hữu lợi thế sân bay ngay trong thành phố cùng hạ tầng giao thông đồng bộ, kiện toàn. Nếu Đà Nẵng được biết với những cây cầu nổi tiếng như cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý… thì Quảng Bình cũng có hệ thống cầu tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế như: cầu Nhật Lệ I, II; cầu Nhật Lệ III đang khởi công xây dựng; cầu Dài; cầu Quán Hàu,…
Video đang HOT
Sắp tới đây, Quảng Bình dự kiến triển khai một loạt các dự án nhằm tăng tính kết nối cho hệ thống hạ tầng như: mở rộng cảng hàng không Đồng Hới định hướng quy hoạch công suất khai thác 20-25 triệu khách/năm; quy hoạch 2 khu kinh tế và 8 khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi và có diện tích lớn, trong đó khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có diện tích lên tới 54.000 ha; nâng cấp Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9B kết nối mới sang Lào qua cửa khẩu Chút Mút – Lã Vơn; hoàn thành Cảng Hòn La để nâng cao năng lực thông quan đạt công suất 9,5 triệu tấn hàng hóa/năm;…
Thành phố Đồng Hới vươn mình phát triển với loạt dự án kiện toàn hạ tầng chuẩn bị triển khai. (Nguồn ảnh: Shutterstock)
Động lực cất cánh từ những tầm nhìn khác biệt
Bên cạnh những lợi thế tự nhiên, hạ tầng, một trong những điểm tựa giúp Đà Nẵng bứt phá ngoạn mục phải kể đến là các chính sách phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn. Không thụ động chờ cơ hội, Quảng Bình cũng nhanh chóng bổ sung các chính sách để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư như: đồng hành cùng các doanh nghiệp; cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; áp dụng mức ưu đãi tối đa về thuế, phí; cung cấp minh bạch thông tin về đất đai, quy hoạch; hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo lao động; đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ điện, nước, viễn thông; bảo vệ quyền lợi và lợi ích doanh nghiệp; hình thành cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp;….
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, đầu tư vào Quảng Bình thời điểm này có nhiều nét tương đồng với đầu tư vào Đà Nẵng cách đây 5-10 năm khi giá đất chưa tăng cao và dư địa thị trường còn rộng lớn. Cơ hội cho các nhà đầu tư nhạy bén, ngày càng có nhiều dòng vốn trong và ngoài nước đổ về Quảng Bình.
Quảng Bình trở thành điểm đến của nhiều ông lớn tên tuổi trong lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng. Trong đó phải kể đến sự tham gia của thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới Dolce by Wyndham với dự án Dolce Penisola Quảng Bình.
Bể bơi đáy kính lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Bình – một trong những dấu ấn mang tính biểu tượng tại Dolce Penisola.
Tọa lạc tại vị trí kim cương trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp, nút giao với cầu Nhật Lệ II, Dolce Penisola Quảng Bình là nơi giao thoa giữa sức sôi động của quảng trường biển và dòng chảy phồn hoa từ trung tâm thành phố. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng tầm view đắt giá là 2 sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế – một kiến tạo được chắp bút bởi huyền thoại Golf Greg Norman và bãi biển Nhật Lệ – Bảo Ninh xinh đẹp.
Dự án được vận hành bởi Dolce – thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp của Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới Wyndham Hotels and Resorts. Đây là dòng thương hiệu đẳng cấp dành riêng cho các chính khách, doanh nhân và các tỷ phú.
Với sự góp mặt của thương hiệu vận hành tầm cỡ quốc tế, Dolce Penisola Quảng Bình được kỳ vọng là cửa ngõ vui chơi giải trí mới của giới siêu giàu trên dải đất miền Trung. Một biểu tượng nghỉ dưỡng mang tính toàn cầu, góp phần đưa vùng đất Quảng Bình phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có, trở thành một “Đà Nẵng thứ hai” trong tương lai không xa.
Thu hồi hơn 228.000m2 đất tại 5 tỉnh, thành phố
Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh-Nha Trang thuộc tuyến đường sắt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh là một trong các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.
Thế nên, mọi vấn đề xoay quanh dự án triển khai như thế nào, thu hồi bao nhiêu đất từ các địa phương, đền bù cho dân ra sao đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ dự án khoảng 27,6 tỷ đồng
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh-Nha Trang có tổng chiều dài khoảng 996km đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Nghệ An (không thu hồi đất), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (không thu hồi đất), Thừa Thiên Huế (không thu hồi đất), Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (không thu hồi đất), Khánh Hoà (không thu hồi đất). Dự án này thuộc trường hợp phải xây dựng Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định.
Phạm vi dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam vẫn còn tồn tại các diện tích đất tranh chấp giữa hành lang bảo vệ đường sắt và các hộ dân.
Theo Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích đất thu hồi tại 5 tỉnh, thành phố là 228.346m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 117.825m2, diện tích đất ở là 3.031m2 và diện tích đất phi nông nghiệp khác (đất sản xuất kinh doanh, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất nghĩa địa và đất chưa sử dụng) là 107.490m2.
Cụ thể trên địa bàn từng tỉnh, thành phố như tại tỉnh Hà Tĩnh, tổng diện tích đất dự kiến thu hồi là 108.617m2; Quảng Bình là 46.761m2; Đà Nẵng dự kiến thu hồi 27.217m2; Quảng Ngãi dự kiến thu hồi 14.054m2; Bình Định dự kiến thu hồi 31.697m2. Số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi khoảng 136 hộ (với khoảng 579 người). Giá đất bồi thường đối với từng loại đất thu hồi tại các tỉnh, thành phố như Hà Tĩnh đất nông nghiệp từ 62.400đ/m2 đến 114.500đ/m2 và giá đất ở là 315.000đ/m2.
Tại Quảng Bình số tiền dự kiến có phần thấp hơn khi giá đất nông nghiệp dự kiến bồi thường từ 11.000-20.000đ/m2, giá đất ở thì từ 350.000đ- 511.000đ/m2 và giá đất rừng là 4.000đ/m2. Giá đền bù cao nhất là tại thành phố Đà Nẵng, giá đất ở dự kiến bồi thường từ 3.790.000đ/m2 đến 4.548.000đ/m2; Quảng Ngãi là từ 2.000.000-2.400.000đ/m2. Được biết, giá đất để tính bồi thường là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND các tỉnh, thành phố quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Với số hộ như trên, sau khi thẩm tra khung chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ, tái định cư, Bộ GTVT dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ dự án khoảng 27,6 tỷ đồng. Cùng đó, từ quý II năm 2022 đến quý I năm 2023 các đơn vị sẽ bắt đầu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng dự kiến bắt đầu từ Quý IV năm 2022.
Giá đất tính bồi thường khu vực giáp ranh không chênh quá 30%
Đóng góp thêm ý kiến về dự án, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Bộ GTVT nên kiểm tra, rà soát số liệu dự kiến kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho thống nhất với các số liệu ước tính chi tiết chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn các xã thuộc các tỉnh/thành phố.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát số liệu diện tích đất thu hồi, số người bị ảnh hưởng bởi dự án. Giá đất tính bồi thường, nhất là giá đất bồi thường khu vực giáp ranh giữa các tỉnh đảm bảo mức chênh lệch giá đất khu vực giáp ranh không quá 30% theo quy định, giá bồi thường tài sản gắn liền với đất, diện tích và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm việc làm để bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi đúng quy định để không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện tại địa phương.
Trước đó, chia sẻ về những khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc - Nam, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư, quản lý 3 trong 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt) cho hay, khó khăn trong giải phóng mặt bằng tại các dự án này là do dự án nằm trải dài trên phạm vi rộng, trong khi đó diện tích giải phóng thấp nên mất rất nhiều thời gian cho công tác này.
Bên cạnh đó, hiện trạng tuyến đường sắt Bắc - Nam đã có từ lâu đời, phạm vi dọc tuyến đường sắt vẫn còn tồn tại các diện tích đất tranh chấp giữa hành lang bảo vệ đường sắt và các hộ dân chưa được rõ ràng. Tình trạng tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất đai trong phạm vi đường sắt nhằm mục đích trục lợi vẫn còn xảy ra. Địa phương rất khó khăn trong xác định nguồn gốc đất để thực hiện giải phóng mặt bằng.
Một khó khăn nữa trong giải phóng mặt bằng các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc - Nam, theo chia sẻ của đại diện Ban Quản lý, đó là việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại các địa phương được thực hiện trong điều kiện chính sách bồi thường hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với giá thị trường nhưng chậm được điều chỉnh. Vẫn còn nhiều ý kiến khiếu nại với phương án giải phóng mặt bằng của các hộ dân có phạm vi ảnh hưởng...
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 gồm: 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km. Mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đến năm 2050 gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km gồm các tuyến đường sắt hiện có và hoàn thành các tuyến đường sắt mới trên các hành lang trọng yếu; từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt phục vụ du lịch...
Quy hoạch xác định các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 gồm: 2 đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP.HCM; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép - Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).
Miền Trung mở 'chiến dịch' hút khách du lịch Để chuẩn bị đón làn sóng du khách trở lại, ngay từ khi Chính phủ đồng ý mở cửa, nhiều tỉnh, thành miền Trung lập tức mở "chiến dịch" kích cầu du lịch. Đà Nẵng, Huế: Kích cầu đón khách quốc tế UBND thành phố Đà Nẵng ban hành phương án "Tổ chức trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình...